Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệpvà các sảnphẩm chủ lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 47 - 54)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.2. Thực trạng cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên

2.2.1. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệpvà các sảnphẩm chủ lực của

cơng nghiệp

Huyện Bình Chánh có nhiều thuận lợi trong sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Trong nhiều năm qua thành phố đã tiến hành di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các quận nội thành vào khu, cụm cơng nghiệp và Bình Chánh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính của địa bàn huyện, những năm gần đây hoạt động cơng nghiệp có những phát triển mạnh.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 -2014 (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Công nghiệp - xây dựng 1.615.266 2.002.618 2.516.353 3.158.354 4.042.474 5.290.789 6.790.996 8.743.958 11.357.393

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực lớn nhất, động lực tăng trưởng kinh tế của kinh tế trên địa bàn huyện Bình Chánh. Sau khi tách huyện giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh từng năm, giai đoạn 2006 - 2014 có bước phát triển mạnh theo từng

năm, năm 2003 giá trị sản lượng là 472 tỉ 556 triệu đồng, năm 2006 giá trị sản lượng thực hiện 1.260 tỷ 806 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 23,61% so với cùng kỳ năm năm 2005. Năm 2007 giá trị sản lượng thực hiện 1.619 tỷ 824 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 28,48% so với cùng kỳ năm năm 2006. Năm 2008 giá trị sản lượng thực hiện 2095 tỷ 700 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 29,37% so với cùng kỳ năm năm 2007. Năm 2009 giá trị sản lượng thực hiện 2724 tỷ 410 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30% so với cùng kỳ năm năm 2008. Năm 2010 giá trị sản lượng thực hiện 3541 tỷ 773 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30% so với cùng kỳ năm năm 2009.

Đến năm 2012, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện 6.294.019 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30,42% so với cùng kỳ năm 2011. Đạt tốc độ tăng bình quân 29,69% giai đoạn 2006 - 2014 (theo giá so sánh 1994) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây trong bối cảnh kinh tế thành phố và cả nước gặp khó khăn.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Cơng nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Công nghiệp - xây dựng 22,28 19,74 23,98 25,65 25,51 29,37 28,36 28,76 29,89

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 - 2014 là 26,46%. Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế của Huyện trong q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh, phát huy tiềm năng lợi thế của

Huyện về phát triển hài hịa khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp và điểm công nghiệp. Việc quy hoạch khu công nghiệp mới từ khi tách huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển.

Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994) Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Cơng nghiệp - xây dựng 59,51 52,85 53,48 54,61 56,40 76,58 77,99 79,35 80,52

Nguồn:Phòng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Xét về giá trị sản xuất trong nội bộ ngành cơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh tập trung vào các ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic (chiếm tỷ trọng lớn nhất và giảm dần từ 24,44% năm 2005 xuống 19,16% năm vào năm 2012 theo giá so sánh năm 1994, công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (chiếm từ 14,27% năm 2012); công nghiệp sản xuất kim loại (chiếm 12,79% năm 2012) ; cơng nghiệp sản xuất hóa chất (chiếm 9,8% năm 2011), công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống ( chiếm 6,69% năm 2010); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (chiếm 4,39% năm 2012). Tỷ trọng các ngành này tương đối ổn định qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2014.

Trong giai đoạn 2006 - 2014, sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp huyện Bình Chánh diễn ra theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cụ thể ngành sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, ngành sản xuất kim loại, ngành sản xuất các phương tiện vận tải khác… Điều này phù hợp với định hướng phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất nhựa cao su, chế biến tinh lương thực

thực phẩm) trên địa bàn thành phố nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh trong phát triển các ngành cơng nghiệp trên địa bàn huyện.

