Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tƣ tại NHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 64)

2.4.1 Kết quả đạt đƣợc

Có thể nói quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại NHPT được thực hiện ngay từ bước đầu tiên khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Chủ đầu tư, đây là một chuỗi các khâu được thực hiện theo đúng quy trình quy định của NHPT với các bước tiếp theo là thẩm định dự án, kiểm tra giám sát trước, trong và sau giải ngân về mục đích sử dụng vốn vay, thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPT, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra thực địa dự án, đôn đốc và theo dõi thu nợ đầy đủ, kịp thời, chính xác, kết quả thực hiện đã đạt được cụ thể:

a/ Về công tác tiếp nhận và thẩm định cho vay

NHPT chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định, quy định về cảnh báo giám sát,…Trong quá trình thẩm định NHPT thực hiện tham khảo thông tin lĩnh vực ngành, các doanh nghiệp cùng ngành, khai thác thông tin và số liệu từ báo chí, internet, tuân thủ việc cảnh báo giám sát đối với các dự án trước khi cho vay. Như vậy, trong năm 2013 NHPT đã đạt được kết quả thực hiện như sau:

+ Tiến hành thẩm định sơ bộ 104 dự án và chấp thuận chủ trương để các Chi nhánh NHPT tiến hành thẩm định cho vay 64 dự án đầu tư với tổng số vốn dự kiến vay tín dụng đầu tư khoảng 5.360 tỷ đồng. Các dự án được chấp thuận chủ trương để Chi nhánh NHPT tiếp nhận thẩm định chủ yếu là các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ (các dự án trồng rừng của Tổng Cơng ty Giấy VN; dự án trồng, chăm sóc rừng, cây cao su sử dụng lao động đồng bào dân tộc, chế biến nông lâm thủy sản, nước sạch, nhà ở xã hội, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, bệnh viện...)

+ Thực hiện thẩm định chi tiết 53 dự án, trong đó có 05 dự án nhóm A. Trong q trình thẩm định đã chú trọng khắc phục những hạn chế mà các đoàn kiểm tra đã từng đề cập đến.

b/ Về công tác giải ngân

Tuân thủ nghiêm chỉnh Sổ tay nghiệp vụ và Quy chế cho vay vốn TDĐT, thực hiện giải ngân sau khi dự án đã được NHPT thông báo kế hoạch giải ngân, đã ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của NHPT. Vốn vay TDĐT được giải ngân theo đúng cơng trình, hạng mục cơng trình, cơng việc của dự án khi có đủ điều kiện quy định tại Hợp đồng tín dụng đã ký với NHPT. Việc giải ngân được thực hiện phải phù hợp với điều kiện thanh toán vốn của Hợp đồng xây dựng và các Phụ lục hợp đồng (nếu có) đã ký giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Không giải ngân đối với Chủ đầu tư có nợ q hạn. Kiểm sốt chặt chẽ chứng từ đầu vào để đảm bảo chứng từ giải ngân là hợp pháp, hợp lý, hợp lệ theo quy định của NHPT. Đảm bảo tiền vay được chuyển thẳng cho người thụ hưởng, cũng như thường xuyên theo dõi việc kiểm tra sử dụng vốn vay của Chủ đầu tư.

Kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay trước và sau giải ngân, trong năm 2013, NHPT đã giải ngân 12.975 tỷ đồng cho các dự án hướng đến mục tiêu an sinh xã hội.

c/ Về quản lý thu hồi nợ

Trong giai đoạn thu nợ, NHPT thực hiện việc giám sát tín dụng, kiểm tra hiện trường thực hiện dự án; kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất 01lần/quý và đột xuất; định giá lại giá trị tài sản BĐTV theo định kỳ 01lần/năm theo quy chế BĐTV; gửi thông báo thu nợ đầy đủ, chính xác, kịp thời; phân tích Báo cáo tài chính hàng tháng, quý và năm để nắm những biến động tài chính có thể ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng nhằm có hướng can thiệp kịp thời tránh việc không trả được nợ của khách hàng. Đối với các khoản nợ đang có vấn đề, cán bộ chuyên quản và Ban lãnh đạo thường xuyên làm việc với khách hàng để nắm bắt tình hình thực tế để có hướng giải quyết cụ thể và hiệu quả.

d/ Về công tác phân loại nợ

Thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, NHPT đã ban hành văn bản số 4426/NHPT-XLN ngày 29/12/2008 về việc hướng dẫn việc phân loại nợ trong hệ thống NHPT, và tiếp theo đó là cơng văn số 4479/NHPT-XLN ngày 15/11/2012. Có thể nói việc phân loại nợ trong hệ thống NHPT ngày càng được coi trọng, là công cụ để hỗ trợ cho việc cơ cấu, xử lý nợ, xử lý rủi ro, vì vậy NHPT đã tuân thủ và thực hiện đúng đắn tinh thần của văn bản 4426 nêu trên, đồng thời có báo cáo phân loại định kỳ hàng q, hàng năm trình cấp có thẩm quyền theo dõi, giám sát.

