5. Kết cấu luận văn
3.1 Các thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh ngân hàng Việt
Nam từ kết quả mơ hình thực nghiệm
3.1.1 Tóm tắt kết quả mơ hình
Kết quả mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 với 140 mẫu quan sát các ngân hàng thương mại cổ phần, độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%) như sau:
Y = -0,013 + 0,038 * X1 + 0,388 * X2 + 0,02 * X3– 0,009 * X43 – 0,096 * X5 – 0,008 * log(X6) – 0,00004 * X7 + ei
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc; là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
X1: là biến độc lập đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí; là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên lợi nhuận trước thuế
X2: là biến độc lập đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí; là chỉ tiêu thu nhập hoạt động trên tổng tài sản
X3: là biến độc lập đại diện cho rủi ro tín dụng; là chỉ tiêu chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên thu nhập hoạt động
X4: là biến độc lập đại diện cho vốn; là chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả X5: là biến độc lập đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí; là chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng tài sản
X6: là biến độc lập đại diện cho tiền gửi; là chỉ tiêu tổng nhận tiền gửi trên lợi nhuận trước thuế
X7: là biến độc lập đại diện cho chi phí; là chỉ tiêu chi phí hoạt động trên lợi nhuận trước thuế
ei: là phần dư của phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến khơng xuất hiện trong mơ hình)
3.1.2 Các thách thức đặt ra từ kết quả mơ hình
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số biến độc lập trong mơ hình ra kết quả có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc trái với dự đốn của tác giả; từ đó đặt ra những thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng Việt Nam; cụ thể:
- Yếu tố vốn: đại diện là biến độc lập: (vốn chủ sở hữu/nợ phải trả)3 có mối liên hệ tuyến tính nghịch với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản. Điều này có thể một phần nguyên do bởi vì các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tăng vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng mức vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tuy nhiên có một số ngân hàng ngồi việc tăng vốn cịn gặp khó khăn trong vấn đề huy động do cạnh tranh gay gắt trong ngành đặt ra thách thức cho các ngân hàng là làm sao phải cân đối giữa việc tăng vốn chủ sở hữu và nguồn huy động từ bên ngồi từ đó để việc sử dụng vốn được hợp lý, tránh lãng phí do tăng vốn nhiều mà không sử dụng hợp lý. Vì vậy thách thức ở đây là các ngân hàng cần quản trị nguồn vốn ngân hàng một cách phù hợp; cân đối giữa nợ và vốn tự có; việc tăng vốn phải đi đôi với sử dụng vốn một cách hợp lý.
- Yếu tố cấu trúc thu nhập – chi phí: đại diện là biến độc lập: thu nhập lãi/tổng tài sản có mối liên hệ tuyến tính nghịch với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản. Điều này có thể một phần nguyên do bởi vì thu nhập lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu là nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng; chính vì vậy mà nguồn thu này còn nhiều rủi ro nhất là khi nền kinh tế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cầm chừng, sức tiêu thụ yếu, hàng tồn kho cao, nợ xấu gia tăng làm cho mức tăng thu nhập lãi thấp hơn mức tăng tổng tài sản; lợi nhuận ngân hàng giảm sút dẫn đến biến thu nhập lãi/tổng tài sản có mối liên
hệ tuyến tính nghịch với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản. Vấn đề đặt ra thách thức ở đây là các ngân hàng nên mở rộng hơn các hoạt động thu nhập ngoài lãi nhằm giảm bớt rủi ro từ các hoạt động thu nhập từ lãi.
