Thực trạng cơ cấu ngành thương mạ i dịch vụ của huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 54 - 62)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.2. Thực trạng cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên

2.2.2. Thực trạng cơ cấu ngành thương mạ i dịch vụ của huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh được tách ra từ huyện Bình Chánh cũ, bao gồm các xã nông nghiệp nên phần lớn các khu vực của huyện Bình Chánh dịch vụ chưa phát triển. Một số khu vực tiếp giáp với quận nội thành và dọc theo trục đường chính dịch vụ tương đối phát triển. Điều này cho thấy thương mại dịch vụ huyện Bình Chánh trong những năm qua còn nhỏ bé nhưng còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Thương mại –dịch vụ huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994) Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Thương mại - Dịch vụ 26,78 27,75 28,38 29,07 29,78 17,73 17,36 16,78 16,29

Đến năm 2014 trên địa bàn huyện Bình Chánh có hơn 11.900 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, tăng bình quân 5,58% trong giai đoạn 2006 - 2014. Loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng cao nhất, bình quân 15,26%/năm; hộ cá thể tăng 5,68%/năm. Tuy nhiên về quy mô kinh doanh thương mại dịch vụ thường nhỏ với loại hình hộ kinh doanh chiếm số lượng chủ yếu nhất chiếm 91,7% tổng cơ sở.

Về kinh doanh thương mại dịch vụ ăn uống là hai ngành thu hút nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ đầu tư trên địa bàn. Năm 2014 số cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (64,99%), kế đến là ngành ăn uống (26,61%) và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất (8,4%). Huyện Bình Chánh đang xây dựng mơ hình dịch vụ ăn uống gắn với du lịch sinh thái, mơ hình dịch vụ phục vụ sản xuất…

Phần lớn các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tập trung phát triển ở những tuyến đường chính như Quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Hùng, đường Đoàn Nguyễn Tuấn, Hương lộ 11, đường Đinh Đức Thiện…

Ngành ăn uống và ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Bình Chánh chủ yếu là các cửa hàng ăn uống bình dân, quán giải khát, dịch vụ cho thuê nhà trọ,internet... Nguyên nhân là do huyện có các khu công nghiệp nên người dân từ nơi khác đến làm việc tại khu cơng nghiệp có nhu cầu thuê nhà trọ và ăn uống phục vụ đời sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên huyện cũng có một số nhà hàng quán ăn sân vườn cao cấp, khách sạn tập trung ở các xã như thị trấn Tân Túc, xã Phong Phú, Bình Hưng…

Doanh thu ngành thương mại - dịch vụ

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành Thương mại – dịch vụ huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 -2014 (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Thương mại - Dịch vụ 524.862 628.113 700.003 818.019 1.010.150 1.224.980 1.512.010 1.849.488 2.298.173

Giai đoạn 2006 – 2014 giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ huyện Bình Chánh liên tục tăng, đến năm 2014 doanh thu khu vực dịch vụ huyện Bình Chánh ước đạt 2.298,173 tỷ đồng, chiếm 1,35% so với mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn thành phố. Điều này cho thấy khu vực dịch vụ huyện Bình Chánh có quy mơ cịn nhỏ bé và còn nhiều tiềm năng phát triển. Khu vực thương mại dịch vụ huyện Bình Chánh có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian qua 22,67%/năm giai đoạn 2006 - 2014. Việc gia tăng dân số với tốc độ cao cùng với hình thành nhiều khu cơng nghiệp và các khu dân cư đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng và nhu cầu về vật tư, nhiên liệu, vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Thương mại – dịch vụ huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Thương mại - Dịch vụ 31,59 21,59 19,67 11,45 16,86 21,25 23,43 22,32 24,26

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại – dịch vụ huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 – 2014 tăng trưởng trung bình trên 20%/ năm, trong đó loại hình doanh nghiệp lớn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu khu vực dịch vụ huyện Bình Chánh, đến năm 2014 loại hình doanh nghiệp này chiếm 80,55% tổng doanh thu khu vực dịch vụ huyện Bình Chánh.

