Tổng quan cơ sở hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 42)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1.2. Tổng quan cơ sở hạ tầng kinh tế

2.1.2.1. Về giao thơng

Hệ thống giao thơng chính của Huyện đảm bảo kết nối với các khu công nghiệp, khu dân cư hiện hữu và các khu công nghiệp, khu dân cư theo quy hoạch, đồng thời kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông của thành phố; Các trục giao thông được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng đáp ứng cho giai đoạn trước mắt và định hướng phát triển lâu dài; xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng xã, kết nối với hạ tầng giao thơng nơng thơn xã với các trục đường chính của Huyện, thành phố đảm bảo an toàn, thuận lợi; các tuyến đường giao thông trong các khu đô thị đảm bảo được đầu tư đồng bộ về: cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh.

(các loại hình khác chưa có trên địa bàn).

Về giao thông đường bộ: Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện là

412.227 m, trong đó có 52 tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài là 139.948 m và 142 tuyến đường do huyện quản lý với tổng chiều dài là 272.279 m không kể các tuyến đường nhỏ, hẻm phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quản lý.

Về đường giao thơng đối ngoại hiện hữu: Có các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, đường dẫn vào đường Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Tỉnh lộ 10 (nay là đường Trần Văn Giàu), Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Tú, … Các tuyến đường giao thông đối ngoại theo định hướng Quy hoạch chung huyện Bình Chánh: đường Cao tốc liên vùng phía Nam, đường Vành đai 2, đường Vành đai 3, đường Võ Văn Kiệt nối dài, đường vòng cung Tây Bắc, …

Về các tuyến đường giao thơng chính trên địa bàn huyện: Có các tuyến đường Nguyễn Cửu Phú, đường Võ Văn Vân, đường Trần Đại Nghĩa, đường Vĩnh Lộc, Bùi Thanh Khiết, Trịnh Quang Nghị, …

Về cầu: Khu Quản lý giao thông đô thị số 4quản lý 34 cầu đi qua các sơng, rạch trên các tuyến đường chính trên địa bàn huyện, bao gồm nhiều chủng loại: bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, thép; Tổng chiều dài cầu khoảng 3.036,91m, chiều dài đường vào cầu khoảng 3.981,9m, chiều rộng mặt cầu chủ yếu 6 - 7m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Bình Điền 1,2 có chiều rộng mặt cầu 11,25 m x2. Ủy ban nhân dân Huyện quản lý 74 cầu, chiều rộng chủ yếu từ 1,5 - 3,0m, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và gỗ.

Về giao thông đường thủy: Huyện Bình Chánh có nhiều sơng, kênh, rạch hiện

hữu, trong đó một số tuyến sơng, rạch chính có chức năng giao thông thủy như: Tuyến Vành đai ngồi (sơng Chợ Đệm - Bến Lức, kênh Lý Văn Mạnh, kênh Xáng ngang, kênh Xáng đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả và rạch Ơng Lớn; Trong đó có 1 tuyến cấp III, chiều dài 11.5 km; 05 tuyến cấp VI, chiều dài 25 km.

Mạng lưới sông rạch trên địa bàn huyện khá dày đặc khoảng 67 km, nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy và tiêu thốt nước, phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Các tuyến sơng rạch có chức năng giao thơng thủy là: Sơng Cần Giuộc, Bến Lức, rạch Cây Khơ, Rạch Ơng Lớn,…Hướng tới sẽ hình thành tuyến vành đai giao thông thủy theo tuyến kênh xáng, kênh An Hạ, Kênh Lý Văn Mạnh; tiếp tục phục hồi và khơi thông luồng lạch các tuyến có chức năng giao thơng thủy hiện hữu để phục vụ chương trình du lịch sinh thái

Nhìn chung, mạng lưới giao thông thủy bộ huyện rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân, lưu thơng hàng hóa giữa các vùng trong và ngồi huyện, làm bệ phóng cho sản xuất kinh doanh, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

2.1.2.2. Hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thơng

Hệ thống điện của huyện Bình Chánh nhận từ lưới điện chung của Thành phố với các trạm phụ tải như:

- Trạm Phú Lâm 110/15kV – 2 x 63 MVA cấp 70 MW - Trạm Phú Định 110/15kV – 2 x 40 MVA cấp 20 MW - Trạm Nam Sài Gòn 2 110/15kV – 22 kV – 1 x 63 MVA - Trạm CN Vĩnh Lộc 110/15 - 22kV – 1 x 40 MVA - Trạm KCN Lê Minh Xuân 110/15-22kV –1 x 40 MVA

Lưới điện cao thế có đường dây 500 kV dài 24,25 km, đường dây 220 kV dài 19 km và đường dây 110 kV dài 30,5 km.

Lưới điện phần lớn trung hạ thế, chủ yếu là đường dây trên không chạy dọc các trục giao thông và khu dân cư.