- Yếu tố tiền gửi: đại diện là biến độc lập: log(tổng nhận tiền gửi/lợi nhuận trước thuế) có mối liên hệ tuyến tính nghịch với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản. Điều này có thể một phần nguyên do bởi vì nhận tiền gửi là nguồn vốn huy động mà ngân hàng phải trả lãi một khoản nhất định cho khách hàng vì vậy khi huy động được nguồn này thì ngân hàng phải tính tốn sử dụng hợp lý để sinh lời cho ngân hàng và chủ yếu hiện nay các ngân hàng cho vay bởi vì hoạt động này thu được lãi cao cho ngân hàng; tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn nên các doanh nghiệp cũng khơng vay nhiều – tín dụng khó mở rộng dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm sút; mức tăng của tổng nhận tiền gửi cao hơn mức tăng của lợi nhuận trước thuế làm tăng gánh nặng cho ngân hàng dẫn đến biến tổng nhận tiền gửi/lợi nhuận trước thuế có mối liên hệ tuyến tính nghịch với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Vấn đề đặt ra thách thức ở đây là các ngân hàng cần có chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hợp lý cân đối được tốt nguồn vào và nguồn ra trong hoạt động của ngân hàng để vừa an toàn và thu được nhiều lợi nhuận đến mức có thể.
- Yếu tố chi phí: đại diện là biến độc lập: chi phí hoạt động/lợi nhuận trước thuế có mối liên hệ tuyến tính thuận với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Điều này có thể một phần ngun do bởi vì một số yếu tố cấu thành chi phí hoạt động thì ngân hàng có thể kiểm sốt được những yếu tố này. Trong tình hình chung, nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng trong nỗ lực giữ mức tăng trưởng lợi nhuận của mình có thể có những biện pháp để cắt giảm chi phí hoạt động như sa thải nhân viên, giảm các mức chi phí quản lý và cơng vụ,... Vì vậy, có thể mặc dù do tình hình kinh tế khó khăn nên tăng trưởng lợi nhuận có giảm sút nhưng nhờ nỗ lực cắt giảm những chi phí khơng cần thiết nên mức tăng của chi phí hoạt động vẫn thấp hơn mức tăng của lợi nhuận trước thuế dẫn đến biến: chi phí hoạt động/lợi nhuận trước thuế có liên hệ tuyến tính thuận với tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản. Vấn đề
đặt ra thách thức ở đây là các ngân hàng cần có chiến lược quản lý chi phí một cách hiệu quả, tránh lãng phí nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng.
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm sốt các yếu tố tác động trong mơ hình
Qua nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012; để cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng; các ngân hàng nên:
- Quản trị nguồn vốn ngân hàng một cách phù hợp; cân đối giữa nợ và vốn tự có; việc tăng vốn phải đi đơi với sử dụng vốn một cách hợp lý
- Có chiến lược quản lý chi phí một cách hiệu quả, tránh lãng phí - Có chiến lược quản lý rủi ro tín dụng hợp lý
- Có chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hợp lý
- Ngoài các hoạt động thu nhập từ lãi, ngân hàng cũng nên mở rộng các hoạt động thu nhập ngoài lãi
- Đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng thu nhập, lợi nhuận ngân hàng
3.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể 3.3.1 Các giải pháp quản lý vốn 3.3.1 Các giải pháp quản lý vốn
Ngân hàng cần nâng cao nghiệp vụ quản lý nguồn vốn:
+ Nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất như duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản – cân đối tài sản có và tài sản nợ ngân hàng; thực hiện trao đổi lãi suất với các ngân hàng trong cùng hệ thống và các ngân hàng thương mại khác để hạn chế rủi ro lãi suất; mở rộng hoạt động trên thị trường vốn bằng cách mua bán các hợp đồng kỳ hạn;...
+ Nâng cao công tác quản lý kỳ hạn: xây dựng mối liên hệ tốt với người gửi
lớn tránh rút tiền gửi lớn ồ ạt trong lúc khủng hoảng; huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau; phát triển quản lý tài sản bên cạnh quản lý các khoản nợ; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa tạo cơ sở để ngân hàng đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường; lựa chọn cơ cấu lãi suất vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí lại tăng tính ổn định của nguồn vốn;...
+ Nâng cao cơng tác quản lý tính thanh khoản: nâng cao hoạt động nghiên cứu dự báo tìm ra nguyên nhân căn bản gây ra rủi ro cho hoạt động ngân hàng; phân tích nhu cầu thanh khoản trong quá khứ; dự đốn thay đổi dịng tiền trong tương lai dưới tác động của các yếu tố như lạm phát, lãi suất,...; nắm tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ,...; tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ bằng cách chia nhỏ kỳ hạn nợ làm gia tăng các khoản thu về cho các khoản cho vay trong những kỳ hạn ngắn hơn so với thời hạn cho vay;...
