5. Kết cấu luận văn
3.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể
3.3.5 Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, lợi nhuận ngân hàng
- Nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động:
Để nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động của ngân hàng cần có các giải pháp chính như sau:
+ Xử lý nợ tồn đọng: đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu vì nợ tồn đọng lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nợ tồn đọng gây ra gánh nặng chi phí cho ngân hàng, làm suy giảm khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế, làm giảm lịng tin của dân chúng và uy tín quốc tế đối với hệ thống ngân hàng. Để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng cần thực hiện như sau: phải đánh giá trung thực về các khoản nợ, khả năng thu hồi trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch; cần tích cực thực hiện phân loại, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định; nâng cao vai trị của các cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp (AMC) trong việc xử lý nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn nên tập trung ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh: Việc cơ cấu lại nợ nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng là cần thiết nhưng chưa đủ, việc ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai rất quan trọng, do đó cần hạn chế việc phát sinh nợ xấu mới theo hướng: chấm dứt việc cho vay mới đối với bên vay có nợ nần chồng chất, dây dưa, chây ỳ hoặc cho vay khơng có tài sản thế chấp; đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, giám sát tình trạng của bên đi vay sử dụng vốn vay; thông qua việc bổ sung, hồn thiện quy trình thẩm định; nghiên cứu, xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ, thận trọng hơn; quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng, thiết lập hệ thống quản lý rủi ro; giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn.
+ Xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới: cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng, đối với những khách hàng này khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả.
+ Nâng cao năng lực quản trị cho ngân hàng: cần xác định rõ Ban lãnh đạo Ngân hàng có thực sự được chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của ngân hàng hay không? Đối với hệ thống ngân hàng hiện nay để đổi mới được phương thức quản trị điều hành cần có các đối tác chiến lược đủ sức tác động mạnh tới hoạt động các ngân hàng, đó chính là các cổ đơng chiến lược. Một số điểm cần lưu ý để quản trị ngân hàng như: xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; cơ cấu lại mơ hình tổ chức ngân hàng khi cần thiết; quản trị điều hành phải gắn liền với quản lý nhân lực và đào tạo bởi vì nhân tố con người đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển hoạt động ngân hàng; có một hệ thống quản lý rủi ro tổng thể tốt.
+ Đầu tư, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng một cách phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động ngân hàng: so với yêu cầu quản lý hoạt động hệ thống ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực thì các ngân hàng Việt Nam cịn phải đầu tư rất lớn cho lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước cần có chiến lược chung và biện pháp cả gói cho cả hệ thống và từng ngân hàng cụ thể tránh chồng chéo, tốn kém, khơng hiệu quả. Ngồi ra, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các ngân hàng để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ khai thác và xử lý theo u cầu quản lý bởi vì khoản chi phí này là rất lớn và vượt quá khả năng tài chính của các ngân hàng hiện nay.
- Xây dựng tập đồn tài chính:
Trong tương lai, các ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng trở thành những tập đồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vấn đề xây dựng tập đồn tài chính – ngân hàng đối với ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề cấp thiết và tất yếu, phù hợp với sự đổi mới trong chỉ đạo của Chính phủ đối với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời trước sức ép của tiến trình hội nhập buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải liên kết theo chiều rộng và chiều sâu để tạo nên sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể lựa chọn 01 trong các cách thức dưới đây để xây dựng thành tập đồn tài chính, đó là:
+ Một ngân hàng thương mại có thể tự xây dựng thành một tập đồn tài chính nếu có đủ điều kiện.
+ Hợp nhất một số ngân hàng thương mại để trở thành tập đồn tài chính. + Thơng qua cổ phần hóa những ngân hàng thương mại Nhà nước mà Nhà nước cho phép hoặc liên doanh.
+ Hợp nhất, sát nhập một vài ngân hàng thương mại với nhau rồi tiến hành cơ cấu sở hữu thay đổi tạo cơ sở pháp lý cho sự thay đổi cơ cấu tổ chức trong các ngân hàng thương mại.
+ Hợp nhất giữa ngân hàng thương mại Nhà nước và công ty bảo hiểm để tạo ra những tập đồn tài chính lớn hơn.