Lao động hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ

Đến năm 2014 lao động trong khu vực thương mại dịch vụ là 28.166 người, tăng bình quân 12,05% /năm trong giai đoạn 2006 - 2014. Hộ kinh doanh chiếm tới 95,65%

tổng lao động khu vực thương mại dịch vụ, các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình.

Lao động khu vực thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung vào ngành thương nghiệp (chiếm tỷ lệ 75% tổng số lao động), các ngành ăn uống và dịch vụ chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

*Về phát triển chợ siêu thị

Tổng số chợ trên địa bàn 13 chợ, Tất cả các chợ đều thành lập Ban Quản lý Chợ tuy nhiên khác nhau cấp quản lý.

- 02 Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp do Huyện quản lý: (BQL chợ Bình Chánh và BQL chợ Cầu Xáng) với 23 cán bộ công chức.

- 07 BQL chợ do Xã quản lý (chợ Tân Nhựt, chợ Quy Đức, chợ Phong Phú, chợ An Phú Tây, chợ Bình Hưng, chợ Bà Lát, chợ Đệm) với 21 cán bộ quản lý.

- 04 chợ BQL do Doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ quản lý (chợ Đông Thành, chợ Hưng Long, chợ Vĩnh Lộc, chợ KCN Lê Minh Xuân) với 59 thành viên.

Tổng số hộ kinh doanh tại các chợ: 2144 sạp và kiot, tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ lưu thơng qua chợ (so với tổng hàng hóa, dịch vụ lưu thơng qua các loại hình phân phối): chiếm 50% (Đối với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, các loại hàng hóa chủ yếu lưu thơng qua chợ: Rất đa dạng phong phú chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Kinh doanh thực phẩm: chế biến, thực phẩm tươi sống, lương thực, rau củ quả… - Kinh doanh mặt hàng áo quần may sẵn, vải sợi, kim khí điện máy, vàng bạc, nữ trang.

- Các mặt hàng phục vụ cho nội trợ: chén tô ly tách, nồi …

Đánh giá tác dụng của hệ thống chợ đối với phát triển kinh tế-xã hội và thương mại trên địa bàn

- Về sản xuất: Tạo điều kiện tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương với quy mô nhỏ trong ngày thường hoặc những ngày giáp tết (hoa cây kiểng..)

- Đối với phát triển thương mại: Địa điểm giao lưu hàng hóa ở địa phương để phục vụ tiêu dùng tại chỗ đồng thời là điểm tập trung thu mua những mặt hàng nông sản khối lương lớn để phục vụ nhu cầu nội địa.

- Đối với phát triển xã hội:

+ Đã đáp ứng đúng nhu cầu bức xúc của tiểu thương cần có địa điểm kinh ổn định khang trang văn minh để kinh doanh được phát triển nhờ mãi lực tăng khi vào kinh doanh chợ mới, có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc kinh doanh (như đăng ký kinh doanh, hợp đồng thuê sạp..) đồng thời tạo điều kiện cho nhà đầu tư có điều kiện đầu tư, kinh doanh và khai thác chợ.

+ Mở ra triển vọng mới bằng phương thức xã hội hóa, kêu gọi tư nhân đầu tư vào khai thác, kinh doanh và quản lý chợ, giải quyết những khó khăn tồn tại bức xúc của địa phương khi nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng phải giải quyết đồng bộ và hiệu quả các vấn đề bức xúc của địa phương đã tồn tại trước đây và mới phát sinh như giải quyết vấn đề chợ tự phát, chợ xuống cấp chợ quá tải và các vấn đề lấn chiếm lòng lề đường, an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, cấp thốt nước, an tồn lưới điện..

- Về đóng góp ngân sách nhà nước.

+ Hoạt động kinh doanh tại các chợ chỉ phục vụ nhu cầu xã hội, cịn về đóng góp ngân sách cịn hạn chế do đa số tiểu thương nhỏ lẻ nên mức phí chợ thường thấp, một số tiểu thương chỉ đóng tiền hoa chi. Trong thời gian qua Huyện phải hỗ trợ thêm tiền từ ngân sách cho chi phí hoạt động chợ (chợ Cầu Xáng).

