Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 26 - 28)

Để đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư, Ngân hàng dựa vào các chỉ tiêu định lượng sau đây:

1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn: Là tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay, theo quy

định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn và được phân loại thành 05 (năm) nhóm nợ đã được quy định tại Điều 6, Mục 1, chương II về phân loại nợ và trích lập dự phịng.

1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ vay:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nhóm nợ tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, nợ xấu là khoản nợ có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi đến hạn trả nợ

- Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng Ngân hàng khơng thu hồi đầy đủ gốc và lãi

- Tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ thu hồi nợ gốc và lãi

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 91 ngày.

Căn cứ vào tài sản bảo đảm, nợ xấu của Ngân hàng có thể chia thành các nhóm sau đây:

+ Nợ xấu có tài sản bảo đảm: Nợ tồn đọng của Ngân hàng đã thu giữ tài

sản dưới hình thức gán, xiết nợ, nợ tồn đọng Ngân hàng chưa thu giữ tài sản gồm nợ có tài sản liên quan đến các vụ án đang chờ xét xử, nợ có tài sản bảo đảm đã quá hạn trên 360 ngày.

+ Nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm và khơng có đối tƣợng để thu: Nợ

xóa do thiên tai chưa có nguồn và cịn hạch tốn nội bảng, nợ khoanh đối với những doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, nợ khoanh đối với doanh nghiệp thuộc các dự án, nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất.

+ Nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm nhƣng ngƣời vay vẫn còn tồn tại,

đang hoạt động: Nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi, nợ tín dụng chính sách cịn

có khả năng thu hồi, nợ quá hạn trên 360 ngày.

Ngồi ra cịn có nhóm nợ là những khoản nợ khơng thu được nhưng khơng đủ điều kiện để khoanh nợ, xóa nợ.

1.4.3 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản có

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng được chia thành ba nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu thập cao cho Ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và có cơng thức:

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ của các khoản cho vay có chất lượng trung bình/Tổng tài sản có x 100%

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho Ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)