Một số ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp gồm sản xuất đồ uống (tăng bình quân 28,34%), ngành dệt tăng (tăng bình quân 28,08%/năm), ngành hóa chất và sản phẩm hóa chất (tăng bình qn 24,34%/năm), sản xuất các loại sản phẩm từ cao su, plastic (tăng bình quân 32,32%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng bình quân 29,28%/năm)

Ngành công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác có tốc độ tăng bình qn cao nhất (57,30% năm trong giai đoạn 2006 - 2014). Trong khi đó ngành cơng nghiệp sản xuất từ cao su plastic có giá trị tuyệt đối lớn nhất (1.206.707 triệu đồng năm 2012), ngoài ra, một số ngành chủ lực giữ được mức độ ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao như: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tương ứng là 48,98%/năm ), sản xuất trang phục tương ứng là 45%/năm, sản xuất thiết bị chưa phân vào đâu (tương ứng là 42,73%/năm) trong cả giai đoạn 2006 - 2014.

Cơ cấu ngành cơng nghiệp có sự chuyển dịch tích cực. Các ngành cơng nghiệp có kỷ thuật hiện đại và giá trị gia tăng cao có xu hướng tăng cao: như hóa chất, cơ khí, chế biến thực phẩm, thực phẩm cao cấp, hàng tiêu dung cao cấp. đây là điểm mạnh của cơng nghiệp huyện Bình Chánh. Bởi cơng nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao hơn và địi hỏi cơng nghệ tiên tiến, tuy nhiên tỷ trọng những ngành này cịn thấp, khi đó ngành dệt may, da giàycòn chiếm tỷ lệ khá cao.

Đánh giá một số ngành cơng nghiệp chính trên địa bàn huyện Bình Chánh

Ngành cơng nghiệp huyện Bình Chánh khơng phải là ngành công nghệ cao sử dụng nhiều chất xám mà thuần tủy là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, gia tăng về số lượng, dựa trên tăng trưởng theo chiều rộng. Các hộ cá thể đóng vai trị quan trọng trong phát triển cơng nghiệp huyện Bình Chánh khi chiếm đến 1/5 giá trị sản xuất trên địa bàn huyện, các loại hình doanh nghiệp chiếm 4/5 giá trị và ổn định trong suốt giai đoạn 2006 - 2012.

Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống: Là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu

nội bộ nghành công nghiệp với sự đa dạng về sản phẩm: sữa, mì ăn liền, bánh, đồ uống, trứng thịt gia cầm, thủy cầm, ngành này thu hút số lượng lao động lớn, có nhiều doanh nghiệp tham gia có sản phẩm đạt chất lượng cao

Ngành cao su plastic: Cao su, plastic là nhóm ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ

cấu ngành cơng nghiệp của Huyện. Đây là nhóm ngành có sản phẩm đa dạng, phong phú

Ngành cơ khí chế tạo máy: Đây là nhóm ngành gồm các phân ngành sản xuất máy

móc thiết bị, xe có động cơ, phương tiện vận tải và hiện chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nội bô ngành công nghiệp. Ngành cơ khi có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nền tảng của ngành công nghiệp. Ngành có nhiệm vụ trang bị máy móc, thiết bị tư liệu sản xuất cho ngành kinh tế quốc dân. Đây là nhóm ngành gắn với quy trình sản xuất sủu dụng cơng nghệ cao.

Ngành cơ khi của huyện Bình Chánh tập trung vào các lĩnh vực chính như cơ khí phục vụ cho ngành cơng nghiệp khác cơ khí gia cơng và sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết, cơ khí tiêu dung, cơ khí chính xác, cơ khí lắp ráp, cơ khí sữa chữa. Trong giai đoạn đầu phát triển trên các cơ sở lắp ráp, khuyến khích phát triển cơng nghiệp phụ trợ đi kèm để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiếp cận dần các cơng nghệ chế tạo cơ khi tiên tiến của thế giới.

Ngành cơ khí tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóas các thành phần kinh tế tham gia, đa dạng hóa ngành nghề, nhưng có sự chuyên sâu, hợp tác hóa rộng, tập trung phát triển ngành cơ khí ở khu cụm công nghiệp.

