CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sự thay đổi tổ chức và giả
2.2.1 Hài lịng cơng việc
Hài lịng cơng việc (job satisfaction) được định nghĩa là mức độ mà một nhân viên cảm thấy tích cực hay tiêu cực đối với cơng việc (Locke, 1976; Odom et al, 1990). Cordery et al. (1993) cho rằng hài lịng cơng việc có một mối quan hệ tích cực với thái độ đối với sự thay đổi, những người hài lòng với các khía cạnh khác nhau của cơng việc có thể sẽ sẵn sàng để chấp nhận thay đổi.
Người lao động hài lịng với cơng việc sẽ có hiệu suất làm việc cao hơn và gắn bó với tổ chức lâu hơn, trong khi người lao động khơng hài lịng với cơng việc sẽ có hiệu suất làm việc thấp hơn và sẽ có xu hướng bỏ công việc (Sarker, A.H, Crossman, Chinmeteepituck, 2003).
Nếu nhân viên cảm thấy khơng hài lịng với cơng việc, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ sự bất mãn của họ với các đối tượng bên ngoài tổ chức. Điều này có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự thay đổi tổ chức. Sự bất mãn làm giảm khả năng làm việc của họ đối với tổ chức (Ichniowski, 1986, trang 80). Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng hài lịng cơng việc đối với thái độ của người lao động khi đối mặt với sự thay đổi tổ chức (ví dụ như Cordery et al, 1993; Gardner et al, 1987; Guest, 1987). Cordery et al. (1993) cho rằng mức độ thấp của hài lịng cơng việc sẽ gây bất lợi cho sự thay đổi của tổ chức. Theo nghiên cứu của Yousef (2000) cho rằng sự hài lịng cơng việc với khía cạnh nào đó của cơng việc trực tiếp và gián tiếp đều ảnh hưởng đến thái độ đối với thay đổi tổ chức.
H1: Hài lịng với cơng việc có tác động tích cực đến thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi tổ chức.