Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu luận văn

2.1.4 Tình hình nợ xấu

- Tình hình nợ xấu của các ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2013 như sau: - Năm 2009:

Theo tính tốn của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2009 ở mức 1,99% thấp hơn tỷ lệ này năm 2008 là 2,1%; tỷ lệ nợ xấu đối với một số khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5% - nguyên nhân do nợ quá hạn tại các ngân hàng đã tăng lên đáng kể và chủ yếu rơi vào khoản cho vay bất động sản.

Tại nhiều hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng q nóng do chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng thơng thường là chỉ báo về chất lượng các khoản vay bởi năng lực kiểm soát rủi ro thường yếu đi khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh; chất lượng khách hàng vay vốn có thể đi xuống một khi chương trình hỗ trợ của Chính phủ được rút đi. Khơng chỉ có vậy, năng lực cơ sở hạ tầng và quản lý rủi ro của ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngồi ra, trong năm 2009, tăng trưởng tài sản của các ngân hàng tụt lại so với tăng trưởng các khoản vay bởi các ngân hàng Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng cũng khiến rủi ro tín dụng tăng cao.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động cho vay tại các ngân hàng cho nên bức tranh nợ xấu năm 2009 chưa đáng lo ngại; hoạt động tín dụng và dịch vụ của hệ thống ngân hàng vẫn khá bình ổn.

- Năm 2010:

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,04%; nếu tính số nợ của Tập đồn Cơng nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,74%. Trong đó nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm đến 60% tổng số nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu không giảm do tăng trưởng tín dụng nóng từ năm trước và việc quản lý tín dụng khơng hiệu quả của các ngân hàng.

- Năm 2011:

Đến cuối năm 2011; tỷ lệ nợ xấu đạt 2,86%. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến tháng 6/2011 khoảng 75.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 47% tổng nợ xấu và chủ yếu là nợ trong lĩnh vực bất động sản. Một số các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với cuối năm 2010; đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5 – phải trích lập dự phòng 100%) tăng mạnh.

Vấn đề nợ xấu tăng nhanh trong năm 2011 là một điểm tối trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng.

- Năm 2012:

Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đạt 4,08%. Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, thu hồi nợ đến hạn và chủ động xử lý nợ xấu phù hợp với quy định của pháp luật. Nhờ đó, nợ xấu đã có chiều hướng tăng chậm lại đáng kể. Dự phịng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 đạt 78,6 ngàn tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu). Ngoài ra, nợ xấu đã được các tổ chức tín dụng xử lý ước đạt 45 ngàn tỷ đồng; các biện pháp cơ cấu lại nợ đã góp phần kiềm chế nợ xấu tăng nhanh và hỗ trợ khách hàng vay vốn. Nhiều tổ chức tín dụng đã chấp nhận giảm lợi nhuận, tiết giảm chi phí, kể cả tiền lương, tiền thưởng của người lao động để tập trung trích lập dự phịng rủi ro cho xử lý nợ xấu.

- Năm 2013:

Đến cuối năm 2013; tỷ lệ nợ xấu đã giảm về mức 3,63%. Tuy mức giảm nợ xấu còn chưa nhiều tuy nhiên đó là một tín hiệu tích cực phản ánh những nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.

Tháng 7/2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); đây là một công cụ đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đến ngày 16/12/2013, VAMC đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực đơn đốc, thu hồi nợ, trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới, tích cực bán nợ xấu cho VAMC.

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm

1.99% 2.04% 2.86% 4.08% 3.63% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ xấu Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

- Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; ngun nhân do tín dụng tăng trưởng nóng qua các năm trước đến năm 2012 thì tình hình kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cầm chừng dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh, khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp suy giảm do hàng tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được dẫn đến nhiều doanh nghiệp không trả được nợ, thị trường bất động sản đóng băng; tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh.

- Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm nhờ các giải pháp chỉ đạo tích cực của Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)