Nguồn vốn hoạt động, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 42)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.2 Nguồn vốn hoạt động, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nhân sự

a/ Nguồn vốn hoạt động

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn điều lệ và các quỹ của NHPT, vốn cho vay đầu tư phát triển và thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ và chính quyền địa phương.

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nước ngồi được cơ quan có thẩm quyền giao để cho vay lại hoặc cho vay theo chương trình tín dụng có mục tiêu.

- Vốn huy động:

+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của NHPT theo quy định của pháp luật.

+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngồi nước + Vay bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Vay Ngân hàng Nhà nước (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiếu khấu các giấy tờ có giá thơng qua nghiệp vụ thị trường mở)

+ Vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác.

- Vốn nhận ủy thác:

Vốn nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay các dự án đầu tư phát triển, các chương trình xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan ủy thác. (Xem chi tiết so sánh nguồn vốn và quản lý

nguồn vốn của NHPT Việt Nam với các NHPT trên thế giới và các NHTM tại Phụ lục 01)

Hiện nay, tình hình huy động đã đủ nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2013 (với tổng số vốn huy động là 48.642 tỷ đồng, trong đó phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 40.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch), cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn theo tiến độ của các dự án đầu tư, các khách hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, đảm bảo đủ vốn bằng ngoại tệ thực hiện dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, thực hiện việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (mua 17 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Nhà nước để hoàn trả toàn bộ vốn huy động ngắn hạn bằng ngoại tệ), đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống.

b/ Nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngồi nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ;

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định;

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác;

- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển;

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu

- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

và thanh tốn BHXH đối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

c/ Tổ chức bộ máy, nhân sự: Được phân nhóm thành 03 nhóm gồm Hội đồng quản

lý, Ban kiểm sốt và bộ máy điều hành, cụ thể như sau: - Hội đồng quản lý:

Hội đồng quản lý gồm 07 thành viên, trong đó có 04 thành viên chuyên trách là Chủ tịch HĐQL, Ủy viên HĐQL kiêm Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQL kiêm Trưởng ban Kiểm soát, Ủy viên chuyên trách HĐQL NHPT và 03 thành viên bán chuyên trách là các Thứ trưởng các Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản lý có 03 chuyên trách và 03 thành viên bán chuyên trách là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các cơ quan có liên quan.

Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh gồm: Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng.

- Ban Kiểm soát:

Ban Kiểm sốt có tối đa 07 thành viên chuyên trách. Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.

- Bộ máy điều hành:

Điều hành hoạt động NHPT là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng.

Tổng Giám đốc NHPT do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.

Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng NHPT do Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc.

Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi nhánh, Sở Giao dịch, Văn phòng đại diện ở trong, ngồi nước sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý.

Để hiểu rõ hơn về tổ chức bộ máy, nhân sự tại NHPT, luận văn đã miêu tả chi tiết tại Hình 2.3 sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể:

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BAN KIỂM SOÁT

VĂN PHÕNG HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC BAN NGHIỆP VỤ CÁC TRUNG TÂM VĂN PHÕNG TẠP CHÍ VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ K1 HÀO NAM BAN QUẢN LÝ XD TRUNG TÂM ĐÀ LẠT SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH, CHI

Bám sát quan điểm chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại cơng văn số 1397/VPCP-KTTH ngày 17/03/2006 của Văn phịng Chính phủ về việc thành lập NHPT trên cơ sơ sắp xếp lại hệ thống Quỹ HTPT, trong đó quy định “Việc sắp xếp

chuyển đổi mơ hình tổ chức bộ máy của Quỹ HTPT sang NHPT phải đảm bảo bộ máy tinh gọn, theo từng khu vực, không nhất thiết ở tỉnh, TP nào cũng phải có Chi nhánh...”. Tổng Giám đốc đã tiến hành rà sốt, sắp xếp lại mơ hình bộ máy tại các

tỉnh, thành phố nhằm giảm bớt thu gọn đầu mối tại một số địa bàn và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Như vậy, hiện nay NHPT ngồi Hội sở chính tại Hà Nội gồm 23 Ban, văn phịng, Trung tâm, thì tồn hệ thống NHPT có 02 Sở Giao dịch (Sở Giao dịch I tại Hà Nội, Sở Giao dịch II tại Thành phố Hồ Chí Minh), 06 Chi nhánh khu vực trên cơ sở tổ chức lại 02 Chi nhánh NHPT địa phương (Chi nhánh NHPT khu vực Đăklăk- Đăknông, Chi nhánh NHPT khu vực Cần Thơ-Hậu Giang, Chi nhánh NHPT Bắc Cạn-Thái Nguyên, Chi nhánh khu vực Bắc Ninh-Bắc Giang, Chi nhánh NHPT khu vực Minh Hải, Chi nhánh NHPT khu vực An Giang-Đồng Tháp) và 48 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số hơn 3.000 cán bộ viên chức.

Tóm tắt:

NHPT Việt Nam là một tổ chức tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chính sách phát triển thơng qua việc cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ khác theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ với các mục tiêu và đối tượng phục vụ đặc biệt, hướng tới lợi ích kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)