5. Kết cấu luận văn
3.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể
3.3.2 Các giải pháp quản lý chi phí
Trong mơi trường kinh tế khó khăn, nhà quản trị ngân hàng có thể phải tìm mọi giải pháp để cắt giảm chi phí hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng tuy nhiên nếu sự cắt giảm chi phí này q nhiều và khơng hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu ngân hàng trong tương lai khi kinh tế phục hồi.
Ngân hàng có thể quản lý chi phí như:
- Xây dựng cơ chế quản lý chi phí: là việc ngân hàng xây dựng hệ thống các văn bản, chế độ bao gồm các quy chế, quy định nội dung các khoản chi, quy trình thanh,
quyết tốn các khoản chi phí trong ngân hàng dựa trên các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng; xây dựng các nguyên tắc trong việc chi hoạt động, việc hạch tốn các khoản chi phí cũng được quy định một cách chặt chẽ bằng văn bản.
- Xây dựng định mức chi tiết cho từng khoản chi phí: đây là bước khó khăn nhất trong quá trình xây dựng một hệ thống quản lý chi phí; ngân hàng phải xác định cụ thể định mức cho từng khoản chi phí.
- Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí: xây dựng ý thức tiết kiệm và kiểm sốt chi phí cho từng nhân viên tại đơn vị.
- Kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, chi hoạt động một cách hợp lý theo định mức đã đề ra tránh tình trạng chi lãng phí, sai mục đích.
Việc cắt giảm chi phí phải gắn liền với việc quản lý chi phí. Những lợi thế có được từ cắt giảm chi phí chỉ bền vững và hiệu quả nếu sau đó ngân hàng thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí có hiệu quả. Ngược lại, nếu quản lý chi phí có hiệu quả thì sẽ giảm thiểu các kế hoạch phải cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn.