Thất nghiệp và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.4.6. Thất nghiệp và rủi ro tín dụng

Hình 3.6. Mối tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Do lao động Việt Nam vẫn chưa có trình độ tay nghề cao, đa số lao động chưa áp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định,… làm cho chênh lệch giữa cũng và cầu lao động rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trên toàn quốc. Nhân định này có thể thấy rõ qua số liệu hình 3.6, tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng từ 2.3% năm 2006 đến 2.38% năm 2008, trong khi năm 2007 đã có sự sụt giảm đáng kể xuống cịn 2.15%.

Sự gia tăng tỷ lệ lệ thất nghiệp năm 2008 còn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng... gây ra tình trạng thất nghiệp. Cụ thể là với lực lượng lao động của cả nước là 45 triệu người thì tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2.38%. 3 2 3,5 2,2 2,6 3,4 4,08 3,61 3,25 2,3 2,15 2,38 2,9 2,88 2,22 1,99 2,28 2,08 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ thất nghiệp

Trong năm 2009, tình trạng thất nghiệp cũng chưa được cải thiện. Lý do chính vẫn là do tầm ảnh hưởng rộng lớn của khủng hoảng kinh tế toán cầu và lạm phát tăng cao, số lao động đang trong tình trạng thất nghiệp cũng còn ở mức cao chiếm 2.9%, cao hơn so với năm 2008 là 0.52%.

Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi. Ở Việt Nam biểu hiện là các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên nhiều nên người lao động đã có nhiều cơ hội để lựa chọn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 có xu hướng giảm xuống cịn 2.88%. Đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế.

Đặc biệt là trong năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhanh chóng cịn 2.22%, so với năm 2010 giảm xuống 0.65% trong khi lực lượng lao động ở mức ngày càng cao, từ năm 2010 – 2011 lực lượng lao động tăng từ 46.2 – 46.48 triệu người.

Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012 và 2013 như tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt hơn năm trước. Do đó, nên kinh tế cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 1.6 triệu lao động, tăng 3.6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1.494 triệu lao động, đạt 98.8% kế hoạch, tăng 2.7% so với năm 2013.

Hình 3.6 thể hiện mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2014. Số liệu cho thấy độ co giãn của tỷ lệ thất nghiệp kém hơn nhiều so với biến GDP. Trong hơn một thập kỷ, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất là 2.9% năm 2009 trong khi mức thất nhất là 1.99% năm 2012. Có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp dao động trong một phạm vi rất hẹp, khoảng 0.2% - 0.6%. Đường cong tỷ lệ thất nghiệp khá bằng phẳng và thấp. Ta có thể nhận biết được mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tác động của tỷ lệ thất nghiệp đối với rủi ro tín dụng khơng được rõ nét. Ngoài ra, trong những năm 2011-2012, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh trong khi tình

hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân có thể là do sự chuyển dịch lao động vào các khu vực phi sản xuất, chấp nhận làm những công việc bán thời gian, bấp bênh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)