Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 55 - 59)

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tƣ tại NHPT

2.3.2 Tình hình nợ xấu

a/ Tỷ lệ nợ xấu:

Theo kết quả phân loại nợ của NHPT, đến thời điểm 31/12/2013, tổng dư nợ vay của toàn hệ thống NHPT là 266.390 tỷ đồng, trong đó dư nợ xấu là 20.914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,85% tổng dư nợ vay (số nợ xấu trên không bao gồm dư nợ của Vinashin đang trong thời hạn cơ cấu lại nợ được Thủ tướng Chính phủ cho phép khơng tính vào nợ xấu), số liệu cụ thể tại Bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ vay tại thời điểm 31/12/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU Tổng dƣ nợ vay Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ vay

TỔNG 266.390 20.914 7,85%

1. Cho vay vốn tín dụng đầu tư 105.689 14.296 13,52%

2. Cho vay xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA, cho vay khác, ủy thác khác

160.701 6.618 4,12%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của NHPT)

tổng dư nợ vốn vay TDĐT tương đương số dư nợ là 105.689 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm 10,37% tổng dư nợ vốn vay TDĐT, tương đương số dư nợ 10.955 tỷ đồng.

Các tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức chung của toàn hệ thống Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2013 là 3,79% (giảm

gần 1% so với hồi đầu năm 2013 do gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng).

Ngoài ra, cách phân loại nợ hiện nay của NHPT chưa thực hiện hoàn toàn theo thông lệ ngân hàng, nếu thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và các Quyết định, Thông tư sửa đổi bổ sung ban hành kèm theo của Ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

Trong quá trình hoạt động, có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu và cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác xử lý nợ, cụ thể như sau:

- Các dự án, chương trình cho vay đầu tư đều thuộc đối tượng chính sách, nhiều rủi ro, không hấp dẫn đối với đầu tư từ các nguồn vốn thương mại;

- Địa bàn đầu tư các dự án thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, hạ tầng cơ sở chưa phát triển, lực lượng lao động và quản lý thiếu và yếu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NHPT.

- NHPT phải kế thừa, tiếp nhận toàn bộ dư nợ vay từ các tổ chức tiền thân như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bàn giao cho Tổng cục Đầu tư Phát triển, Quỹ Hỗ trợ Phát triển, trong đó có nhiều dự án, chương trình thực hiện theo phương thức cấp phát tín dụng, dự án đầu tư nhiều rủi ro được Chính phủ cho phép vay với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3% với mức cho vay 100% tổng số vốn đầu tư, cho vay lãi suất 0% đối với chương trình kiên cố hóa kênh mương-giao thơng nơng thơn với thời hạn cho vay kéo dài đầu tư tại địa bàn miền núi khó khăn.

- Hiện tại NHPT đang phải quản lý cho vay với nhiều dự án đầu tư, chương trình đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ qua nhiều thời kỳ như dự án theo thông tư liên bộ 06 - 32 (cho vay từ thời Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bàn giao

sang từ năm 1995), dự án kiên cố hóa kênh mương, tơn nền vượt lũ, 07 dự án xi măng nhóm A được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và Bộ Tài chính bảo lãnh vay vốn nước ngồi, Vinashin, Vinaline, chương trình cơ khí, chương trình mía đường, dệt may, trồng rừng theo chương trình 327, xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp theo quyết định 02/2001/QĐ-TTg, dự án an sinh xã hội, môi trường; cho vay phục vụ xuất khẩu theo Hiệp định ký với Chính phủ Cu Ba, đóng tàu xuất khẩu của Vinashin.

b/ Về tài sản bảo đảm tiền vay

Vai trò của tài sản bảo đảm khi quyết định cấp tín dụng là: (1) Nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với khoản nợ;

(2) Biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp luật để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay nhằm bảo đảm an toàn vốn vay;

(3) Hạn chế rủi ro đối với pháp luật.

Như vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là điều khơng mong muốn của tổ chức tín dụng nói chung và NHPT nói riêng. Đây là việc làm bất đắc dĩ trong các trường hợp chủ đầu tư chây ỳ, không hợp tác, dự án không thể phục hồi, đi vào hoạt động sản xuất như bình thường trước đây.

Theo quy định hiện hành của NHPT tại Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội đồng quản lý NHPT về việc ban hành Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT thì nguyên tắc bảo đảm tiền vay của NHPT có thể cho vay có bảo đảm tiền vay hoặc cho vay khơng có bảo đảm tiền vay (việc cho vay có bảo đảm tiền vay thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế). Hiện nay, đối với trường hợp cho vay có bảo đảm tiền vay thì bảo đảm tiền vay chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay sau đầu tư, các biện pháp bảo đảm tiền vay khác là bảo đảm bằng cầm cố tài sản của khách hàng, người thứ ba; bằng thế chấp tài sản của khách hàng, người thứ ba; bảo lãnh của người thứ ba và biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật.

Để thấy rõ tình hình bảo đảm tiền vay đối với dư nợ xấu của cho vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đã được thể hiện ở Bảng 2.7 bên dưới:

Bảng 2.7: Tình hình tài sản bảo đảm đối với nợ xấu tại 31/12/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Dƣ nợ xấu Giá trị tài sản

bảo đảm tiền vay Tổng số Nợ có bảo đảm Nợ khơng có bảo đảm Tổng số 25.749 23.090 2.659 33.674 1. Cho vay vốn TDĐT 22.464 19.805 2.659 30.349 2. Cho vay vốn TDXK 3.285 3.285 0 3.325

(Nguồn: Báo cáo tài sản bảo đảm tiền vay theo định kỳ bán niên của NHPT)

Theo báo cáo của NHPT, tại thời điểm 31/12/2013 thì tổng số nợ xấu của cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu là 25.749 tỷ đồng, trong đó tập trung vào cho vay vốn tín dụng đầu tư là 22.464 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 87,24%) với nợ có bảo đảm là 19.805 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo giá trị sổ sách là 33.674 tỷ đồng (trong đó giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đối với cho

vay vốn tín dụng đầu tư là 30.349 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90,13%), cụ thể như sau:

+ Nợ khơng có bảo đảm: bao gồm 02 khoản nợ của hai dự án thủy điện đầu tư ra nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thực hiện bảo đảm tiền vay (dư nợ 1.411 tỷ đồng), 20 khoản nợ nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân (dư nợ 1.112 tỷ đồng), NHPT khơng hồn thiện được thủ tục để đăng ký giao dịch bảo đảm (dư nợ 136 tỷ đồng).

Nguyên nhân do:

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về giao dịch bảo đảm có hiệu lực thực hiện từ khi ban hành, trong khi các dự án đầu tư, các khoản vay xuất khẩu vay vốn Quỹ HTPT không phải giao dịch bảo đảm bàn giao cho NHPT khi NHPT thành lập, hoạt động (từ ngày 01/07/2006), hầu hết các dự án khoản vay này

không làm lại được giao dịch đảm bảo, đặc biệt các dự án phát sinh từ thời kỳ Tổng cục Đầu tư và phát triển bàn giao sang Quỹ HTPT và bàn giao cho NHPT được hưởng cơ chế lúc đó khơng phải bảo đảm tiền vay.

+ Nợ có bảo đảm: Do đặc thù chủ yếu cho vay các dự án đầu tư, tài sản bảo

đảm tiền vay chủ yếu là tài sản hình thành sau đầu tư (ví dụ các nhà máy sản xuất xi măng, thủy điện, nước; nhà máy xử lý rác thải, nước thải…). Mặc dù đây là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài nhưng hầu hết tài sản phân bổ tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đang được thế chấp cùng các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, việc tìm kiếm đối tác chuyển nhượng, phát mại là khó khăn, thời gian thực hiện kéo dài.

Ngoài ra, đối với tài sản bổ sung thêm của bên thứ ba, do được hưởng cơ chế ưu đãi về tài sản đảm bảo nên giá trị tài sản thấp so với dư nợ (trong lĩnh vực cho vay vốn TDĐT giá trị theo hợp đồng chiếm tỷ trọng gần 4% dư nợ) và là các cơng trình nhà ở cá nhân nên việc thu giữ và xử lý hiện nay cũng rất phức tạp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)