Đảm bảo phục vụ nhu cầu điện năng sinh hoạt, sản xuất cũng như hoạt động thương mại. Hằng năm, ngành điện đều có kế hoạch cải tạo nâng cấp, phát triển lưới điện truyền tải 66/110kV để nâng cơng suất các trạm, giảm bớt tình trạng quá tải và cải thiện đáng kể tình trạng cung cấp điện trên địa bàn huyện.

Hệ thống nguồn nước cung cấp hiện nay trên địa bàn Huyện chủ yếu từ 23 trạm cấp nước ngầm và 1 phần nước máy thành phố theo tuyến ống nước cấp nước Þ350- Þ200 dọc theo tỉnh lộ 10. Nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ nguồn nước mặt của hệ thống sông rạch, nước mưa thiên nhiên, cịn trong sản xuất cơng nghiệp phần lớn là các giếng khoan công nghiệp.

Từ nay đến năm 2010 đảm bảo cung cấp đủ 100% nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt cho ngưới dân, triển khai xây dựng các mạng cấp 1, 2 nhà máy nước sông sài gòn với các tuyến ống cấp nước chính Þ600- Þ800 mm dọc theo Quốc lộ 1A đường Nguyễn Văn Linh Quốc Lộ 50, Tỉnh Lộ 10, Hương Lộ 5, đạt công suất trên 600.000 m3/ ngày đêm.

Trên địa bàn Huyện, hiện có 03 tuyến sơng; 119 tuyến kênh, rạch; 12 cơng trình đê bao thủy lợi; 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong 122 tuyến sơng, kênh, rạch thì có 06 tuyến sơng, rạch có chức năng giao thơng thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngồi (sơng Chợ Đệm - Bến Lức, kênh Lý Văn Mạnh, kênh Xáng ngang, kênh Xáng đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà Tỵ, rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu - cầu Bà Cả và rạch Ơng Lớn; các tuyến cịn lại là có chức năng thoát nước

Hệ thống thoát nước hiện chỉ tập trung cục bộ ở một số khu vực trục giao thơng chính thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng các trạm xử lý nước thải tại khu vực phía Nam chuyển từ nước thải của dự án 415 - khu vực Tân Hóa Lị Gốm, nhà máy xử lý nước thải tại Xã Tân Nhựt.Tiếp tục đầu tư, cải tạo hệ thống thủy lợi, đê bao, cống điều tiết nhằm hạn chế tình trạng ngập úng và ngăn mặn cho đồng ruộng..

Trên địa bàn huyện có tổng số 10 bưu cục cấp 3, bán kính phục vụ trung bình từ 1,5 - 2 km. Tuy nhiên, mạng lưới bưu cục ở khu vực nơng thơn cịn q thưa thớt chưa đáp ứng khả năng nhu cầu chung của dân cư.

Những năm gần đây, hệ thống bưu điện huyện đã có sự đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và các phương tiện kỹ thuật ngành, góp phần vào việc đảm bảo thơng tin liên lạc

được thông suốt từ thành phố đến huyện, xã. Hiện trạng sử dụng điện thoại cố định trong nhà dân là 11,90 máy/100 dân, đây là dấu hiệu tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

2.1.3.Về đầu tư:

Trong giai đoạn 2006-2010, ước tính huyện Bình Chánh đã huy động một lượng vốn đầu tư nguồn vốn khác nhau đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện . Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn huyện trong năm 2010 ước đạt 8797,04 tỷ đồng gấp 3,107 lần so với năm 2005 và tổng lượng đầu tư giai đoạn 2005-2014 là 27,92 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố trong giai đoãn 2006-2010 theo thống kê ước đạt 489,9 tỷ đồng. Con số nay trong năm 2010 là 489 tỷ đồng gấp 2,33 lần so với năm 2005. Cơ cấu vốn đầu tư đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, tiếp đó là khu vực dịch vụ và cuối cùng là khu vực nông nghiệp với tỷ trọng lần lượt của từng khu vực là 74,5%,18,7% và 6,8%. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Bình Chánh là đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện là phát triển theo cơ cấu công nghiệp dịch vụ nơng nghiệp.

2.1.4.Áp dụng chương trình đột phá ngành kinh tế:Trong đó tập trung

thực hiện 6 chương trình đột phá chương trình đột phá của Thành phố vào huyện Bình Chánh

Một là: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng nhanh

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là: Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mơ hình chính quyền đơ thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

Ba là: Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình

tăng trưởng kinh tế thành phố tập trung nguồn lực, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái.

Bốn là: Chương trình giảm ùn tắc giao thơng: phát triển nhanh vận tải hành

khách công cộng, ưu tiên giao thông công cộng sức chở lớn; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Năm là: Chương trình giảm ngập nước tập trung giải quyết cơ bản tình

trạng ngập nước tại khu vực trung tâm thành phố (khoảng 100 km2). Đến giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết cơ bản ngập nước do mưa tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích cịn lại của thành phố

Sáu là: Chương trình giảm ơ nhiễm mơi trường tập trung kiểm soát, ngăn

chặn và đẩy lùi ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, tiểu đảo, công viên.

