Xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.4 xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng

cải thiện bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động sinh lãi.

1.3.9 Valentina Flamini et al (2009)

Valentina Flamini et al (2009) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các nước Châu Phi cận Sahara trong khoảng thời gian 1998-2006.

Tác giả sử dụng biến phụ thuộc nghiên cứu là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Trong các biến độc lập đưa vào mơ hình có biến đại diện cho rủi ro tín dụng, vốn và cấu trúc thu nhập – chi phí.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đại diện cho vốn của ngân hàng có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng có nguồn vốn tốt thì thuận lợi hơn trong việc đạt tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cao hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập lãi trên thu nhập hoạt động khác có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng cho thấy sự đa dạng hóa trong hoạt động của ngân hàng và ngân hàng ngày càng mở rộng các hoạt động dịch vụ.

1.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng

1.4.1 Biến phụ thuộc

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong xây dựng mơ hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thường sử dụng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA).

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, đo lường lợi nhuận ngân hàng tạo ra từ việc quản lý tài sản của ngân hàng. Vì vậy, ROA thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư thực tế của ngân hàng (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay). ROA được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất trong so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Công thức xác định ROA như sau:

Lợi nhuận ròng (sau thuế) ROA = -----------------------------------------

Tổng tài sản

1.4.2 Các biến độc lập

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng như: môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, sự thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước,... Các yếu tố bên trong là những yếu tố phụ thuộc vào quyết định quản lý và mục tiêu cần đạt được của ngân hàng. Các yếu tố bên trong có thể chia thành hai nhóm gồm: nhóm biến liên quan đến báo cáo tài chính và nhóm biến khơng liên quan đến báo cáo tài chính. Nhóm biến liên quan đến báo cáo tài chính là những biến phát sinh từ các quyết định của lãnh đạo ngân hàng có ảnh hưởng đến các mục trên bảng báo cáo tài chính. Nhóm biến khơng liên quan đến báo cáo tài chính là những biến khơng liên quan trực tiếp đến các mục trên bảng báo cáo tài chính như: số lượng chi nhánh của ngân hàng,...

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ đưa ra một số yếu tố bên trong thuộc nhóm biến liên quan đến báo cáo tài chính bao gồm: chi phí, vốn, tiền gửi, rủi ro tín dụng, các biến về cấu trúc thu nhập – chi phí; cụ thể:

1.4.2.1 Chi phí

Trong hầu hết các nghiên cứu, chi phí hoạt động trên lợi nhuận (hoặc trên thu nhập) được sử dụng như là một chỉ tiêu để đánh giá mức tác động chi phí của ngân

hàng. Trong các nghiên cứu trước đây, Syafri (2012) đưa ra kết luận biến đại diện cho chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng; Atonina Davydenko (2010) đưa ra kết luận biến đại diện cho chi phí có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng cho thấy sự thiếu năng lực trong việc quản lý chi phí của ngân hàng, khi chi phí được sử dụng có hiệu quả thì việc tăng chi phí sẽ làm tăng thu nhập cho ngân hàng; Munyambonera Ezra Francis (2009) nghiên cứu dữ liệu mẫu 224 ngân hàng thương mại từ 42 quốc gia Châu Phi cận Sahara trong khoảng thời gian 1999-2006 và đưa ra kết luận biến đại diện cho chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng, điều này cũng phù hợp với lý thuyết cho rằng việc gia tăng chi phí sử dụng cho những hoạt động khơng hiệu quả có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng (ví dụ như tăng lãi suất huy động quá nhiều để thu hút tiền gửi dân cư trong khi khơng tìm được đầu ra cho vốn huy động,…); Panayiotis Athanasoglou, Manthos Delis và Christos Staikouras (2006) nghiên cứu dữ liệu các ngân hàng quốc gia phía Đơng Nam của Châu Âu và đưa ra kết luận biến đại diện cho chi phí hoạt động có tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng - điều này thể hiện sự thiếu năng lực trong việc quản lý chi phí của ngân hàng, rõ ràng việc quản lý chi phí hoạt động là một điều kiện tiên quyết giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng; Guorong Jiang, Nancy Tang, Eve Law và Angela Sze (2003) nghiên cứu các ngân hàng Hồng Kông từ năm 1992 – 2002 và đưa ra kết luận kiểm sốt chi phí là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc quản lý ngân hàng; Balachandher K. Guru, J. Staunton, B. Shanmugam (2000) nghiên cứu các ngân hàng Malaysia và đưa ra kết luận việc quản lý chi phí có hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của ngân hàng vì vậy ngân hàng cần chú ý kiểm sốt chi phí một cách hợp lý. Tan, Aaron Yong và Floros, Christos (2012) đưa ra kết luận việc sử dụng có hiệu quả chi phí hoạt động của ngân hàng có quan hệ tích cực với ROA

