Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 84 - 91)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

3.1. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch ngành kinh tế theo hướng

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện

Chánh Tp. HCM

Phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp huyện Bình Chánh

-Quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp huyện Bình Chánh phải thống nhất và hài hòa với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

-Quan điểm phát triển là đa dạng hóa ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, tập trung đầu tư cho ngành sản xuất các sản phẩm mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu. Đổi mới công nghệ, ưu tiên đầu tư phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử-cơng nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo, hóa chất-nhựa

cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm). Đồng thời ổn định và chú ý đầu tư chiều sâu phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như may mặc, da giày để tăng giá trị xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu. Tập trung thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngồi để phát triển ngành cơng nghiệp của huyện trong năm tới. phát triển công nghiệp phải gắn liền với bảo vệ môi trường xung quanh khu dân cư. Vì vậy, cần tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp sạch, ít gây ơ nhiễm mơi trường.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 13.783 tỷ đồng vào năm 2015 và giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn 42.042 tỷ đồng vào năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hương tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp chủ yếu (điện tử-cơng nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo, hóa chất nhựa cao su, chế biến lương thực thực phẩm) và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Từng bước chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp theo hướng giảm thâm dụng lao động, cơng nghệ thấp, trung bình sang cơng nghệ cao và không gây ô nhiễm môi trường hoặc xử lý môi trường triệt để.

- Điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng chuyên mơn hóa và hợp tác hóa. Đẩy mạnh liên kết với các địa phương nhằm phát huy lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư và hội nhập.

- Tổ chức đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề cao, có năng lực quản lý, có chun mơn và kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp. Đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát triển một số ngành cơng nghiệp chủ lực của huyện Bình Chánh

Máy cơng cụ (cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy chế biến gỗ nhựa): Ưu tiên phát triển ngành máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong nước, máy móc phục vụ nơng lâm ngư nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu thiết

kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại; đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo điện tử - tin học hóa dàn máy cơng cụ hiện có trong các cơ sở sản xuất cơng nghiệp.

Sản xuất máy động lực (động cơ diezen, động cơ xăng công suất nhỏ): Máy móc thiết bị điện, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị và cơng nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế thiết bị nhập khẩu, từng bước xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới. Khuyến khích các ngành cơ khí trọng điểm trong chương trình kích cầu của Thành phố: tấm panel mặt trời, sản xuất các loại máy móc, thiết bị thế hệ mới hoặc sử dụng công nghệ mới được điện tử hóa, tự động hóa, điều khiển theo chương trình máy tính được tiêu thụ trong nước, các sản phẩm cơ khí chính xác, máy móc thiết bị kiểm tra an tồn trong quá trình sản xuất cơng nghiệp, cơ khí khn mẫu phục vụ sản xuất công nghiệp, sản xuất các thiết bị y tế phục vụ chẩn đốn, điều trị nghiên cứu thí nghiệm

Điện tử và công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các linh kiện phụ tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và cơng nghiệp, điện tử viễn thơng, máy tính, dịch vụ điện tử, tin học. Đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất chất bán dẫn, linh kiện máy tính, điện thoại di động.

Ngành hóa chất nhựa cao su: Phát triển công nghiệp sản xuất dược liệu, bào chế thuốc… ưu tiên phát triển sản xuất các loại thuốc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực hóa dược, lĩnh vực hóa dược, lĩnh vực chế biến thực phẩm và lĩnh vực nơng nghiệp (phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh).

Ngành hóa chất nhựa cao su: tập trung sản xuất các sản phẩm săm lốp ô tô, xe máy, các sản phẩm cao su kỹ thuật cao, các loại bao bì, vật liệu xây dựng. Việc đầu tư phải đảm bảo ứng dụng kỹ thuật caovà giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tập trung nghiên cứu ứng dụng để sản xuất các vật liệu mới, composite, chất bán dẫn. Khuyến khích đổi mới cơng nghệ để sản xuất phân bón, đặc biệt cơng nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ rác (khu xử lý rác Đa Phước).

Ngành sản xuất chế biến lương thực thực phẩm: Tập trung chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, trong đó chú trọng đến việc thực hiện tinh chế nông sản dựa trên việc sử dụng công nghệ hiện đại và ứng dụng sinh học. Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung vào công nghiệp rượu bia, nước giải khát, chế biến sữa, chế biến thịt, thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, chế biến bánh kẹo, thức ăn nhanh.

Khuyến khích doanh nghiệp có thế mạnh của Huyện đầu tư phát triển mạnh khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường cả nước và khu vực.

Đầu tư phát triển ngành nghề công nghiệp phụ trợ: Sản phẩm truyền thống: may mặc, giày da, chế biến gỗ, phục vụ nhu cầu trong nước. Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế và văn hóa xã hội của nơng thơn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Các chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh.

-Chương trình tiếp xúc nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh và hội nhập.

-Tổ chức diễn đàn tiếp xúc lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp về vốn, mặt bằng, đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

-Thông tin giới thiệu doanh nghiệp tiếp cận những cơ chế, chính sách mới: quy hoạch ngành, chương trình kích cầu và các chương trình hỗ trợ của chính phủ… Hướng dẫn doanh nghiệp tham gia chương trình bảo lãnh tín dụng, lập dự án đầu tư và các chương trình cho vay ưu đãi.

Chương trình phát triển các sản phẩm cơng nghiêp cơng nghệ cao của Huyện: -Xây dựng danh mục các sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển (về vốn, mặt bằng, đào tạo lao động, thiết kế mẫu, xây dựng thương

hiệu, quảng bá sản phẩm…) trong khuôn khổ quy định của WTO cho phép nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

-Xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm công nghệ cao và doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ để chia xẻ nắm bắt yêu cầu tính năng, kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cần đáp ứng để sản xuất sản phẩm phụ trợ cho nhau.

Chương trình hỗ trợ quy hoạch và phát triển hạ tầng kỷ công nghiệp.

Tiếp tục nâng cao công tác quản lý các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động như khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, cụm tiểu thủ công nghiệp lê MinhXuân. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và đơn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành đưa vào khai thác các khu cụm công nghiệp gồm khu công nghiệp Vĩnh Lộc II diện tích 98,7 ha, khu cơng nghiệp Vĩnh Lộc III diện tích 200ha, mở rộng khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân diện tích 1077 ha, cụm cơng nghiệp An Hạ 123,5ha,

Mục tiêu phát triển ngành thương mại - dịch vụ.

- Khuyến khích phát triển các ngành thương mại - dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ có tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hết như dịch vụ du lịch gắn với phát triển nhà hàng, khách sạn; dịch vụ họp tác xã tín dụng nhân dân, dịch vụ kho tàng, bến bãi, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thu mua bảo quản và chế biến các mặt hàng nông sản, bến bãi, dịch vụ tư vấn dịch vụ thu mua bảo quản và chế biến các mặt hàng nông sản.

- Sắp xếp, ổn định hành lang thương mại - dịch vụ.

- Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nông thơn, các chợ tại những xã đơ thị hóa nhằm giải quyết nhu cầu tiêu dùng, mở rộng giao lưu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

-Khuyến khích phát triển các ngành thương mại dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ có tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác hết dịch vụ du lịch gắn với dịch vụ có tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác hết các dịch vụ du lịch gắn với phát triển nhà hàng khách sạn, dịch vụ họp tác xã tín dụng nhân dân, dịch vụ kho bãi kho tàng bến bãi.

-Sắp xếp ổn định hành lang thương mại dịch vụ đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, đường Trần Đại Nghĩa, đường Nguyễn Hữu Trí… Quy hoạch phát triển các loại hình thương mại dịch vụ cao cấp dọc đại lộ Đông Tây giai đoạn 1, giai đoạn 2, đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, đoạn nối Đại lộ Nguyễn Văn Linh với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương.

-Kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại siêu thị, chợ nông thôn, các chợ xã hội hóa nhằm giải quyết nhu cầu tiêu dùng, mở rộng giao lưu hàng hóa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Giai đoạn 2015 - 2020 khi các chợ siêu thị mới được xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác hết công suất khi nhiều khu cơng nghiệp, dân cư hình thành, tuy tốc độ cơng nghiệp không mở rộng quy mơ sản xuất với tiến độ hình thành khu cơng nghiệp với tiên độ hình thành khu dân cư phục vụ yêu cầu dãn dân từ nội thành, dân số cơ học trên địa bàn vẫn có xu hướng tăng cao từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh vì vây định hướng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực thương mại dịch vụ bình quân đạt 13.900,75 tỷ đồng vào năm 2015 và giá trị sản xuất thương mại dịch vụ bình quân 39.936 tỷ đồng vào năm 2020 tốc độ tăng bình quân 23,5%/năm

Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp

-Tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, Nghị Quyết của Trung ương và thành phố về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học cơng nghệ tiên tiến trong chương trình cây,

con, giống chất lượng cao, phát triển theo chiều sâu các mơ hình và nhân rộng các mơ hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế tập thể kết hợp với sản xuất kinh doanh.

-Xây dựng phát triển nông nghiệp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm.

-Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đồng thời đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, triển khai sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp dịch vụ và ngành nghề để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cải thiện cảnh quan, môi sinh, môi trường gắn kết với du lịch sinh thái.

-Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị Quyết trung ương 7 về nông nghiệp nơng dân nơng thơn. Hồn tất chương trình nơng thơn mới về đầu tư cơ sở vật chất, tinh thần cho người dân. Phấn đấu đến 2020 giá trị ngành nông nghiệp tăng 4-5% và đạt giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đạt 300 triệu đồng/năm.

-Phát triển nông nghiệp theo hướng phục vụ đô thị xanh, sạch bền vững bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp đáp ứng nhu cầu du lịch.

-Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni theo hướng cây con có giá trị cao để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đơn vị đất đai lao động.

-Nganh trồng trọt vẫn phát triển các cây trồng chính như lúa, rau an tồn, hoa lan cây cảnh, tập trung vào sản xuất, sản lượng cây lúa chất lượng cao, mở rộng sản xuất rau an toàn, hoa lan cây cảnh.

-Đẩy nhanh ngành sản xuất chăn nuôi theo hướng hình thành các vùng tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến sản phẩm và xử lý chất thải. từng bước nâng cao số lượng đàn heo,đàn bò thịt, bò sữa và các loại cây con khác mang lại hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thị trườngnhư dê thỏ.

-Khuyến khích nơng dân đầu tư sản xuất cá thịt, cá giống và cá kiểng.

-Xây dựng các phương án chủ động phòng chống thiên tai; tăng cường phòng chống lụt bão, lũ lụt, cường triều cao, hạn hán; kiểm tra phát hiện sớm các sự cố đối với các cơng trình thủy lợi; chủ động ứng phó với mọi tình huống, hạn chế đếnmức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai dịch bệnh, do biến động về giá, tăng cường bảo vệ môi trường nơng thơn đang có xu hướng ngày càng gia tăng ô nhiễm.

Giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện đẩy nhanh q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa, nên nhiều khu cơng nghiệp, khu dân cư, dự án dịch vụ thương mại sẽ hình thành, từ đó tốc độ giảm nơng nghiêp xảy ra, nhưng ngành nông nghiệp vẫn góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của Huyện, do vậy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhiều khu cơng nghiệp, khu dân cư, các dự án dịch vụ thương mại sẽ hình thành, từ đó tốc độ giảm đất nơng nghiệp xảy ra , nhưng ngành nơng nghiệp vẫn góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của Huyện, do vậy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tập trung ở khu vực nơng nghiệp để từng bước đưa nền nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng một phần lương thực, thực phẩm cho thành phố và Huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)