Bảng 2.8. Tổng số chợ trên địa bàn huyện Bình Chánh (tính đến ngày 31/12/2013)

Tên chợ Địa chỉ Loại chợ

2. Chợ Cầu Xáng 18 đường Thanh Niên, ấp3, xã Phạm Văn Hai 02

3. Chợ KCN Lê Minh Xuân E7/33C ấp5, xã Lê Minh Xuân 03

4. Chợ Hưng Long D16/41 ấp4, xã Tân Quý Tây 03

5. Chợ Tân Nhựt E9/ ấp 6, xã Tân Nhựt 03

6. Chợ Qui Đức Ấp1, Quốc lộ 50, xã Qui Đức 03

7. Chợ Phong Phú B5/120B ấp 5, xã Phong Phú 03

8. Chợ tạm ấp 1, xã An Phú Tây Ấp1, xã An Phú Tây 03

9. Chợ Vĩnh Lộc D19/28 ấp 4, Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc B 03

10. Chợ Đông Thành Ấp 4, xã Bình Chánh 03

11. Chợ Bình Hưng Khu tái định cư số 3, xã Bình Hưng 03

12. Chợ Bà Lát Ấp1, Tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai 03

13. Chợ Đệm Khu phố 1, Thị trấn Tân Túc 03

Nguồn: Phịng Cơng thương- UBND huyện Bình Chánh

*Về siêu thị: Đến năm 2013 trên địa bàn huyện đã có 7 siêu thị đã được đầu tư và

đi vào hoạt động, cụ thể là siêu thị Titan1 Bình Hưng, siêu thị Nguyễn Văn Cừ Bình Hưng, siêu thị Nguyễn Văn Cừ Tân Túc, siêu thị Hoàng Thái, siêu thị Thịnh Phát, Siêu Thị Satra Bình Hưng . Các siêu thị này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu văn phòng phẩm, do các doanh nghiệp đầu tư.

*Về cửa hàng tự chọn tiện lợi và điểm bán hàng bình ổn

Trên địa bàn huyện “Bình chánh có 28 cửa hàng tự chọn, tiện lợi điểm bán hàng bình ổn. các cửa hàng này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, thiết yếu, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến văn phòng phẩm, phần lớn các cửa hàng do Hội Phụ nữ liên kết với COOPMART, tổng công ty thương mại Sài gòn thành lập. hệ thống cửa hàng tập trung ở khu dân cư, khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc , Bình Hưng, Phong Phú.

*Về hiện trạng phát triển ngành du lịch

Huyện Bình Chánh có tài ngun về du lịch phong phú, bao gồm hệ thống kênh rạch, quỹ đất lớn và hệ sinh thái đa dạng, có thể phát triển du lịch sinh thái theo mơ hình

kết hợp nhà vườn kết hợp nghỉ dưỡng.

Thực hiện chương trình bình ổn giá

Năm 2013 và Tết năm 2014, được thành phố phê duyệt 9 mặt hàng gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản. Huyện đã tổ chức hệ thống cửa hàng bình ổn và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng bình ổn nên hàng hóa tham gia thị trường ngày thường tăng 15% và trong dịp Tết tăng 30-40%.

Các công ty ở địa phương đã tham gia các sản phẩm thế mạnh, được nhà nước hỗ trợ vốn, thị trường, nên các doanh nghiệp mở rộng sản xuất chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo số lượng do thành phố giao với chất lượng và giá cả hợp lý đã tạo điều kiện phát triển sản xuất điển hình như cơng ty TNHH Ba Hn tham gia thị trường 98 triệu trứng, Tổng công ty lương thực Miền Nam tham gia thị trường 15.700 tấn, công ty TNHH Huỳnh Gia Huyng Đệ tham gia 13.750 tấn thịt gia cầm, NoSaFOOD tham gia các mặt hàng nước chấm, thực phẩm chế biến, Họp tác xã Phước An tham gia mỗi ngày 10 tấn rau an toàn…Ngoài ra các cơ sở sản xuất bánh kẹo, hàng tết tham gia thị trường với nhiều sản phẩm phục vụ Tết đáp ứng nhu cầu thị trường với nhiều chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp mắt, giá cả phù hợp với túi tiền của vùng nông thôn.