và có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng, đó là một bằng chứng cho thấy ngân hàng có thể quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng bằng cách tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động đối với khách hàng.

Tại bài nghiên cứu này, tác giả mong đợi mối quan hệ ngược chiều (tiêu cực) giữa biến đại diện cho chi phí ngân hàng và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng vì ngân hàng càng tốn nhiều chi phí thường sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Biến đại diện cho chi phí được tính như sau: Chi phí hoạt động Biến đại diện cho chi phí = ----------------------------

Lợi nhuận trước thuế

Biến đại diện cho chi phí đo lường chi phí hoạt động mà ngân hàng phải bỏ ra trên một đồng lợi nhuận trước thuế mà ngân hàng nhận được. Chi phí càng lớn trong khi thu nhập ngân hàng không đổi hay nhỏ đi sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

1.4.2.2 Vốn

Vốn như một tấm đệm giúp chống lại các rủi ro phá sản của ngân hàng vì vốn giúp ngân hàng trang trải những khoản thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho đến khi nhà quản trị ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời. Quản lý nguồn vốn là quản lý tài sản nợ; là nhiệm vụ cần thiết đối với bất kỳ một ngân hàng nào; quản lý vốn bao gồm tất cả những hoạt động xác định quy mô của nguồn vốn đến việc điều chỉnh các hoạt động sao cho luồng tiền được sử dụng hiệu quả và an tồn nhất. Vì vậy việc quản lý vốn ảnh hưởng toàn bộ đến hoạt động ngân hàng và từ đó tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Trong hầu hết các nghiên cứu, vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả (hoặc trên tổng tài sản) được sử dụng như là một chỉ tiêu để đánh giá mức tác động vốn của ngân hàng.

Trong các nghiên cứu trước đây, Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012) đưa ra kết luận biến đại diện cho vốn có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của ngân hàng và hỗ trợ lập luận cho rằng ngân hàng có nguồn vốn tốt thì đối mặt với phá sản thấp hơn; Syafri (2012) đưa ra kết quả biến đại diện cho vốn có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của ngân hàng; Atonina Davydenko (2010) đưa ra kết luận biến đại diện cho vốn có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của ngân hàng, kết quả cho thấy các ngân hàng Ukraina tăng vốn sẽ có một mức chi phí/vốn thấp hơn và như vậy có lợi hơn, từ đó hàm ý chính sách phê chuẩn một yêu cầu vốn cao hơn để cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thấp trong hệ thống ngân hàng; Munyambonera Ezra Francis (2009) đưa ra kết luận biến đại diện cho vốn có mối quan hệ tích cực với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng, điều này có thể giải thích cho sự tăng trưởng trong tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng ở hầu hết các quốc gia Châu Phi cận Sahara sau cuộc cải cách khu vực tài chính đầu những năm 1990 (IMF, 2002), sự tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản của ngân hàng một phần do sự tăng vốn của các ngân hàng sau cuộc cải cách khu vực tài chính; Panayiotis Athanasoglou, Manthos Delis và Christos Staikouras (2006) kết luận biến đại diện cho vốn có mối quan hệ tích cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng đặc biệt khi sử dụng ROA là biến phụ thuộc, các ngân hàng quốc gia phía Đơng Nam của Châu Âu với một mức vốn mạnh hơn có thể giúp làm giảm những khó khăn từ chi phí tài chính dự kiến và cải thiện kỳ vọng hoạt động tín dụng; Samy Ben Naceur (2003) nghiên cứu 10 ngân hàng nước Tunisia trong khoảng thời gian 1980-2000 và đưa ra kết luận mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cao có xu hướng liên kết với những ngân hàng nắm giữ vốn lớn.

Tại bài nghiên cứu này, tác giả mong đợi mối quan hệ cùng chiều (tích cực) giữa biến đại diện cho vốn và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Biến đại diện cho vốn được tính như sau: Vốn chủ sở hữu

Biến đại diện cho vốn = -------------------------------- Nợ phải trả

Biến đại diện cho vốn đo lường mức vốn chủ sở hữu so với mức nợ phải trả của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu quá nhỏ trong khi nợ phải trả nhiều thì ngân hàng càng rủi ro; tuy nhiên nếu vốn chủ sở hữu quá nhiều thì ngân hàng càng an tồn nhưng có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

1.4.2.3 Tiền gửi

Tiền gửi là nguồn huy động vốn chính của các ngân hàng. Khi tiền gửi tăng cao và vốn huy động được sử dụng để cho vay đúng mục đích những khách hàng tốt càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều khả năng sinh lợi.

Trong các nghiên cứu trước đây; Atonina Davydenko (2010) đưa ra kết luận biến đại diện cho tiền gửi có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng, điều này cho thấy sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng khi một ngân hàng không thể hạ thấp lãi suất huy động so với mặt bằng chung để thu hút tiền gửi; Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid, Zaman (2011) đưa ra kết luận chỉ tiêu tiền gửi trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản.

Tại bài nghiên cứu này, tác giả mong đợi mối quan hệ cùng chiều (tích cực) giữa biến đại diện cho tiền gửi và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng.

Biến đại diện cho tiền gửi được tính như sau: Tổng nhận tiền gửi

Biến đại diện cho tiền gửi = ------------------------------------ Lợi nhuận trước thuế

Biến đại diện tiền gửi cho thấy để tạo ra một đồng lợi nhuận trước thuế thì ngân hàng cần phải nhận bao nhiêu đồng tiền gửi.

1.4.2.4 Rủi ro tín dụng

Danh mục tín dụng thuộc danh mục sử dụng vốn của ngân hàng, đây là danh mục rất quan trọng vì thu hút nguồn vốn của ngân hàng và mang lại nhiều thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng tuy nhiên cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp các khoản tín dụng tốt, khách hàng trả nợ đầy đủ sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn (rủi ro tín dụng) sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng và có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

Trong các nghiên cứu trước đây; Tan, Aaron Yong và Floros, Christos (2012) đưa ra kết luận biến đại diện cho rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu ROA; Valentina Flamini, Calvin McDonald và Liliana Schumacher (2009) nghiên cứu các ngân hàng của 41 quốc gia Châu Phi nằm hồn tồn hay một phần ở phía nam Sahara trong khoảng thời gian 1998-2006 và đưa ra kết luận rủi ro tín dụng có thể được giảm thông qua sự gia tăng việc chia sẻ thơng tin tín dụng, điều này giúp cho việc mở rộng hơn hoạt động tín dụng và các hoạt động tài chính trung gian.

Tại bài nghiên cứu này, tác giả mong đợi mối quan hệ ngược chiều (tiêu cực) giữa biến đại diện cho rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Biến đại diện cho rủi ro tín dụng được tính như sau:

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Biến đại diện cho rủi ro tín dụng = ------------------------------------------

Thu nhập hoạt động

Biến đại diện rủi ro tín dụng cho thấy với một đồng thu nhập hoạt động thì ngân hàng cần phải dự phòng bao nhiêu đồng cho rủi ro tín dụng.

1.4.2.5 Các biến về cấu trúc thu nhập – chi phí

Để đánh giá cấu trúc thu nhập – chi phí, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau: TN lãi

-------------------- : thể hiện mức thu nhập từ hoạt động lấy lãi của ngân hàng Tổng tài sản trên 1 đồng tài sản

TN hoạt động

-------------------- : thể hiện mức thu nhập từ hoạt động của ngân hàng trên 1 Tổng tài sản đồng tài sản

LN sau thuế

-------------------- : thể hiện mức lợi nhuận sau khi đã trừ thuế TNDN so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)