Kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong quá trình chuyển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 66)

1.3 .Vai trò chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.3. Kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong quá trình chuyển dịch

cấu ngành kinh tế huyện Bình Chánh TP. HCM giai đoạn 2003 - 2013

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhiều cơng trình trọng điểm, quan trọng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo định hướng quy hoạch phát triển chung đã được triển khai kịp thời trên địa bàn huyện Bình Chánh, đây là sự kiện thu hút đầu tư, kích thích nền kinh tế phát triển và ổn định đời sống dân cư.

Xây dựng và đẩy nhanh tiến độ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch sắp xếp lại ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng ưu tiên các

ngành sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ngành công nghiệp sạch, kiên quyết di dời các cơ sở ô nhiểmvào khu công nghiệp tập trung, hoặc chuyển đổi chức năng hoạt động.

Tập trung, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu công nghiệp để tiếp nhận các cơ sở, doanh nghiệp vào sản xuất

Đẩy nhanh chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư thông qua các kênh thông tin, webside, Hội doanh nghiệp, bản tin bình Chánh, chủ động phối hợp với Sở ngành Thành phố mời gọi đầu tư vào khu cơng nghiệp. Quảng bá hàng Việt tại huyện Bình Chánh thông qua các hội chợ, hội xuân trên địa bàn

Hình thành các câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác làm hạt nhân trong việc xây dựng các mơ hình trình diễn, chuyển giao cơng nghệ, nhân rộng mơ hình hiệu quả, quan tâm hỗ trợ tìm đầu ra cho nơng sản bằng cách tổ chức các cuộc họp tiếp xúc ký kết họp đồng giữa nông dân và các đơn vị thu mua, đặc biệt dạy nghề cho thanh niên đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Huyện.

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch huy động và khai thác các nguồn vốn xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn Huyện, thực hiện cơ chế đột phá và biện pháp mạnh mẽ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhằm khắc phục tình trạng trình trệ thi cơng các cơng trình, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tập trung ưu tiên đầu tư giao thơng và các cơng trình phịng chống lụt bão để cải thiện môi sinh, tháo rào cản trong môi trường đầu tư.

2.3.2.Quan điểm của tác giả về hiện trạng bất cập:

Hoạt động thương mại dịch vụ: phát triển còn tự phát, do chưa quy hoạch về cửa

hàng xăng dầu, nhà hàng, siêu thị chợ. Hàng hóa chưa đa dạng về mẫu mã, thiết kế không nhiều chủng loại để người tiêu dùng lựa chọn. Chưa phát huy lợi thế du lịch sinh thái.

Sản xuất công nghiệp:Tiến độ thực hiện các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp

cịn chậm do năng lực của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến phê duyệt quy hoạch và cơ chế thỏa thuận giá đền bù, do cải cách thủ tục tuy có chuyển biến nhưng cịn rườm rà, thiếu đồng bộ, nhất là lĩnh vực quy hoạch đô thị và quản lý đất đai.

Doanh nghiệp của Huyện khó khăn khi mở cửa thị trường khi hội nhập, trong điều kiện chung của hàng hóa Việt Nam cạnh cạnh tranh cịn yếu, trình độ lao động thấp, sức đề kháng ứng phó khủng hoảng cịn hạn chế, doanh nghiệp bị động trước diễn biến của thị trường quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp:Năng lực cạnh tranh của sản phẩm của nơng dân cịn khá thấp, chủ yếu sản xuất nhưng sản phẩm lương thực thực phẩm hàng ngày phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân thành phố Hồ Chí Minh. Khâu chế biến, bảo quản, chế biến và xuất khẩu nơng sản cịn rất thấp do năng suất chất lượng thấp, công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành cao khó cạnh tranh, bên cạnh đó khả năng tiếp cận thị trường của nông dân và doanh nghiệp cũng còn yếu nên chỉ cung cấp sản phẩm nguyên liệu thô và được mùa rớt giá.

Nguyên nhân và những vấn đề tháo gỡ:

Cơ cấu ngành kinh tế của Huyện phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng, chưa bền vững do những nguyên nhân sau:

- Điều kiện xuất phát thấp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư có hạn so với u cầu, trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế áp dụng quy định còn cứng nhắc chưa linh hoạt..

