Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 28 - 33)

tƣ của một số NHPT trên thế giới và bài học cho NHPT Việt Nam:

Hiện nay, có thể thấy việc nghiên cứu và tham khảo các mơ hình hoạt động của các tổ chức tài trợ phát triển nước ngồi như hình thức sở hữu và quản lý, mơ hình tổ chức, nguồn vốn, lĩnh vực hoạt động, quản lý rủi ro là điều hết sức cần thiết và cấp bách, chính từ các hoạt động thực tiễn này là những bài học kinh nghiệm quý báu và quan trọng để vận dụng vào việc xây dựng cơ chế quản lý rủi ro của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Với mục tiêu đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu hoạt động thực tiễn của một số mơ hình Ngân hàng Phát triển thành cơng nhất trên thế giới, cụ thể như sau:

1.5.1 Ngân hàng Phát triển Trung Quốc

- Hình thức sở hữu: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (tên giao dịch quốc

tế là China Development Bank, tên viết tắt là CDB), là một tổ chức tài chính chính sách thuộc cấp chính phủ, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với hội đồng Nhà nước. Là một tổ chức trực thuộc hồn tồn chính quyền trung ương, CDB hoạt động với vốn đăng ký 50 tỷ nhân dân tệ (NDT) do Bộ Tài Chính cấp.

- Mơ hình tổ chức: CDB có cơ cấu tổ chức giống như một Bộ của Chính

phủ, với ý nghĩa này CDB được xem như ngang hàng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW) và Bộ Tài Chính. Thống đốc của CDB có hàm tương đương với Bộ trưởng, cịn các Phó Thống đốc ngang hàng với các Thứ trưởng.

Thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với thị trường nhằm đảm bảo cơ chế thị trường của nền kinh tế, CDB cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, đặc biệt là trong giáo dục và y tế, tăng cường giám sát tài chính khoản vay như kiểm tra, giám sát thực địa và tiến độ rút vốn vay; hiện đại hóa ngân hàng; dịch vụ tài chính. Trong từng giai đoạn, CDB có sự điều chỉnh về đối tượng cho vay, tập trung cho các

ngành kinh tế trọng điểm nhằm duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy, quy mơ hoạt động, lợi nhuận của CDB tăng và tỷ lệ nợ xấu giảm một cách đáng kể.

+ Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

1.5.2 Ngân hàng Phát triển Nhật Bản

- Hình thức sở hữu: Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (tên giao dịch quốc tế là Development Bank of Japan, tên viết tắt là DBJ), là một tổ chức tài chính của Chính phủ và thuộc sở hữu 100% của Chính phủ đã được quy định theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Toàn bộ nguồn vốn cấp ban đầu của DBJ do Bộ Tài Chính cấp và Bộ Tài Chính là cơ quan thay mặt Chính phủ sở hữu 100% vốn cấp cho DBJ. Từ tháng 10/2008, DBJ bắt đầu quá trình tư nhân hóa. Q trình tư nhân hóa được thực hiện trong giai đoạn 2009-2015, theo đó Ngân hàng được chuyển đổi thành cơng ty cổ phần và Chính phủ sở hữu cổ phần chi phối. Trong giai đoạn chuyển đổi 2009- 2015, tỷ lệ sở hữu của Chính phủ sẽ giảm dần, tỷ lệ sở hữu của tư nhân tăng dần và theo dự kiến đến năm 2016 DBJ sẽ thuộc sở hữu tư nhân 100%.

- Mơ hình tổ chức: DBJ có một viện nghiên cứu trực thuộc (Viện Nghiên

cứu kinh tế Nhật Bản), một Ủy ban và 22 Ban ở Hội sở chính. Ngồi ra, DBJ có 10 chi nhánh và 08 Văn phòng ở Nhật và 06 Văn phịng tại nước ngồi. Các Văn phòng và các Chi nhánh ở trong nước đóng vai trị quyết định trong việc phục vụ các khách hàng ở Nhật và hoạt động chính trong việc hỗ trợ phát triển ở khu vực-là một trong các mục tiêu chính sách quan trọng nhất.

DBJ phân chia các ban tín dụng theo ngành thể hiện tính chun nghiệp và sự chun mơn hóa rất cao trong hoạt động tài trợ của DBJ. Điều này đảm bảo các sản phẩm tín dụng đưa ra phù hợp với từng ngành, phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các ban tín dụng tích lũy chun mơn sâu và tồn diện về ngành, thực hiện đánh giá và xếp hạng khách hàng phù hợp với đặc thù của ngành, từ đó thực hiện quản trị rủi ro, thực hiện các dịch vụ tư vấn hiệu quả cho các nhà đầu tư. Cách thức tổ chức bộ máy này cho thấy DBJ rất chú trọng đến việc tập trung hỗ trợ

