Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
4.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung
4.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung
Mẫu nghiên cứu
Có 250 bảng khảo sát được phát đi qua phỏng vấn trực tiếp. Sau khi kiểm tra, sàng lọc, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ (Phiếu không dùng được, trả lời không đầy đủ, trả lời giống hệt nhau cho tất cả các câu….), thu được 207 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ: 82,8 %) (Phụ lục 4.1).
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Thuộc tính Tần suất Tỉ lệ (%) % tích lũy
Giới tính
Nam 101 48,8 48,8
Nữ 106 51,2 100,0
Tổng 207 100,0
Nghề nghiệp
CB-CNV 41 19,8 19,8
Học sinh - Sinh viên 62 30,0 49,8
Khác 40 19,3 69,1
Kinh doanh 64 30,90 100,0
Tổng 207 100,0
Hình thức thuê bao
Trả sau 7 3,4 3,4
Trả trước 200 96,6 100,0
Tổng 207 100,0
Cước phí bình quân sử dụng/
tháng
<50.000 9 4,3 4,3
50 ngàn - 500 ngàn 193 93,2 97,5
500 ngàn đến 1 triệu 5 2,4 100,0
Tổng 207 100,0
Thu nhập bình quân/ tháng
< 5 triệu 108 52,2 52,2
> 10 triệu 39 18,8 71,0
Từ 5 - 10 triệu 60 29,0 100,0
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả mã hóa và nhập liệu, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS.22.0. Kết quả thu được ở bảng 4.1 có những đặc điểm sau:
Về giới tính: Trong 207 người trả lời hợp lệ thì có 101 người là nam (chiếm tỷ lệ 48,8%) và 106 người là nữ (chiếm tỷ lệ 51,2%).
Về nghề nghiệp: CB-CNV có 41 người (chiếm 19,8%); học sinh – sinh viên có 62 người (chiếm tỷ lệ 30%); khác có 40 người (chiếm tỷ lệ 19,3%); Kinh doanh có
64 người (chiếm 30,9%). Như vậy đối tượng kinh doanh là chiếm số lượng lớn nhất; đối tượng có tỷ lệ thấp nhất là khác (19,3%).
Về hình thức thuê bao: Có 7 người sử dụng thuê bao trả tiền sau (chiếm tỷ lệ 3,4%), có 200 người sử dụng thuê bao trả tiền trước (chiếm tỷ lệ 96,6%). Đây cũng là điều hợp lý vì do phương pháp lấy mẫu thuận tiện và cũng như tác giả đã giới thiệu ở phần đầu về số lượng thuê bao điện thoại di động của Viettel cũng như các nhà mạng khác là khách hàng sử dụng thuê bao trả tiền trước là đa số, một phần rất nhỏ là khách hàng sử dụng thuê bao trả tiền sau. Cụ thể khách hàng sử dụng dịch vụ di động của Viettel trả tiền trước là 99%, chỉ khoảng 1% là thuê bao trả tiền sau.
Về cước phí bình quân sử dụng/ tháng: Phần lớn là khách hàng sử dụng mức cước phí bình quân/ tháng là từ 50 đến 500 ngàn đồng, có 193 khách hàng (chiếm 93,2%); khách hàng sử dụng cước phí bình quân/ tháng <50 ngàn đồng có 9 người (chiếm 4,3%); số khách hàng có mức cước phí bình quân lớn hơn 500 ngàn đồng/
tháng là thấp nhất có 5 người (chiếm 2,4%).
Về Thu nhập bình quân/ tháng: Người trả lời có thu nhập nhỏ hơn 5 triệu đồng/
tháng là nhiều nhất có 108 người (chiếm 53,2%); kế đến là người có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng có 60 người (chiếm 29%), thấp nhất là khách hàng có thu nhập lớn hơn 10 triệu đồng/ tháng có 39 người (chiếm 38,8%).
Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha
Kết quả kiểm định độ tin cậy của tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Tất cả các yếu tố đều đạt độ tin cậy cho phép (chi tiết xem phụ lục 4.2).
Yếu tố “Cước dịch vụ” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,900; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,714.
Yếu tố “Chất lượng dịch vụ” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,832; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,612.
Yếu tố “Cam kết của nhà cung cấp” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,791; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,524.
Yếu tố “Giải quyết xung đột của nhà cung cấp” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,831; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,620.
Yếu tố “Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,854;
hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,658.
Yếu tố “Kiến thức về các lựa chọn thay thế” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,858; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,635.
Yếu tố “Nhận thức của những người tham khảo” có hệ số Cronbach’s alpha là 0,762; hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,520.
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tất cả các yếu tố thành phần đều đạt yêu cầu và tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tất cả 31 biến quan sát đo lường 7 thành phần đều được đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Với kết quả phân tích như sau (xem chi tiết Phụ lục 4.3)
Kết quả kiểm định lần 1 của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thay đổi nhà cung cấp với Eigenvalue là 1,055 được nhóm lại thành 7 yếu tố với hệ số KMO
= 0,909 với mức ý nghĩa Sig (= 0,000<0,03) và tổng phương sai trích là 66,141%.
Qua 4 lần rút trích theo phương pháp mặc định và rút các yếu tố chính, loại bỏ dần những biến có hệ số tải nhân tố <0,4. Kết quả thu được cho thấy sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, thang đo còn lại là 27 biến đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của khách hàng được trích thành 7 yếu tố với Eigenvalue bằng 1,011; hệ số KMO = 0.923, với mức ý nghĩa Sig (= 0,000<0,03) và tổng phương sai trích là 68,257%
(>50%) đạt yêu cầu, nghĩa là khả năng sử dụng 7 yếu tố này giải thích cho 27 biến quan sát được gần 68,257% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo là chấp nhận được.
Tóm lại, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ di động của khách hàng Viettel tại Bến Tre sau phân tích EFA gồm 7 yếu tố
với 27 biến quan sát. Các yếu tố rút ra đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (xem chi tiết tại phụ lục 4.4).
4.2.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà