Lạm phát và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2. Tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt

3.2.5. Lạm phát và rủi ro tín dụng

Hình 3.5. Mối tương quan giữa lạm phát với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước đối phó với rủi ro lạm phát ngày càng gia tăng. Con số lạm phát của năm 2008 rất cao, lên đến 23.12%, đó là năm Việt Nam có nhiều biến động nhất, năm 2009 và 2010 Việt Nam được ghi nhận là kiềm chế lạm phát khá chặt, tuy nhiên đến năm 2011 lạm phát vẫn tăng và là 18.68%. Năm 2011 là thời điểm hội tụ và bùng nổ nhiều sức ép lạm phát chủ yếu từ nguyên nhân trong nước, trước hết là tác động từ độ trễ của giai đoạn thực hiện cung tín dụng và tiền tệ mở rộng trước đó, cũng như từ sự điều chỉnh tỷ giá và giá một số mặt hàng nhạy cảm, như giá xăng dầu, điện, đồng thời được nhân bội bởi những ảnh hưởng của giá vàng thế giới liên tiếp lập những kỷ lục mới. Năm 2012 và 2013, lạm phát tuy giảm chỉ còn 9.09% và 6.83%, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mơ.

Do ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là ổn định vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, kết hợp với các điều kiện tích cực của kinh tế vĩ mô trong năm 2013, lạm phát năm 2014 của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, phù hợp với diễn biến chung của xu

3 2 3,5 2,2 2,6 3,4 4,08 3,61 3,25 7,39 8,3 23,12 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59 4,09 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lạm phát

thế lạm phát trong khu vực. Tính chung cả năm 2014, lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1.84% so với năm 2013. Nếu xét theo mức lạm phát bình quân, lạm phát năm 2014 tăng 4.09% so với năm 2013, đạt 80% mục tiêu. Dù xét theo chỉ tiêu nào thì đây vẫn là điều đáng mừng bởi lần đầu tiên trong 10 năm qua, lạm phát tăng thấp hơn tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và giá trị đồng nội tệ, tạo điều kiện cho NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ thơng qua giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Sau nhiều năm đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới, lạm phát thấp trong năm 2014 đã đưa Việt Nam vào vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng lạm phát toàn thế giới (theo thứ tự từ thấp đến cao), đây là mức xếp hạng tích cực nhất trong vịng 13 năm qua.

Qua đồ thị 3.5 phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và tình hình RRTD của NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014, có thể thấy rằng khi lạm phát tăng thì RRTD cũng tăng, đó là quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, trong năm 2007, thì hầu như có sự nghịch lý ở đây, lạm phát tăng nhưng RRTD lại giảm, điều này ta có thể giải thích rằng do năm 2007 có thể là lạm phát nhưng đó là lạm phát mang hàm ý tăng trưởng, kích cầu, hơn nữa năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ của toàn bộ hệ thống NHTM cũng tăng nên tỷ lệ nợ xấu của ngành giảm xuống là việc tất yếu. Năm 2008, có lẽ là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao tác động mạnh vào rủi ro tín dụng NHTM, làm cho tỷ lệ nợ xấu cũng tăng cao. Điều này có thể giải thích là nền kinh tế đang trong q trình thối trào, tỷ lệ nợ xấu NHTM tăng lên, tăng liên tục đi theo đúng quy luật từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)