Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Quận Gò vấp TP HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 33 - 37)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số quận, huyện trên địa

1.5.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Quận Gò vấp TP HCM

Diện tích 19,75 km2, dân số 532.739 người (năm 2009)hiện có 16 phường từ phường 1 đến phường 17 (khơng có phường 2). Chia thành 2 vùng

- Vùng trũng nằm dọc theo sông Bến Cát, gọi vùng trũng vì nằm trong vùng đất phèn thường bị ngập theo cường triều, đây là vùng nông nghiệp nhưng năng suất cây trồng khơng cao.

- Vùng cao: có diện tích lớn phù hợp cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trước năm 1975 khu vực này người dân sản xuất nông nghiệpvà phát triển ngành nghề thủ cơng làm đường từ mật mía, nghề kéo sợi, dệt vải, nhuộm thuộc da, trại cưa, xay xát lúa gạo hoạt động nhộn nhịp nổi tiếng khắp vùng. Sau giải phóng và trong giai đoạn đổi mới những ngành nghề truyền thống Gò Vấp lụi tàn bởi thiết bị và công nghệ lạc hậu, nhiều làng nghề dệt nhuộm bị mai một do sản phẩm không đủ cạnh tranh với thị trường.

Thực hiện đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên tất cả các ngành trong thập niên 90, tình hình khó khăn đã thay đổi có chuyển biến tích cực, tốc độ đơ thị hóa Gị Vấp phát triển đến chóng mặt, tình hình sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Về cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Một loạt ngành nghề mới trước đây chưa phát triển nay từng bước vươn lên thay thế ngành nghề truyền thống cũ như sản xuất dụng cụ thiết bị ngành y tế, sản xuất giấy, sản xuất cơ khí, điện - điện tử (sản xuất thiết bị máy móc, dụng cụ điện, lắp ráp máy thu hình, máy thu thanh, thiết bị truyền thơng), sản xuất phụ tùng và sửa chữa phương tiện giao thông, sản xuất nhựa cao su, sản xuất đồ gỗ, giày da, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm. Ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng cao trở thành nghề động lực phát triển kinh tế của quận Gò Vấp.

- Năm 2000, sau khi có luật doanh nghiệp mới ra đời, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, giá trị công nghiệp tiểu thủ công nghiệp cao hơn các ngành khác tăng bình quân 20,7% /năm ( trong khu vực kinh tế tư nhân vốn đầu tư tăng 17% và nhà nước tăng

12,8%). Giá trị công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm tuyệt đối trong cơ cấu sản lượng của ngành kinh tế (84,2% năm 2000) . Vốn khu vực đầu tư nước ngồi gồm 2 cơng ty sản xuất ô tô là Mercedes Bens của Đức và IZUZU của Nhật tăng trưởng hàng năm và là doanh nghiệp nước ngoài làm ăn có lãi ở Việt Nam.

- Gị vấp cịn đủ khả năng về quỹ đất để xây dựng khu công nghiệp như đã được quy hoạch đến năm 2020 gồm các khu công nghiệp phường 5, phường 11 (sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ) và phường 12, đồng thời quy hoạch vùng sản xuất mới để di dời 71 cơ sở xen cài trong khu dân cư.

- Từ đó các ngành cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển hiện trên địa bàn có 3.437 cơ sở sản xuất thu hút 55.3000 lao động.

- Về thương mại dịch vụ: Tập trung xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên các tuyến đường trọng yếu khu dân cư, khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân đồng thời kinh doanh các sản phẩm sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp trên địa bàn.

- Về nông nghiệp:Từ thập niên 90 đặc biệt từ 1996 đến nay tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở quận Gò Vấp diển ra khá nhanh và mạnh nhất là chuyển dịch lúa không hiệu quả trên vùng bưng phèn sang thâm canh các loại rau đậu củ Gò Vấp cung cấp lượng rau ổn định cho Thành phố, sản phẩm đặc thù của Gò Vấp là hoa tươi, lực lượng nghệ nhân của Gị Vấp có số lượng đơng và hoạt động lâu đời với trên trăm nhà sản xuất hoa kiểng chuyên nghiệp và 200 nhà vườn bán chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách thập phương.

- Trải qua hàng trăm năm phát triển ngành hoa kiểng đem lại thu nhập cao đồng thời là ngành uyên bác và thể hiện tài năng của các nhà vườn với tâm hồn yêu thiên nhiên, đồng thời du nhập nhiều loại hoa kiểng của nước ngoài, khiến nơi đây trở thành vùng cung cấp hoa kiểng hàng đầu của thành phố, là trại giống nhiều chủng loại hoa đẹp góp phần cho nơng nghiệp ở Gị Vấp trường tồn và phát triển.

Mơ hình chuyển đối cơ cấu ngành kinh tế của Gị Vấp là mơ hình thành cơng, có cơ chế khuyến khích ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thay thế ngành nghề cũ lạc hậu không khả năng cạnh tranh thị trường, đồng thời phát triển khu công nghiệp mới phục vụ cho doanh nghiệp mới và cơ chế xây dựng khu công nghiệp tập trung dể di dời các cơ sở xen cài trong khu dân cư đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế trồng lúa thu nhập thấp sang vật nuôi cây trồng có giá trị cao phù hợp với canh tác truyền thống của địa phương trở thành vùng rau và hoa tươi lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phát triển thương mại dịch dịch đạt cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và phù hợp thực tế địa phương.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bình Chánh TP. HCM

- Chủ động xây dựng chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn huyện Bình Chánh.

- Xây dựng khu cơng nghiệp có cơ sở hạ tầng hồn chỉnh đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư về giao thông, điện, nước…phát huy lợi thế nguồn nhân lực dồi dào số lượng, đẩm bảo tay nghề từ hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học trên địa bàn nên đã thu hút các nhà đầu tư lớn của nước ngoài và trong nước.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng phát huy thế mạnh của ngành nghề của huyện.

- Phát triển thương mại, dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Khai thác lợi thế của huyện Bình Chánh, đặc biệt phát huy lợi thế cửa ngõ phía tây thành phố để thu hút nguồn lực từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Huy động các nguồn lực có sẵn của huyện vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Kết luận những vấn đề nghiên cứu chương I: Trong chương này đề tài nghiên

cứu đã cố gắng trình bày những lý luận về cơ cấu kinh tế, tập trung phân tích về vai trị, chính sách, quan điểm của Đảng nhà nước về cơ cấu ngành kinh tế và những bài học

kinh nghiệm của các quận để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng quan điểm, phương hướng và giải pháp chuyển dịch ngành kinh tế của huyện Bình Chánh theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2020 trong chương II, chương III.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP. HCM GIAI ĐOẠN 2003 - 2014.

2.1. Tổng quan cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh TP. HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)