+ Nâng cao công tác huy động nguồn vốn tại ngân hàng: đẩy mạnh khai thác
tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn; cơ cấu kỳ hạn; lãi suất hợp lý linh hoạt; tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm đáp ứng u cầu cho vay, đầu tư thanh toán; phát triển kinh doanh đa năng, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng;...
Đảm bảo tốt quy trình quản lý nguồn vốn: cần đảm bảo tốt nội dung quản lý nguồn vốn; xây dựng chiến lược huy động vốn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn
Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động quản lý nguồn vốn Ngoài ra, ngân hàng cần chú ý xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; khai thác tối đa cơng nghệ hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao; ...
3.3.2 Các giải pháp quản lý chi phí
Trong mơi trường kinh tế khó khăn, nhà quản trị ngân hàng có thể phải tìm mọi giải pháp để cắt giảm chi phí hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng tuy nhiên nếu sự cắt giảm chi phí này q nhiều và khơng hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu ngân hàng trong tương lai khi kinh tế phục hồi.
Ngân hàng có thể quản lý chi phí như:
- Xây dựng cơ chế quản lý chi phí: là việc ngân hàng xây dựng hệ thống các văn bản, chế độ bao gồm các quy chế, quy định nội dung các khoản chi, quy trình thanh,
quyết tốn các khoản chi phí trong ngân hàng dựa trên các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng; xây dựng các nguyên tắc trong việc chi hoạt động, việc hạch toán các khoản chi phí cũng được quy định một cách chặt chẽ bằng văn bản.
- Xây dựng định mức chi tiết cho từng khoản chi phí: đây là bước khó khăn nhất trong quá trình xây dựng một hệ thống quản lý chi phí; ngân hàng phải xác định cụ thể định mức cho từng khoản chi phí.
- Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí: xây dựng ý thức tiết kiệm và kiểm sốt chi phí cho từng nhân viên tại đơn vị.
- Kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, chi hoạt động một cách hợp lý theo định mức đã đề ra tránh tình trạng chi lãng phí, sai mục đích.
Việc cắt giảm chi phí phải gắn liền với việc quản lý chi phí. Những lợi thế có được từ cắt giảm chi phí chỉ bền vững và hiệu quả nếu sau đó ngân hàng thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí có hiệu quả. Ngược lại, nếu quản lý chi phí có hiệu quả thì sẽ giảm thiểu các kế hoạch phải cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn.
3.3.3 Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng
Một số giải pháp cụ thể như:
- Thực hiện sàng lọc tốt khách hàng trước khi cho vay: được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động phân tích, đánh giá khách hàng; thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư;...
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay: thực tế có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động khác với hoạt động đã cam kết ban đầu với ngân hàng nên ngân hàng cần giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát hiện trường dự án định kỳ, đột xuất. Đây cũng là giải pháp giúp đánh giá đúng tài sản bảo đảm vốn vay.
- Chú trọng công tác kiểm soát nội bộ: thực hiện tốt kiểm soát nội bộ, hỗ trợ pháp lý cho các phịng nghiệp vụ. Cơng tác kiểm tra nội bộ nên được thực hiện thường xuyên
- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro kịp thời đúng quy định: thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, xử lý nợ kịp thời
- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách cơng tác thẩm định và tín dụng: yếu tố con người là giải pháp cơ bản nhất trong các giải pháp phòng ngừa rủi ro; cần tổ chức nâng cao kỹ năng cho cán bộ thông qua công tác đào tạo và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: đây là giải pháp tốt nhất; chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên đa dạng các loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như các khách hàng ở các địa phương khác nhau; tránh việc cho vay quá nhiều vào một khách hàng; luôn tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn của Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện cho vay đồng tài trợ: thực tế có những khách hàng có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng khơng thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam; một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần cịn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết; đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.
- Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là một giải pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Một số hình thức bảo hiểm như sau:
+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… khơng có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì cơng ty bảo hiểm sẽ trả.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
3.3.4 Các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản