Vốn, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 60)

5. Kết cấu luận văn

2.1.5 Vốn, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng

- Tình hình vốn, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2013 như sau:

- Năm 2009:

Năm 2009, hầu hết các ngân hàng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm thậm chí nhiều ngân hàng đã cơng bố hồn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm ngay từ cuối tháng 11/2009. Lợi nhuận của các ngân hàng năm 2009 duy trì ở mức tốt bởi tăng trưởng tín dụng cao và dự phịng thua lỗ các khoản vay thấp.

Trong năm 2009, tăng trưởng tài sản của các ngân hàng tụt lại so với tăng trưởng các khoản vay bởi các ngân hàng Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng. Mặc dù vậy, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 36,39% so với năm 2008; tổng vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng đạt 282.611,77 tỷ đồng; chiếm 9,32% tổng tài sản; tăng 37,43% so với cuối năm 2008; trong đó, vốn điều lệ là 200.873 tỷ đồng - tăng 35,15% so với cuối năm 2008. Kết quả tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cho thấy các tổ chức tín dụng cũng có quan tâm đến nguồn nội lực, từng bước nâng cao năng lực tài chính của mình.

Các tổ chức tín dụng đều có thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên các tỷ suất sinh lợi như chỉ số ROA, ROE của ngành ngân hàng giảm so với cuối năm 2008 do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu; ROE đạt khoảng

- Năm 2010:

Tính đến cuối năm 2010 vẫn có 10 ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng cụ thể mới chỉ có 28/38 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên, 10 ngân hàng cịn lại có vốn điều lệ từ 1.500 - 2.800 tỷ đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng khoán diễn biến khơng thuận lợi. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011. Điều này đã tạm thời phần nào giúp cho các ngân hàng quy mơ nhỏ có thêm thời gian tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh đều có lợi thế về qui mơ vốn, tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh tại thời điểm 31/12/2010 là 64.037 tỷ đồng. Tăng trưởng tổng tài sản ngân hàng đạt 39% năm 2010; tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình đạt 44% năm 2010.

Năm 2010, một số ngân hàng vượt và đạt chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên có một số ngân hàng bị trượt hoặc buộc phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Trong năm 2010 tỷ trọng thu nhập lãi trong tổng thu nhập 10 ngân hàng lớn nhất của Việt Nam là 76,8%.

Năm 2010, các tỷ suất sinh lợi như: chỉ số ROA của ngành ngân hàng đạt 1,29%; chỉ số ROE của ngành ngân hàng đạt 14,56%.

- Năm 2011:

Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của toàn hệ thống tăng 15,1% so với năm 2010; trong đó có gần 50% các tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010. Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2011 có sự chênh lệch khá lớn giữa một số tổ chức tín dụng. Lợi nhuận của hệ thống tăng chủ yếu do sự tăng trưởng của một số ngân hàng có quy mơ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trị rủi ro tốt, hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Trong khi đó gần 50% các tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010; trong đó hơn 10% số lượng các tổ chức tín dụng vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ làm cho mức lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước. Tuy

nhiên, nhìn chung xu hướng lợi nhuận năm 2011 của các tổ chức tín dụng tăng phù hợp với quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng trình độ quản trị điều hành của từng tổ chức tín dụng và tình hình khó khăn chung của nền kinh tế.

Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của ngành ngân hàng đạt 22,85% và tốc độ tăng quy mơ tài sản có của ngành ngân hàng đạt 18,55%.

Các tỷ suất sinh lợi: chỉ số ROA và ROE của ngành ngân hàng năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010; cụ thể, ROA của ngành năm 2011 đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%; từ mức lần lượt 1,29% và 14,56% của năm 2010.

- Năm 2012:

Năm 2012: Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh: Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Trong tồn hệ thống ngân hàng, thu nhập lãi rịng đã giảm xuống còn 3,3%. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng nguyên nhân chủ yếu do thu nhập lãi giảm và chi phí dự phịng tăng cao; tăng trưởng tiền gửi tốt nhưng tăng trưởng tín dụng thấp; nợ xấu tăng cao. Do không thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư vào giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu chính phủ và chính phủ bảo lãnh) nhằm bù đắp một phần thu nhập lãi sụt giảm từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, lãi trái phiếu khơng thể bù đắp hồn tồn cho lãi từ tín dụng trong khi thu nhập lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng (70% - 80%) là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sụt giảm mạnh trong năm 2012. Trong bối cảnh này, lợi thế thuộc về những ngân hàng có qui mơ lớn, tiềm lực tài chính mạnh và hệ thống quản trị rủi ro tốt.

Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng tính đến 31/10/2012 giảm 2,4% so với cuối năm 2011; tổng quy mơ theo đó cịn 4,84 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản nhiều ngân hàng thương mại giảm mạnh trong năm do tín dụng thấp hoặc giảm, tương tác vốn giữa các ngân hàng thương mại bị hạn chế mà nổi bật là thị trường liên ngân

các tổ chức tín dụng đã đảm bảo yêu cầu vốn pháp định, một số trường hợp đã tăng mạnh vốn điều lệ, tính đến 31/10/2012, quy mơ vốn điều lệ của tồn hệ thống cũng đã tăng đáng kể; tăng 9,59% so với cuối năm 2011.

Các tỷ suất sinh lợi: chỉ số ROA và ROE của ngành ngân hàng năm 2012 ở mức thấp hơn năm 2011; cụ thể, ROA của ngành năm 2012 đạt 0,73% và ROE đạt 9,54%, từ mức lần lượt 1,09% và 11,86% của năm 2011.

- Năm 2013:

Năm 2013, hiệu quả kinh doanh của ngành thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Lợi nhuận lũy kế 11 tháng năm 2013 đạt 29.500 tỷ đồng; tăng 3,2% so với năm 2012. Nếu so sánh với năm 2010 và năm 2011, mức lãi này chỉ bằng 53% - 64%. Trong đó, có đến 17% các tổ chức tín dụng thua lỗ trong năm 2013; cụ thể, hơn 100 đơn vị hoạt động có lãi thì có đến hơn một nửa lợi nhuận giảm so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm đó một phần do bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó tăng, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc giảm lãi suất tiền gửi chậm hơn so với việc giảm lãi suất cho vay cũng đã làm giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những khó khăn chung thì vẫn có những ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan.

Tính đến cuối ngày 31/10/2013, vốn điều lệ ngành ngân hàng tăng 6,02%; vốn chủ sở hữu ngành ngân hàng tăng 6,33% và ngày càng tiệm cận tới quy mơ vốn điều lệ; tổng tài sản có của ngành ngân hàng tăng 6,66% so với cuối năm 2012.

Năm 2013; các tỷ suất sinh lợi: chỉ số ROA và ROE lần lượt là 0,53% và 5,6%; thấp hơn so với năm 2012 đạt 0,73% và 9,54%; nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh trong tỷ lệ NIM và sự gia tăng trong chi phí dự phóng của các ngân hàng.

Đồ thị 2.5: Mức tăng tài sản qua các năm 36.39% 39.00% 36.39% 39.00% 18.55% -2.40% 6.02% -10.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 2009 2010 2011 2012 2013 Mức tăng tài sản Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Đồ thị 2.6: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản qua các năm

1.00% 1.29% 1.09% 0.73% 0.53% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2009 2010 2011 2012 2013 ROA Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Đồ thị 2.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua các năm

9.70% 14.56% 11.86% 9.54% 5.60% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 2009 2010 2011 2012 2013 ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)