Chất ức chế du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại việt nam (Trang 36 - 39)

2.5.1 Định nghĩa chất ức chế du lịch

Tất cả hoạt động của con ngƣời đều dễ bị tổn thƣơng trƣớc các loại hình hoạt động khó khăn và trở ngại. Con ngƣời bị hạn chế bởi các yếu tố sinh học (nhƣ giới tính, tuổi tác, sức khỏe, trạng thái), các yếu tố kinh tế (nhƣ giá cả và thu nhập), và các yếu tố văn hóa - xã hội (nhƣ ngơn ngữ, loại hình văn hóa, tơn giáo, địa vị xã hội). Họ cũng bị hạn chế bởi tính cách, thói quen cá nhân và kinh nghiệm cuộc sống trƣớc đây. Do đó việc thực hiện các nhu cầu du lịch thƣờng dễ bị hạn chế. Những hạn chế này đƣợc gọi là "chất ức chế". Thuật ngữ này thƣờng đƣợc sử dụng trong

các ngành khoa học (đặc biệt là hóa học và y học). Nhƣng gần đây các nghiên cứu về du lịch có đề cập đến thuật ngữ "chất ức chế" đã đƣợc công nhận. Nhiều nghiên cứu về du lịch sử dụng thuật ngữ “rào cản", trong đó phân tích các yếu tố cá nhân. Tuy nhiên thuật ngữ "chất ức chế" mô tả khá tốt bản chất của các yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực hoạt động du lịch và có ý nghĩa chính xác hơn so với thuật ngữ "rào cản", trong đó nhấn mạnh sự ổn định và gợi ý rằng quá trình này bị hạn chế. Thuật ngữ "chất ức chế" liên quan đến trở ngại và cho thấy sự năng động của điều kiện hoạt động du lịch. Thuật ngữ "chất ức chế" là thích hợp hơn việc trƣớc đây sử dụng thuật ngữ "nguyên nhân của việc không đi du lịch" (Alejziak, 2013).

Thuật ngữ "chất ức chế du lịch" mô tả yếu tố cản trở quá trình hình thành hoạt động du lịch và tiến hành hoạt động du lịch, mà sau đó dẫn đến kết quả là một ngƣời khơng đi du lịch, nhƣng khơng có nghĩa là sẽ loại trừ hoạt động đi du lịch trong tƣơng lai (Alejziak, 2013).

Ức chế du lịch đƣợc xác định là bất kỳ dấu hiệu gì khơng ƣa thích rút ra từ một kinh nghiệm du lịch đáng thất vọng (nguy cơ tâm lý) có khả năng đe dọa đến sức khoẻ hoặc tính mạng của du khách (sức khỏe, thể chất, hoặc đe dọa khủng bố). Trong quá trình lựa chọn điểm đến, các chất ức chế chiếm ƣu thế và trừ khi du khách cho rằng lợi ích mà họ nhận đƣợc vƣợt quá mức ức chế thì họ sẽ khơng thực hiện chuyến du lịch (Sonmez và Graefe, 1998).

Bên cạnh những hạn chế truyền thống nhƣ tình trạng thiếu tiền và sức khỏe kém là tầm quan trọng của các rào cản khác nhƣ sự cô đơn, thiếu bạn đồng hành (Blazey, 1987, trích trong Alejziak, 2013), khơng có khả năng nói đƣợc một ngoại ngữ, thiếu kiến thức về các quy tắc và quy định của quốc gia đến du lịch, thiếu kiến thức về hải quan và u cầu tơn giáo, thiếu ổn định chính trị và thiếu kiến thức liên quan đến mối nguy hiểm sức khỏe, thiên tai và các thảm họa khí hậu (Merski và Koscielnik, 2007, trích trong Alejziak, 2013).