đ/ Về công tác tự kiểm tra

Thực hiện nghiêm túc theo quy định về công tác tự kiểm tra của NHPT, đã tổ chức và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của NHPT, cụ thể sau khi giải ngân cán bộ chuyên quản đều mở sổ theo dõi các thông tin của khách hàng theo HĐTD, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra thực địa.

Bên cạnh đó, NHPT chú trọng việc thực hiện cơng tác tự kiểm tra rà soát và khắc phục sau kiểm tra các tồn tại của các dự án tại các Chi nhánh NHPT sau các đợt kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các đồn bên ngồi, từ đó lập báo cáo kết quả tự kiểm tra và khắc phục chấn chỉnh sau kiểm tra trình cấp có thẩm quyền theo dõi và giám sát việc thực hiện.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân a/ Về phía NHPT a/ Về phía NHPT

+ Chưa đề xuất các cấp có thẩm quyền, chủ động ban hành các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay, giải ngân, giám sát vốn vay, quản lý tài sản đảm bảo thu nợ như cơ chế xử lý rủi ro, quy chế tài chính, cơ chế phân loại nợ.

+ Thời gian thẩm định một số dự án còn chậm. Khả năng hiểu biết, năng lực cũng như số lượng nhân lực tham gia cơng tác thẩm định cịn hạn chế dẫn đến chất

lượng thẩm định chưa cao. Thiếu khả năng dự báo, đánh giá phù hợp trong thẩm định cho vay.

+ Chưa thực hiện đầy đủ biện pháp kiểm tra, giám sát vốn vay đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010, giai đoạn ảnh hưởng suy giảm kinh tế.

+ Công tác kiểm tra, đôn đốc xử lý thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu phát sinh lâu ngày đã làm tích cực, liên tục trong những năm qua nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, chưa giảm được các khoản nợ xấu.

b/ Về phía khách hàng vay vốn

Nợ xấu tại NHPT tập trung chủ yếu là các tổ chức kinh tế Nhà nước, Tập đồn, Tổng cơng ty, Tổng Cơng ty/Cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cộng với năng lực quản trị tài chính yếu kém không đủ sức chèo chống, nên gần như các đơn vị này đều kiệt quệ tài chính lâm vào tình trạng khó khăn tài chính dẫn đến kinh doanh thua lỗ lớn trong nhiều năm liên tiếp, mất khả năng thanh tốn thậm chí dẫn đến phá sản. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ (hỗ trợ lãi suất 4%, miễn giảm thuế, giảm lãi suất vay vốn…) và NHPT cũng đã tăng cường hỗ trợ vốn nhưng khả năng phục hồi của các đơn vị này rất chậm thậm chí khơng cịn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh như trước đây, điều này tạo nên áp lực nặng nề cho NHPT trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ.

c/ Về cơ chế chính sách

Hệ thống các cơ chế, chính sách của Nhà nước về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý để NHPT duy trì hoạt động, tuy nhiên cịn bộc lộ những vướng mắc đặc biệt là cơ chế chính sách liên quan đến phân loại nợ và xử lý nợ, cụ thể như sau:

+ Phân loại nợ

Vận dụng các quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, NHPT đã có văn bản hướng dẫn về việc phân loại nợ tại NHPT, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như sau:

- Cơ chế chính sách hướng dẫn phân loại nợ đối với NHPT chưa hoàn thiện, chưa phù hợp với hoạt động cho vay vốn TDĐT, TDXK của Nhà nước do chủ yếu cho vay đầu tư dài hạn (chiếm hơn 90% dư nợ vay) và gắn với các dự án, chương trình trọng điểm của Nhà nước phục vụ phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời hạn thu hồi vốn kéo dài và hiệu quả phát huy trong dài hạn

- Phân loại nợ chưa gắn với tài sản bảo đảm tiền vay và hướng tới xác lập nhu cầu dự phòng rủi ro cụ thể theo từng khoản nợ.

- Phân loại nợ chỉ xác định các nhóm nợ, thời kỳ cho vay, phân loại nợ theo một số ngành, lĩnh vực nhằm phục vụ báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá nhận xét về chất lượng dư nợ của NHPT, nên chưa tạo được áp lực mạnh để thu hồi nợ đối với khách hàng như các NHTM dẫn đến công tác quản lý và chỉ đạo xử lý nợ chưa cao.

- Cơng tác tin học và tài chính kế tốn đã có nhiều cố gắng nhưng tin học hóa trong các hoạt động nghiệp vụ chưa cao nên chưa hỗ trợ nhiều cho phân loại nợ theo khách hàng vay vốn, theo ngành kinh tế và lĩnh vực kinh tế.

- Toàn bộ dự án phát sinh từ Quỹ HTPT bàn giao cho NHPT không được phân loại nợ (do Quỹ HTPT không phải thực hiện quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN nêu trên), nên NHPT phải tổ chức phân loại nợ lại và việc này đánh giá không được chính xác. Hơn nữa, tổng dư nợ của NHPT chủ yếu là các khoản nợ vay vốn TDĐT dài hạn có dư nợ theo từng Hợp đồng tín dụng, từng khách hàng lớn, nếu chỉ phát sinh một khoản nợ quá hạn thì tồn bộ dư nợ của Hợp đồng tín dụng, của khách hàng sẽ chuyển vào nợ xấu, điều này làm tăng số nợ xấu không đúng bản chất.

+ Trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro

- Trích lập dự phịng rủi ro:

+ Việc phân loại nợ để quản lý các khoản nợ và trích lập dự phịng rủi ro tương ứng với các nhóm nợ để kịp thời xử lý rủi ro, tuy nhiên đối với NHPT thì việc phân loại nợ thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN nhưng trích

lập dự phịng rủi ro lại thực hiện theo cơ chế tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định là chỉ được trích 0,5% dư nợ chung, khơng được trích dự phịng chung và dự phịng cụ thể theo nhóm nợ như quy định tại 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

+ Mức trích dự phịng 0,5% của NHPT là rất nhỏ bé, chỉ mang tính tượng trưng, khơng có ý nghĩa dự phịng để xử lý rủi ro, nhất là các khoản nợ của NHPT có tính rủi ro cao hơn các NHTM do phần lớn các dự án đầu tư ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Vì vậy, Quỹ dự phịng rủi ro của NHPT được trích lập với mức rất hạn chế cộng với cơ chế sử dụng Quỹ để xử lý các khoản rủi ro của NHPT cũng rất bất cập do thời gian xử lý kéo dài, trình tự thủ tục phức tạp trong khi nhiều dự án đầu tư là các dự án nhận bàn giao hoặc đã thực hiện từ thời kỳ các tổ chức tiền thân theo cơ chế cũ, khơng hồn thiện được đầy đủ hồ sơ xử lý rủi ro nên nợ xấu kéo dài và tồn đọng nhiều.

- Cơ chế xử lý rủi ro:

Cơ chế xử lý rủi ro chưa bao quát được hết các đối tượng rủi ro xảy ra, thực sự cũng không giải quyết được kịp thời, toàn diện các khoản rủi ro phát sinh.

Cơ chế trích lập dự phịng rủi ro, xử lý rủi ro của NHPT khác biệt với các tổ chức tín dụng đang tạo ra bất cập rất lớn trong tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, nhất là khi xử lý các khoản nợ trong tiến trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, các khoản nợ có đơn vị tham gia vốn vay của các NHTM.

+ Chính sách cho vay vốn TDĐT

Chính sách cho vay vốn TDĐT thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước trong ngành nghề, lĩnh vực hướng tới an sinh xã hội, thể hiện ở lãi suất cho vay thấp hơn so với NHTM, thời hạn cho vay dài và điều kiện về đảm bảo tiền vay thấp. Tuy nhiên, mặt trái của những ưu đãi này là việc thu hồi nợ kéo dài trong khi thị trường kinh tế luôn biến động, ý thức trả nợ của khách hàng chưa cao dẫn tới phát sinh nợ xấu.

d/ Về bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm

Bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm là những vấn đề rất quan trọng liên quan đến việc an toàn vốn vay, bảo tồn vốn của các tổ chức tín dụng. Trong quan hệ với khách hàng vay vốn, các tổ chức tín dụng thực hiện bảo đảm theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2005 và hàng loạt các Luật khác có liên quan như Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật thuế, Luật hàng hải, Luật xử lý các vi phạm hành chính, Luật thi hành án dân sự, Luật tố tụng hình sự, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP); Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hàng loạt các Nghị định của Chính phủ, Thơng tư liên tịch, Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành. Hiện tại, các quy định pháp luật có liên quan đến bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm của các tổ chức tín dụng đang còn rất nhiều vấn đề bất cập, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành pháp luật và thực hiện các giải pháp an tồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu đang gặp phải là quy định của pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; thế chấp hàng hóa luân chuyển; thế chấp các phương tiện vận tải; thế chấp bất động sản trên đất; thế chấp quyền sử dụng đất…; đăng ký thế chấp; thủ tục giấy tờ; biện pháp thu giữ tài sản thế chấp; bán tài sản thế chấp…

Đối với NHPT, bên cạnh những khó khăn vướng mắc tương tự các tổ chức tín dụng, cịn gặp các bất cập, vướng mắc do tính chất hoạt động của một tổ chức tài chính đặc thù, khơng thuần túy là một tổ chức tín dụng, cụ thể:

- Do chính sách vay vốn TDĐT của Nhà nƣớc: các chủ đầu tư khi vay vốn

TDĐT từ NHPT để thực hiện dự án thì được dùng tài sản hình thành sau đầu tư làm tài sản bảo đảm tiền vay, đây là chính sách hỗ trợ của Nhà nước khác với tín dụng thương mại. Tuy nhiên, khi khách hàng không trả được nợ, phải xử lý tài sản để thu hồi nợ thì hầu hết các trường hợp đều khơng thu hồi đủ vốn vay vì tài sản đã hao mịn hữu hình, hao mịn vơ hình nhiều năm, xuống cấp. Đối với các tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)