Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tƣ tại NHPT

2.3.1 Tình hình nợ quá hạn

Trong giai đoạn 2009-2013, bên cạnh các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, chủ đầu tư trả nợ nghiêm túc và đầy đủ theo cam kết đã ký tại Hợp đồng tín dụng, thì NHPT phát sinh một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định trong từng năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay vốn tín dụng đầu tƣ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Dƣ nợ 72.686 86.186 96.679 101.935 105.689

Nợ quá hạn 2.312 3.425 4.081 2.110 2.924

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,20 4,00 4,20 2,10 2,80 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHPT theo từng năm)

Đến 31/12/2013, so với đầu năm thì nợ quá hạn tăng thêm 814 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,7%, lãi đến hạn chưa thu giảm 926 triệu đồng. Mặc dù số nợ quá hạn, lãi đến hạn chưa thu của cho vay vốn TDĐT đã được hạch toán giảm đáng kể trong năm nhờ áp dụng giải pháp cơ cấu nợ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ (có tổng số 107 dự án) nhưng cũng chỉ góp phần làm giảm số lãi đến hạn chưa thu, nợ quá hạn vẫn tiếp tục gia tăng so với đầu năm. Mặt khác, giải pháp cơ cấu nợ thường không tạo nên sự bền vững trong việc cải thiện chất lượng tín dụng và có mặt trái là sẽ tạo áp lực thu nợ lớn cho NHPT trong các năm tiếp theo. Đối với các dự án được cơ cấu nợ, nếu khơng tích cực bám sát, kiểm sốt nguồn thu thì nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục tăng cao, do vậy NHPT phải có những biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong việc thu nợ, xử lý nợ trong thời gian tới.

Trong năm 2013, có sự biến động mạnh về nợ quá hạn, lãi đến hạn chưa thu khi nợ quá hạn và lãi đến hạn chưa thu có xu thế tăng qua từng tháng, cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.4: Biến động nợ quá hạn và lãi đến hạn chƣa thu năm 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 của NHPT)

Qua biểu đồ biến động nợ quá hạn và lãi đến hạn chưa thu cho thấy nợ quá hạn và lãi đến hạn chưa thu đã giảm nhẹ trong tháng 06/2013 (chủ yếu nhờ cơ cấu

1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 Cuối 2012 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

nợ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, từ tháng 07/2013 đến tháng 11/2013, nợ quá hạn và lãi đến hạn chưa thu lại quay trở về với xu thế tăng khá đều và có mức giảm khá lớn vào tháng 12/2013 do áp dụng các giải pháp tín dụng. Ngồi ra, tại một số Chi nhánh NHPT phát sinh nợ quá hạn chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn toàn hệ thống, chi tiết tại Biểu đồ 2.5:

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nợ quá hạn tại các Chi nhánh NHPT năm 2013

Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn:

+ Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh NHPT: Một số Chi nhánh NHPT khơng nắm sát tình hình thực tế dự án, không đôn đốc Báo cáo tài chính thường xuyên dẫn đến Chủ đầu tư chiếm dụng vốn trong thời gian dài mà khơng có biện pháp triển khai thu nợ hiệu quả (Khu vực Cần Thơ-Hậu Giang, Khu vực Minh Hải...).

+ Lạm phát tăng cao, các Ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất rất cao, thực hiện thắt chặt tín dụng trong khi nguồn vốn vay tín dụng đầu tư với lãi suất thấp nên nhiều Chủ đầu tư đã chiếm dụng nguồn trả nợ vay tín dụng đầu tư để hưởng chênh lệch lãi suất hoặc sử dụng làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đi vay Ngân hàng thương mại.

1. Hải Phòng 15,915% 2. Hà Tĩnh 9,019% 3. Đồng Tháp - An Giang 8,568% 4. Ninh Thuận 7,750% 5. Quảng Bình 6,328% 6. SGD I 5,674% 7. Các CN khác 46,745%

+ Chi phí sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến trên 500 dự án phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến khơng đủ hoặc khơng có nguồn thu để trả nợ vay tín dụng đầu tư (điển hình là các dự án thuộc chương trình Vinashin, Vinalines, chế biến thủy hải sản...)

+ Nhiều dự án vẫn xảy ra tình trạng chậm tiến độ (điển hình là các dự án thủy điện, tàu ngoài Vinashin...) do cả các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên khi đến hạn trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký nhưng dự án chưa đưa vào hoạt động tạo nguồn thu để trả nợ.

+ Công tác xử lý rủi ro theo đối tượng quy định của Nhà nước với trình tự, thủ tục cịn nhiều phức tạp, phạm vi hạn chế dẫn đến nhiều dự án có nợ quá hạn tồn đọng kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)