Cho dù thực tế hay chỉ là cảm nhận, sự hiện diện của rủi ro có khả năng thay đổi quyết định du lịch. Các chất ức chế du lịch có thể là rủi ro tài chính, tâm lý, ít thơng tin, thời gian, tiền bạc và khoảng cách vật lý (Sonmez và Graefe, 1998). Ví

dụ, một số ngƣời khơng thích những chuyến đi đƣờng dài vì sự bất tiện của giao thông vận tải hoặc rối loạn đồng hồ sinh học do sự thay đổi thời gian. Du khách lại thƣờng có xu hƣớng cảm nhận khoảng cách xa hơn so với thực tế.

Dolnicar (2005, trích trong Alejziak, 2013) phân biệt năm yếu tố nguy cơ chính trong du lịch: rủi ro chính trị (chủ nghĩa khủng bố, tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh, xung đột qn sự ); rủi ro môi trƣờng (thiên tai, động đất); nguy cơ sức khỏe (khơng tiếp cận đƣợc chăm sóc y tế, thực phẩm lành mạnh và nƣớc sạch); rủi ro liên quan lập kế hoạch (tổ chức du lịch không đáng tin cậy, các hãng hàng không không đáng tin cậy); và nguy cơ mất tài sản (trộm cắp, mất hành lý).

Goeldner và Ritchie (2006, trích trong Alejziak, 2013) nêu ra sáu rào cản chính trong việc đi du lịch bao gồm chi phí, thiếu thời gian, hạn chế về sức khỏe, yếu tố gia đình, thiếu sự quan tâm và sợ hãi về an ninh.

Cooper và cộng sự (2005, trích trong Alejziak, 2013) đề xuất các rào cản tƣơng tự và thêm một yếu tố là sự khó khăn của chính phủ (nhƣ thị thực, ngoại hối). Những chất ức chế phổ biến mà khách du lịch quốc tế thƣờng gặp phải là sự lo lắng khi ở một nơi xa lạ, lo lắng về việc xa nhà và nơi làm việc, rủi ro khi đi máy bay, chế độ dinh dƣỡng kém, rối loạn đồng hồ sinh học và sợ hãi tội phạm và bạo lực tại điểm đến ở nƣớc ngoài (Tomashpol, 1994).

Ức chế du lịch cũng xảy ra khi ngƣời thân, bạn bè của du khách không chấp nhận và ủng hộ quyết định đi du lịch của họ (Sonmez và Graefe, 1998).

Trong những định nghĩa về chất ức chế du lịch đã trình bày, định nghĩa phù hợp nhất với nội dung luận văn đƣợc tác giả chọn để sử dụng cho nghiên cứu của mình là: Chất ức chế du lịch mơ tả yếu tố cản trở q trình hình thành hoạt động du lịch và tiến hành hoạt động du lịch, mà sau đó dẫn đến kết quả là một ngƣời khơng đi du lịch, nhƣng khơng có nghĩa là sẽ loại trừ hoạt động đi du lịch trong tƣơng lai (Alejziak, 2013).

2.5.2 Phân loại chất ức chế hoạt động du lịch

Có thể bao gồm các chất ức chế chung cản trở hoạt động du lịch của toàn xã hội, của tất cả các khách du lịch tiềm năng và các chất ức chế riêng của đối tƣợng ngƣời già, ngƣời tàn tật, trẻ em và thanh thiếu niên. Cũng có thể phân thành chất ức chế cá nhân và nhóm.

Tuy nhiên chất ức chế hoạt động du lịch thƣờng đƣợc chia thành các chất ức chế kinh tế và phi kinh tế. Ức chế kinh tế có thể đƣợc chia thành các chất ức chế giá cả và thu nhập. Các chất ức chế phi kinh tế có thể đƣợc chia thành chất ức chế xã hội và tâm lý. Phần lớn các chất ức chế làm cản trở hoạt động du lịch tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên các chất ức chế làm cản trở hoạt động du lịch tất cả các thời gian cũng có thể đƣợc phân biệt (Alejziak, 2013).

Từ những cơ sở lý thuyết trên, tác giả đề xuất giả thuyết H4:

H4: Chất ức chế du lịch tác động tiêu cực đến ý định quay lại du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại việt nam (Trang 36 - 39)