Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.1. Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3.0 2.0 3.5 2.2 2.6 3.4 4.08 3.61 3.25 Tăng trưởng TD (%) 25.44 53.89 25.43 39.57 27.70 13.00 8.94 12.51 12.62 Dự phòng RRTD (%) 0.83 0.60 1.18 1.01 1.17 1.30 1.70 1.53 1.48 ∆Thu nhập lãi cận biên (%) - -0.26 +0.11 -0.27 +0.04 +0.06 +0.37 -0.2 +0.18

(Nguồn: BCTN Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2014)

3.1.1. Nợ xấu

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả nợ ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng là do phát sinh nợ xấu từ tín dụng bất động

sản. Tín dụng bất động sản năm 2007 tăng cao, các NHTM tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, và khi bong bóng bất động sản vỡ tan, thị trường bất động sản xuống giá, người vay không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu.

Sang năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện, giảm xuống còn 2,2%/năm. Đến năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng khơng được vượt quá 20%, dẫn đến các NHTM hạn chế cho vay, lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao nên chỉ có những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng.

Theo số liệu cơng bố bởi NHNN, nợ xấu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (bảng 2.3). Cụ thể giai đoạn 2006-2014, tỷ lệ nợ xấu của việt Nam tăng từ 2,0% năm 2007 lên 3,25% năm 2014, đỉnh điểm là trong năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,08%. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại khơng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng của các khoản tín dụng giảm mạnh, nợ xấu tăng. Nhiều ngân hàng phớt lờ cảnh báo của NHNN và tìm mọi cách lách luật để cho vay nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đã kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn nợ xấu. Những doanh nghiệp, cá nhân không đủ năng lực tài chính, phương án vay vốn khơng hiệu quả vẫn được các ngân hàng cấp tín dụng, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước cao và ưu tiên cho vay các doanh nghiệp “sân sau” có quan hệ mật thiết với các cổ đơng Ngân hàng cũng là một trong các nguyên nhân đẩy nợ xấu tăng cao (Trần Huy Hồng, 2013). Ngồi ra, cịn do những ngun nhân chủ quan như: công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số NHTM còn thấp; năng lực thanh tra, giám sát của NHNN cịn yếu, chính sách chuyển đổi q nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị... Như vậy, các rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và

một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu.

NHNN đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm sốt và quản lý tình trạng nợ xấu tại các NHTM, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6/2014) và thành lập VAMC (Công ty quản lý tài sản Việt Nam) để mua lại nợ xấu để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu. Với những bước tiến đó, bước sang năm 2013, tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013, những tình hình đã được cải thiện khi VAMC được thành lập vào cuối tháng 7/2013 đã giúp nợ xấu của toàn hệ thống giảm mạnh về mức 3.61% trên tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2013. Mặc dù năm 2013 sẽ khơng cịn khống chế lãi suất cho vay và dư nợ cho vay đối với bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng khi cho vay các doanh nghiệp trong nhóm trên vẫn phải cân nhắc kỹ để tín dụng vẫn chảy nhưng nợ xấu khơng phát sinh thêm.

Sang năm 2014, tình hình nợ xấu đang có xu hướng được cải thiện khi nổ lực xử lý nợ xấu của hệ thống cũng như các giải pháp can thiệp của VAMC trong thời gian qua, đến cuối năm 2014 chỉ còn 3.25%.

Như vậy, qua số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014, cho thấy tình hình RRTD đang trên đà gia tăng, đặc biệt tăng vọt trong năm 2012, trong những năm sắp tới vấn đề này cần được các NHTM quan tâm hơn để có những chính sách kiểm sốt phù hợp.

3.1.2. Tăng trưởng tín dụng:

Theo lý thuyết tổng quan thì khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm. Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó rủi ro tín dụng cũng giảm.

Bảng 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006 - 2014 không ổn định, đạt mức cao nhất vào năm 2007 là

tế do trong giai đoạn này, Việt Nam có một bước tiến quan trọng khi trở thành thành viên của WTO, dẫn đến RRTD giảm đáng kể. Đến năm 2008, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, các doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả, hàng tồn kho tăng, tăng trưởng tín dụng biến động giảm mạnh, rủi ro tín dụng gia tăng.

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao là 39.57%. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của mơi trường kinh tế, tín dụng ngân hàng từ năm 2012 đã chững lại, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.94%,

Từ cuối năm 2013, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Tại Việt Nam, nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…). Nhờ vậy, tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt mức khiêm tốn (12.51%), song đã tăng 3.61% so với năm trước. Tính đến hết 2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12.62%.

Như vậy, rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam được đánh giá qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng gia tăng từ năm 2006 đến 2014, đặc biệt RRTD tăng mạnh trong năm 2012, mặc dù đã có dấu hiệu được cải thiện đáng kể ở hai năm 2007 và 2009. Trong thời gian tới, các NHTM cần tích cực quan tâm hơn đến chính sách quản trị RRTD, chính phủ cần có các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phù hợp để giữ ổn định chu kì kinh tế, bảo đảm biến động phù hợp với sự biến động tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

3.1.3. Dự phịng rủi ro tín dụng

Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2014, các ngân hàng đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo các quy định trong Quyết định 493 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp. Tổng dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm (Bảng 3.1), từ tỷ lệ 0.83% năm 2006 đến 2014 đã đạt mức 1.48%, đặc biệt gia tăng cao nhất ở năm 2012 với 1.7%. Như vậy qua chỉ tiêu này, chúng ta cũng nhận thấy được xu hướng

gia tăng của RRTD, mặc dù trong năm 2007 và 2009 đã có dấu hiệu suy giảm nhưng chỉ ba năm sau đó tình hình RRTD đã tăng gấp hai lần năm 2006 và năm 2014 RRTD đã được cải thiện dần nhưng vẫn chưa rõ nét, các NHTM cần có những biện pháp cụ thể hơn.

3.1.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Với vai trò là một định chế trung gian tài chính, các ngân hàng huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi các loại hoặc vay từ công chúng và từ các ngân hàng khác, sau đó sử dụng khoản vốn huy động để cho vay hoặc đầu tư. Các ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cho người gửi tiền, đồng thời ấn định mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay tiền từ ngân hàng. Vì ngân hàng là nơi cung ứng vốn quan trọng cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nên hệ thống ngân hàng cũng đóng vai trị quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là các ngân hàng thương mại phải cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính với chi phí thấp nhất.

Thay đổi của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng hẹp, chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi càng bé, hoạt động tín dụng của ngân hàng càng an tồn. Bảng 3.1 cho thấy nhìn chung thay đổi của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng trong năm 2007 (0.26%), 2009 (0.27%) và nổi bật trong năm 2012 đạt mức cao nhất 0.37%. Như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)