tín dụng theo ngành để thơng qua đó thực hiện việc tư vấn và hoạch định chính sách tài trợ cho từng ngành của nền kinh tế. Số lượng các ban tín dụng chiếm phân nửa tổng số các ban của DBJ cho thấy sự tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay và huy động phần lớn nhân lực và hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thẩm định dự án thực sự có năng lực và chuyên nghiệp. Kỹ năng thẩm định tập trung vào thẩm định dự án, khả năng phân tích và dự báo dài hạn trên cơ sở thẩm định rất kỹ các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. Vì vậy, có thể nói chất lượng thẩm định dự án của DBJ cao hơn các NHTM khác ở Nhật Bản.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đặc thù. Mặc dù chất lượng thẩm định dự án của DBJ rất cao nhưng việc quyết định cho vay hay không và các điều kiện tín dụng vẫn dựa theo hệ thống xếp hạng, phân loại khách hàng với các tiêu chí định tính, định lượng khách với NHTM và do DBJ tự xây dựng trên cơ sở tích lũy thơng tin tài chính của người vay và kết quả thẩm định của DBJ.

- Phát huy vai trò tư vấn lập dự án: Khi DBJ tham gia với tư cách là tư vấn lập dự án ngay từ ban đầu, các rủi ro về mặt tài chính sẽ được phân tích và phát hiện ngay nhờ vào kinh nghiệm cũng như năng lực thẩm định tài chính dự án, có như vậy DBJ có thể hiểu rõ dự án để chấp nhận rủi ro, chấp nhận tài trợ và tạo ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với ngành.

1.5.3 Ngân hàng Tái thiết Đức

Ngân hàng Tái thiết Đức (tên giao dịch quốc tế là Kreditanstalt fuor Wiederaufbau, tên viết tắt là KfW), là một tổ chức tài chính của Liên bang Đức, được thành lập theo Luật KfW nên KfW không chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng Đức. KfW do Bộ Tài Chính liên bang giám sát trực tiếp. Bộ Tài Chính cũng là cơ quan có tồn quyền thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo KfW hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật.

- Cơ cấu tổ chức của KfW gồm hai bộ phận: Hội đồng giám sát (37 thành viên) và Ban Giám đốc điều hành (06 thành viên). Chức năng và quyền hạn của hai bộ phận này được quy định tại Quy chế hoạt động của KfW.

- KfW không trực tiếp cho vay đến các khách hàng mà thông qua mạng lưới các NHTM và ngân hàng địa phương. Nói cách khác, KfW là ngân hàng bán buôn cho các NHTM, do vậy việc việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định, duyệt vay và giải ngân, thu hồi nợ vay đều do các NHTM (ngân hàng bán lẻ thực hiện). KfW chỉ thẩm tra lại hồ sơ duyệt vay của ngân hàng bán lẻ trước khi chấp thuận tài trợ. Trong trường hợp này, các ngân hàng bán lẻ sẽ ký hợp đồng vay vốn với KfW và trả nợ cho KfW, vì vậy rủi ro tín dụng sẽ do các NHTM chịu.

Tóm tắt:

Bài học đắt giá mà các Ngân hàng trên thế giới đã trải qua chính là bài học về quản trị rủi ro, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới hiện nay. Khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay bắt nguồn từ các khoản vay dưới chuẩn trong lĩnh vực nhà đất của các Ngân hàng Mỹ, gây ra sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân hàng trên thế giới. Bản chất của việc đổ vỡ này là các Ngân hàng đã cho vay vượt quá khả năng bù đắp rủi ro của chính các Ngân hàng đó và việc duyệt vay dựa trên xếp hạng tín nhiệm của các cơng ty tín nhiệm bên ngồi, khơng dựa trên xếp hạng và phân loại khách hàng của Ngân hàng. Nhưng cũng trong bối cảnh này, chúng ta đã chứng kiến các NHPT như CDB, KfW hay DBJ đều đã đứng vững và gần như không chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay. Một lý do khá đơn giản là việc quản trị rủi ro của các ngân hàng này rất tốt, các khoản vay đều được duyệt vay thơng qua quy trình thẩm định rất hiệu quả và chuyên nghiệp. Điều này cũng phản ánh trong xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng này.

Có thể thấy rằng hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, tránh được các rủi ro tổn thất có thể xảy cho ngân hàng và đảm bảo cho uy tín, cho khả năng thanh tốn của ngân hàng. Hơn thế nữa, hệ thống quản trị rủi ro tốt là nhân tố quan trọng nhất để các ngân hàng đạt được hệ số xếp hạng tín nhiệm cao vì hệ số tín nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ. Do đó, hệ thống quản trị rủi ro tốt là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của

một ngân hàng, và NHPT Việt Nam sẽ không thể là một ngân hàng thực sự nếu như khơng có một hệ thống quản trị rủi ro tốt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 luận văn đã nêu lý thuyết về tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại NHPT, cũng như nêu ra sự khác biệt giữa rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước và cho vay đầu tư của Ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, trong Chương 1 đã có nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của một số NHPT trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)