- Đầu tư dàn trải để phát triển theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu, đột phá tất cả ngành lĩnh vực kinh tế xã hội và 6 lĩnh vực đột phá của Thành phố. Cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỷ thuật, xã hội và các khu công nghiệp, các cụm, nhóm sản phẩm cơng nghiệp và dịch vụ cơng nghệ cao, có vai trị dẫn dắt và tác động lan toả đến sự phát triển chung,

- Mức độ sử dụng các dịch vụ còn hạn chế các hoạt động, Chính sách phát triển những dịch vụ chưa thống, cịn nhiều cấm đoán do chưa quan lý được, nhiều lĩnh vực phát triển chậm do còn nhiều giấy phép con với nhiều điều kiện ràng buộc như ngành nghề du lịch, internet, viễn thông…

- Chưa xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hồ lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Chưa khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Chưa đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, phát triển hệ thống kho chứa nơng sản, góp phần điều tiết cung cầu phù hợp với cơ chế thị trường.

Kết luận những vấn đề nghiên cứu chương II: Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào thực trạng cơ cấu ngành kinh tế từ phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề cần tháo gỡ của từng lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp và cơ cấu ngành kinh tế của Huyện làm cơ sở xây dựng quan điểm phương hướng giải pháp trong chương III.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BÌNH CHÁNH TP. HCM ĐẾN NĂM 2020

3.1. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn huyện Bình Chánh

Mục tiêu chung:

Phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Chánh đến 2020 nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của huyện và thành phố vào phát triển kinh tế của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững; cơ cấu chuyển dịch phù hợp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Huyện.

Triển khai hiệu quả các giải pháp, chính sách của Trung ương và Thành phố, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp-xâydựng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp,tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nơng nghiệp có hàm lượng khoa học - cơng nghệ, giá trị gia tăng cao. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị các ngành sản xuất đạt 27,99%; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, ổn định giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tăng cường cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn huyện Bình Chánh HĐH trên địa bàn huyện Bình Chánh

Tiếp tục hồn thiện quy hoạch, xây dựng kế họach phát triển các ngành nghề dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện: kế họach phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại, quy hoạch một số ngành nghề văn hóa - xã hội nhạy cảm, quy hoạch các ngành nghề thương mại dịch vụ trên các trục lộ chính.

Đánh giá tình hình triển khai đề án và mức độ khả thi giai đoạn 1 của đề án du lịch sinh thái sau khi đề án được phê duyệt.

Tích cực quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn huyện theo đề án đã được duyệt (đề án thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, phát triển chợ - trung tâm thương mại, …).

Xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức cá nhân trong việc đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý các chợ Tân Kiên, Bình Lợi, Đa Phước, Vĩnh Lộc B, An Phú Tây. Tiếp tục triển khai kế hoạch đấu thầu chợ, tổ chức thí điểm mơ hình HTX quản lý chợ tại chợ Cầu Xáng.

Phối hợp tổ chức triển khai các đợt khảo sát hoạt động của các hợp tác xã, qua đó củng cố hoạt động các hợp tác xã, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm.

Tập trung vốn ngân sách huyện và tranh thủ nguồn hỗ trợ của Thành phố để đầu tư các cơng trình giao thơng, thủy lợi; thực hiện các giải pháp về đầu tư thủy lợi, phát triển cơ sở hạ tầng, qui họach phát triển nơng nghiệp, hồn thành và triển khai thực hiện các đề án chuyển đổi sản xuất nông nghiệp của 08 xã.

Tiếp tục triển khai cụ thể hóa các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: kế hoạch phát triển vùng rau an toàn, hoa lan, cây cảnh, thủy sản, chăn nuôi…

Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 97/2006/QĐ - UBND và 105/2006/QĐ - UBND của UBND thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án xây dựng các khu cụm công nghiệp.

Tăng cường thực hiện, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nội dung chương trình hành động của UBND huyện về triển khai thực hiện Nghị

Công tác khuyến nông: các Trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật và Thú y huyện

mới, qui trình mới, tập huấn về khoa học kỹ thuật, tổ chức tham quan các mơ hình sản xuất hiệu quả, tổ chức hội thảo các chuyên đề …

Hổ trợ vớn đầu tư cơ giới hóa và sử dụng giống mới năng suất cao: Thực hiện

chủ trương khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định 105/2006/QĐ - UBND ngày 17/7/2006 của UBND thành phố, UBND huyện đã ban hành 11 quyết định phê duyệt đề án vay vốn đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng cho 311 hộ, với tổng vốn vay là 16,797 tỉ đồng.

Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện trong 2 năm qua đã đạt được kết quả rất khả quan, nhiều mơ hình mới có hiệu quả kinh tế cao đã được học tập, nhân rộng như: rau an tồn lãi hơn 100 triệu/ha; ni cua, cá kết hợp trồng bồn bồn lãi gần 50triệu/ha; mơ hình VAC lãi 165 triệu/ha; nấm bào ngư lãi 130 triệu/600 m2; cá kiểng lãi 150 triệu/ 5000m2 , trồng lan cắt cành lãi 300 triệu/ha...

Triển khai lập danh mục dự án đầu tư cơng trình hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp cho 02 xã Tân Kiên và Tân Nhựt đã được thành phố phê duyệt.

Về xúc tiến, kêu gọi đầu tư

+ Rà soát, đánh giá năng lực của các chủ đầu tư để thu hồi các dự án hoặc hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

+ Rà sốt quỹ đất cơng, các cơng trình phúc lợi thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sủ dụng không hiệu quả để sử dụng phát triển hệ thống bán lẻ.

+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá kêu gọi đầu tư, thúc đẩy hợp tác đầu tư. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý sau đăng ký kinh doanh và việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường nhằm tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các nhà đầu tư.

+ Phối hợp, đôn đốc Viện quy hoạch xây dựng và Sở quy hoạch kiến trúc hoàn tất đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của huyện để sớm trình UBND thành phố phê duyệt; Tập trung rà sốt, hồn chỉnh các hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 đã có ý kiến thẩm định của Sở Quy hoạch kiến trúc để phê duyệt.

+ Tập trung củng cố hoạt động của Hội Doanh nghiệp, làm đầu mối triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ của thành phố; thực hiện chương trình hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, hỗ trợ các thành phần kinh tế về cung cấp thơng tin thị trường, tìm kiếm doanh nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, sản phẩm của các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

+ Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh (thuộc thẩm quyền) hoặc kiến nghị thành phố (nếu vượt thẩm quyền) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu công nghiệp (Vĩnh Lộc mở rộng, khu công nghiệp Lê Minh Xuân, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề An Hạ, cụm công nghiệp Quy Đức, Đa Phước, cụm kho tàng bến bãi Tân Túc); trên cơ sở đó kêu gọi, thu hút đầu tư sản xuất.

- Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch chưa được thành phố phê duyệt (cửa hàng xăng dầu, gas, ngành nghề văn hóa - xã hội). Đồng thời kiến nghị sớm phê duyệt.

- Phổ biến các qui định, chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Nhằm tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, cần tăng cường kiểm tra việc đăng ký kinh doanh; giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, khu cụm cơng nghiệp.

Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây kinh tế nông nghiệp

+ Định hướng cây con mang lại hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện ổn định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 để làm cơ sở phát triển ngành nghề nông thôn, và hướng phát triển cây, con chủ lực của từng vùng. Nhân rộng các mơ hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả cao.

+ Tăng cường phối hợp của các phòng ban, xã - thị trấn, đảm bảo tính đồng bộ trong phối hợp giải quyết, thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

+ Xây dựng quy trình phối hợp giải quyết hồ sơ đầu tư giữa các phòng ban (kinh tế trang trại).

+ Nghiên cứu đề xuất thành phố có cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: đầu tư hạ tầng nông thôn, hỗ trợ lãi vay phát triển sản xuất, và quy định cụ thể trong xây dựng trên đất nông nghiệp…

+ Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn kỹ thuật, dịch vụ và cung ứng giống, kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân. Thường xuyên tổ chức giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất, chi hội ngành nghề trong và ngoài huyện.

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp tiếp xúc, trao đổi với các doanh nghiệp thu mua nơng sản. Khuyến khích phát triển ngành nghề, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và dịch vụ nông thôn.

Một trong những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu kinh tế họp lý. Kinh tế nông thôn là bộ phận họp thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, vì vậy xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế nơng thơn theo u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bình chánh TP HCM đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)