2.2. Thực trạng cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Bình Chánh TP. HCM giai đoạn 2003 - 2014 bàn huyện Bình Chánh TP. HCM giai đoạn 2003 - 2014

2.2.1. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp và các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp công nghiệp

Huyện Bình Chánh có nhiều thuận lợi trong sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Trong nhiều năm qua thành phố đã tiến hành di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các quận nội thành vào khu, cụm công nghiệp và Bình Chánh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính của địa bàn huyện, những năm gần đây hoạt động cơng nghiệp có những phát triển mạnh.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 -2014 (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Cơng nghiệp - xây dựng 1.615.266 2.002.618 2.516.353 3.158.354 4.042.474 5.290.789 6.790.996 8.743.958 11.357.393

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực lớn nhất, động lực tăng trưởng kinh tế của kinh tế trên địa bàn huyện Bình Chánh. Sau khi tách huyện giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh từng năm, giai đoạn 2006 - 2014 có bước phát triển mạnh theo từng

năm, năm 2003 giá trị sản lượng là 472 tỉ 556 triệu đồng, năm 2006 giá trị sản lượng thực hiện 1.260 tỷ 806 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 23,61% so với cùng kỳ năm năm 2005. Năm 2007 giá trị sản lượng thực hiện 1.619 tỷ 824 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 28,48% so với cùng kỳ năm năm 2006. Năm 2008 giá trị sản lượng thực hiện 2095 tỷ 700 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 29,37% so với cùng kỳ năm năm 2007. Năm 2009 giá trị sản lượng thực hiện 2724 tỷ 410 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30% so với cùng kỳ năm năm 2008. Năm 2010 giá trị sản lượng thực hiện 3541 tỷ 773 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30% so với cùng kỳ năm năm 2009.

Đến năm 2012, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện 6.294.019 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 30,42% so với cùng kỳ năm 2011. Đạt tốc độ tăng bình quân 29,69% giai đoạn 2006 - 2014 (theo giá so sánh 1994) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây trong bối cảnh kinh tế thành phố và cả nước gặp khó khăn.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Cơng nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Cơng nghiệp - xây dựng 22,28 19,74 23,98 25,65 25,51 29,37 28,36 28,76 29,89

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Bình Chánh giai đoạn 2006 - 2014 là 26,46%. Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế của Huyện trong q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh, phát huy tiềm năng lợi thế của

Huyện về phát triển hài hịa khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp và điểm công nghiệp. Việc quy hoạch khu công nghiệp mới từ khi tách huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển.

Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp – xây dựng huyện Bình Chánh (giá so sánh năm 1994) Đơn vị tính: % Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (ước tính) Cơng nghiệp - xây dựng 59,51 52,85 53,48 54,61 56,40 76,58 77,99 79,35 80,52

Nguồn:Phịng Thống kê- UBND huyện Bình Chánh

Xét về giá trị sản xuất trong nội bộ ngành cơng nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh tập trung vào các ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic (chiếm tỷ trọng lớn nhất và giảm dần từ 24,44% năm 2005 xuống 19,16% năm vào năm 2012 theo giá so sánh năm 1994, công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (chiếm từ 14,27% năm 2012); công nghiệp sản xuất kim loại (chiếm 12,79% năm 2012) ; cơng nghiệp sản xuất hóa chất (chiếm 9,8% năm 2011), công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống ( chiếm 6,69% năm 2010); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (chiếm 4,39% năm 2012). Tỷ trọng các ngành này tương đối ổn định qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2014.

Trong giai đoạn 2006 - 2014, sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp huyện Bình Chánh diễn ra theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cụ thể ngành sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, ngành sản xuất kim loại, ngành sản xuất các phương tiện vận tải khác… Điều này phù hợp với định hướng phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất nhựa cao su, chế biến tinh lương thực

thực phẩm) trên địa bàn thành phố nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh trong phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Một số ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp gồm sản xuất đồ uống (tăng bình quân 28,34%), ngành dệt tăng (tăng bình quân 28,08%/năm), ngành hóa chất và sản phẩm hóa chất (tăng bình qn 24,34%/năm), sản xuất các loại sản phẩm từ cao su, plastic (tăng bình quân 32,32%), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng bình quân 29,28%/năm)

Ngành cơng nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác có tốc độ tăng bình qn cao nhất (57,30% năm trong giai đoạn 2006 - 2014). Trong khi đó ngành cơng nghiệp sản xuất từ cao su plastic có giá trị tuyệt đối lớn nhất (1.206.707 triệu đồng năm 2012), ngoài ra, một số ngành chủ lực giữ được mức độ ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao như: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tương ứng là 48,98%/năm ), sản xuất trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)