Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu luận văn

3.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể

3.3.3 Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một số giải pháp cụ thể như:

- Thực hiện sàng lọc tốt khách hàng trước khi cho vay: được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động phân tích, đánh giá khách hàng; thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư;...

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay: thực tế có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động khác với hoạt động đã cam kết ban đầu với ngân hàng nên ngân hàng cần giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát hiện trường dự án định kỳ, đột xuất. Đây cũng là giải pháp giúp đánh giá đúng tài sản bảo đảm vốn vay.

- Chú trọng công tác kiểm soát nội bộ: thực hiện tốt kiểm soát nội bộ, hỗ trợ pháp lý cho các phịng nghiệp vụ. Cơng tác kiểm tra nội bộ nên được thực hiện thường xuyên

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro kịp thời đúng quy định: thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, xử lý nợ kịp thời

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng: yếu tố con người là giải pháp cơ bản nhất trong các giải pháp phòng ngừa rủi ro; cần tổ chức nâng cao kỹ năng cho cán bộ thông qua công tác đào tạo và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: đây là giải pháp tốt nhất; chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên đa dạng các loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như các khách hàng ở các địa phương khác nhau; tránh việc cho vay quá nhiều vào một khách hàng; luôn tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn của Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện cho vay đồng tài trợ: thực tế có những khách hàng có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng khơng thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam; một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần cịn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết; đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.

- Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là một giải pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Một số hình thức bảo hiểm như sau:

+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… khơng có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì cơng ty bảo hiểm sẽ trả.

+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)