Về mở rộng hệ thống phân phối và bán hàng lưu động: Nhằm đưa hàng hóa phục vụ cho cơng nhân và người lao động vùng sâu vùng xa, chương trình bình ơng thực hiên mỗi năm 300 chuyến hàng lưu động, đồng thời xây dựng hệ thống cửa hàng liên kết giữa Hội Phụ nữ - COOPMart, Đoàn Thanh niên với SATRA, đồng thời xây dựng cửa hàng bình ổn tại các chợ siêu thị trên địa bàn như cửa hàng của VISSAN, COOPFOOD, SATRAFOOD với hệ thống hơn 250 của hàng.

Ủy ban nhân dân Huyện đã hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thông tin tuyên truyền chongười dân nên lượng hàng hóa kinh doanh ngày càng tăng đồng thời sử dụng quỹ đất công chưa sử dụng để xây dựng hệ thống cửa hàng bình ổn.

vốn, thị trường, khuyến khích sản xuất hàng thiết yếu tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy thế mạnh sản xuất mặt hàng theo kế hoạch đồng thời tăng sản lượng dự trữ COOPFOOD, SATRAFOOD với hệ thống hơn 250 của hàng.

Ủy ban nhân dân Huyện đã hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thông tin tuyên truyền chongười dân nên lượng hàng hóa kinh doanh ngày càng tăng đồng thời sử dụng quỹ đất công chưa sử dụng để xây dựng hệ thống cửa hàng bình ổn.

Thực hiện chương trình bình ổn góp phần phát triển sản xuất, được nhà nước hỗ trợ vốn, thị trường, khuyến khích sản xuất hàng thiết yếu tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy thế mạnh sản xuất mặt hàng theo kế hoạch đồng thời tăng sản lượng dự trữ , chiếm lĩnh thị trường, giảm giá thành do nhà nước hỗ trợ quảng bá sản phẩm đồng thời góp phần ổn định thị trường của Huyện.

Thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Ủy ban nhân dân Huyện hàng năm đều xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt trong hệ thống chính trị và nhân dân ưu tiên sử dụng hàng Việt là yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất. Đã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, báo chí của Huyện, tổ chức các hoạt động chuyên đề văn nghệ, panơ, áp phích, tờ rơi để ùng hộ hàng Việt đồng thời tổ chức hội xuân, triển lãm, hội chợ quảng bá và tơn vinh hàng Việt tại trung tâm văn hóa Huyện, khu cơng nghiệp Lê MinhXn, khu công nghiệp Vĩnh Lộc đạt kết quả hết sức tích cực.

Cơng tác tun truyền đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm, chú trọng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc mua sắm hàng Việt, đồng thời có sự thơng tin hai chiều giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo điều kiện cho nhà sản xuất nắm được nhu cầu, mong muốn đối với các yếu tố liên quan đến sản phẩm như mẫu mã, chất lượng bao bì, kích cỡ, giá cả, kênh phân phối.

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát huy ưu thế , thế mạnh

trong điều kiện hội nhập quốc tế. hàng hóa chất lượng được nâng dần lên, giá cả ngày một cạnh tranh so với hàng ngoại nhập cùng chủng loại, khiến người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng nội, tại các chợ chiếm 90 - 95% hàng hóa được bày bán và tiêu thụ là hàng sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp ý thức vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong nước nên đã đầu tư, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, hàng hóa đa dạng phong phú giá cả cạnh tranh với hàng nhập khẩu, tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, truyền thông, tham dự hội chợ triển lãm để ngừoi tiêu dùng biết sản phâm của mình, phát triển hệ thống bảo hành và kênh phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa đên người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi.

Tổ chức việc sử dụng mua sắm tài sản công: tất cả công sở ưu tiên mua hàng Việt khi mua sắm cơng, đã ảnh hưởng tích cực đến tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp. Đã có chuyển biến tích cực khi mua sắm cả những hàng hóa thơng thường như bút, tập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)