Về tình hình giải ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 46 - 48)

2.2 Thực trạng cho vay đầu tƣ tại NHPT

2.2.1 Về tình hình giải ngân

Về cơ bản, NHPT đã cố gắng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án an sinh xã hội và hầu hết các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả, giải ngân các dự án nhập khẩu thiết bị. Doanh số cho vay giai đoạn 2009-2013 được thể hiện ở Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Tình hình giải ngân cho vay vốn tín dụng đầu tƣ

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 - Kế hoạch do TTCP giao 28.915 26.344 23.500 18.028 15.000 - Thực hiện 21.686 24.500 22.110 16.667 12.975 - So sánh thực hiện/kế hoạch 75% 93% 94% 92% 86.5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHPT theo từng năm)

Để dễ theo dõi biến động dư nợ từ năm 2009 đến năm 2013, số liệu được trình bày dưới dạng biểu đồ số liệu bên dưới tại biểu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Tình hình giải ngân cho vay vốn tín dụng đầu tƣ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHPT theo từng năm)

Theo Bảng 2.2 cho thấy qua từng năm đều có tỷ lệ hồn thành giải ngân thực tế so với kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao đạt tỷ lệ cao, cho thấy NHPT đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn giải ngân cho các dự án đầu tư có quy mơ lớn nhằm đảm bảo đúng tiến độ dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhanh chóng phát huy hiệu quả sử dụng tạo nguồn tích lũy trả nợ đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định đã cam kết tại Hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, giải ngân đúng tiến độ và kịp thời theo thực tế dự án đang đầu tư trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư sẽ hạn chế phát sinh việc ứ đọng vốn ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, uy tín của NHPT, cũng như việc mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả, tăng chi phí nghiệp vụ ngân hàng.

Giá trị cho vay đầu tư đã có sự biến đổi khơng đồng đều. Năm 2009, giá trị cho vay đạt 21.686 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên đến 24.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2009). Tuy nhiên, giai đoạn năm 2011-2013 giá trị cho vay từng năm đều giảm so với năm liền kề trước đó với tỷ lệ giảm tương ứng là 24,61% và 22,15%.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Giai đoạn 2009-2010: thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, NHPT đã đẩy mạnh cho vay để thúc đẩy đầu tư, thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đầu tư từ 10,4%/ năm xuống cịn 9,6%/năm và duy trì mức lãi suất cho vay vốn này trong năm 2010 và đến hết ngày 29/01/2011.

Thêm vào đó, NHPT đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho vay vốn lưu động đối với các dự án đang vay vốn NHPT, đã đi vào hoạt động nhưng tạm thời thiếu hụt về vốn tự có, cho vay vốn thí điểm (hiện nay đổi tên thành cho vay xúc tiến) là một hình thức cho vay khi khách hàng có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư ngồi việc được NHPT cho vay vốn tín dụng của Nhà nước (đối với các dự án thỏa mãn điều kiện vay vốn) thì cịn được vay vốn xúc tiến với lãi suất thỏa thuận (lãi suất thỏa thuận này thường thấp hơn lãi suất của Ngân hàng thương mại).

+ Giai đoạn 2011-2013: Thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay đầu tư từ

9,6%/năm (năm 2010) tăng lên 11,4%/năm (năm 2011), 12%/năm (năm 2012) và hiện nay giảm xuống còn 10,8%/năm.

Thực hiện chính sách bảo tồn nguồn vốn của NHPT tránh gây thất thốt vốn Nhà nước, sử dụng tốt nhất nguồn vốn huy động và tập trung vốn cho các dự án đã ký hợp đồng tín dụng. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHPT đã tiến hành rà soát tổng thể các dự án tín dụng đầu tư đang giải ngân trong đó rà sốt kỹ những dự án dở dang chậm tiến độ thi công, năng lực thực tế của chủ đầu tư, việc sử dụng vốn tự có tham gia vào dự án,…các dự án này sẽ tạm thời chưa giải ngân và tiếp tục giải ngân ngay sau khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Vì vậy, NHPT chỉ tập trung giải ngân các dự án dự kiến hoàn thành trong năm, các dự án phục vụ mục tiêu an sinh xã hội (như rác thải, cấp nước, xã hội hóa y tế, giáo dục), dự án điện và lưới điện cấp bách thuộc quy hoạch điện VI, VII. Điều này dẫn đến giá trị giải ngân liên tục giảm so với các năm trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)