Ngành công nghiệp điện tử: Đây là ngành được nhóm từ phân ngành thiết bị văn phịng, máy tính, thiết bị điện, điện tử, radio, tivi, thiết bị truyền thông.

Những thuận lợi và hạn chế của ngành cơng nghiệp huyện Bình Chánh

Thuận lợi

- Gần trung tâm đào tạo khoa học kỷ thuật lớn của quốc gia là thành phố Hồ Chí Minh.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp.

- Có khả năng cung cấp lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng với chi phí tiền lương thích hợp.

- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có mặt bằng để mở rộng và nếu có thể liên kết thành cụm cơng nghiệp. Quy mô công ty phải phù hợp với đặc điểm công nghệ gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.

- Gần các trung tâm cơng nghiệp lớn, có thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch đô thị, phân bố dân cư, phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia trong chiến lược phát triển dài hạn; đảm bảo khai thac hiệu quả cao nhất tiềm năng phát triển và thế mạnh của vùng.

- Đảm bảo yếu tố thương mại hóa chuyển giao cơng nghệ.

- Gần trung tâm đào tạo khoa học kỷ thuật lớn của quốc gia là thành phố Hồ Chí Minh.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp.

- Có khả năng cung cấp lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng với chi phí tiền lương thích hợp.

- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có mặt bằng để mở rộng và nếu có thể liên kết thành cụm cơng nghiệp. Quy mô công ty phải phù hợp với đặc điểm công nghệ gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.

- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch đô thị, phân bố dân cư, phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phịng.

- Tiết kiệm tối đa đất nơng nghiệp, đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia trong chiến lược phát triển dài hạn; đảm bảo khai thac hiệu quả cao nhất tiềm năng phát triển và thế mạnh của vùng.

- Đảm bảo yếu tố thương mại hóa chuyển giao cơng nghệ.

Những mặt hạn chế

- Chất lượng tăng trưởng công nghiệp thấp: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp chỉ bằng một nữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ lệ gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng giảm. Chậm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành cơ khí, chế tạo, điện tử, cơng nghiệpcó hàm lượng kỹ thuật cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế về nhiều mặt.

- Trình độ cơng nghệ chỉ đạt mức trung bình so với các nước trong khu vực, số doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến chưa đáng kể, doanh nghiệp đạt hệ thống chất lượng tiên tiến cịn ít.

- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chậm xử lý chất thải công nghiêp như nước thải, khí thải, chất thải rắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân khu vực sản xuất cơng nghiệp.

Q trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Huyện diễn ra đúng hướng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với giai đoạn trước đây nhưng ngành công nghiệp vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Các hạn chế này đã cản trở một phần quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong thời gian qua:

Xuất phát điểm của ngành cơng nghiệp của Huyện cịn thấp. Q trình hội nhập có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh quyết liệt trong khi quy mô doanh nghiệp của Huyện là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 85%) với đặc điểm là cơng nghệ trung bình và lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý điều hành dự báo thị trường còn nhiều hạn chế, vốn hoạt động kinh doanh rất ít, vốn vay ngân hàng là chủ yếu do đó dễ bị ảnh hưởng khi lạm phát, biến động lãi suất, giá nguyên vật liệu…

Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài đã làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp.

Thâm dụng lao động phổ thơng cịn lớn như ngành dệt may da giày chiếm chiếm 46 % tổng lao động nhưng chỉ tạo ra được 18% giá trị cơng nghiệp của tồn ngành.

Tóm lại: Huyện đã tập trung phát triển cơng nghiệp trên địa bàn theo hướng phát

triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hịa đời sống xã hội và bảo vệ mơi trường sinh thái

Tuy nhiên cần khắc phục về cơ sở hạ tầng đã quá tải, chất lượng lao động thấp, cơng nghệ trung bình và thấp cần đầu tư các ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, cơng nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)