Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động của Viettel tại Bến Tre, thời gian sử dụng dịch vụ ít nhất 03 tháng.
Kích thước mẫu: theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thông thường thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Như vậy, mô hình nghiên cứu trong luận văn gồm 31 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 155. Để đạt được cỡ mẫu này, tác giả dự định phát ra 250 bảng câu hỏi.
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên các thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của khách hàng Vitettel tại Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức đo lường từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý cho mỗi câu phát biểu trong bảng câu hỏi để đánh giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của khách hàng được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thang đo Likert 5 điểm Hoàn toàn
Không đồng ý Không đồng ý Trung hòa Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 31 biến, chia làm 3 phần (Phụ lục 3.4)
Phần 1: Phần này được thiết kế để sàng lọc đối tượng khảo sát.
Phần 2: Các phát biểu nhằm thu thập sự đánh giá của khách hàng đối với các
Phần 3: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau.
3.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Các bảng câu hỏi được gửi đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động Viettel trên địa bàn Bến Tre bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Dữ liệu thu thập được sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nguyễn Đình Thọ (2005) trích dẫn từ Nunnally & Bernstein (1994) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s Alpha nó biến thiên trong khoảng [0,7-0,8] là dùng được. Đối với các biến có hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể dùng được. Nghiên cứu này sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tương quan tổng >= 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,60.
Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA): Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá nhằm để rút gọn một tập biến gồm nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. Phân tích nhân tố thành phần kết hợp phép xoay vuông góc, đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát.
Trên cơ sở về tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu này lựa chọn các tiêu chuẩn như sau:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) >=0,5 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, p. 262).
+ Tổng phương sai trích >=50% là phù hợp.
+ Trọng số tải nhân tố (factor loading) >=0,4 (Theo Hair & Ctg (1998) nếu biến quan sát nào có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, tuy nhiên ta cũng có thể chấp nhận trọng số tải nhân tố trong trường hợp biến quan sát đo lường giá trị nội dung quan trọng của thang đo.
Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax đối với các biến quan sát.
Phân tích thống kê mô tả
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, tiếp tục tính giá trị trung bình của từng nhóm yếu tố nhằm đánh giá cảm nhận của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của khách hàng Viettel tại Bến Tre.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thu thập các dữ liệu thứ cấp tại Viettel Bến Tre để phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của khách hàng Viettel tại Bến Tre.
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, các nội dung chính bao gồm:
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo nháp 1, sau đó thảo luận nhóm để hoàn thiện thang đo chính thức. Từ thang đo chính thức tác giả thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát chính thức và chuyển đến đối tượng khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu thu thập được sẽ dùng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý, phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp. Kết quả phân tích sau khi thực hiện các kiểm định, sẽ được kết hợp với dữ liệu thứ cấp tại công ty để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của khách hàng Viettel tại Bến Tre.
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN