Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.4. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:

5.4.1. Hạn chế:

 Về yếu tố nghiên cứu:

Hạn chế đầu tiên của đề tài là vấn đề lựa chọn các yếu tố để đánh giá sự tác động của chúng đến RRTD. Nghiên cứu đến đây mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố chủ yếu được tổng hợp thông qua các nghiên cứu trước đây, tập trung vào các chỉ tiêu tài chính và được đo lường theo thang đo tỷ lệ và chưa quan tâm đến các nhân tố phi tài chính khác. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khơng được lựa chọn là bởi thơng tin có được từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng khơng đầy đủ hoặc các thơng tin đó khơng được cơng bố ra bên ngồi. Chính vì vậy dẫn đến trường hợp số yếu tố đưa vào mơ hình cũng chịu sự hạn chế.

 Về mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu bị hạn chế bởi số lượng ngân hàng được thu thập làm mẫu nghiên cứu chỉ là 13 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay, con số này là khá nhỏ. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh được cho toàn bộ

các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hạn chế này là do người nghiên cứu chỉ có thể thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của 13 ngân hàng trong 9 năm, cịn các ngân hàng khác thì dữ liệu khơng đầy đủ, một phần là do trong giai đoạn nghiên cứu có một số ngân hàng tiến hành tái cấu trúc, do đó số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính khơng đảm bảo liền mạch và hợp lý.

Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngoài ra những ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được đưa vào nghiên cứu.

Về giai đoạn nghiên cứu: Khoảng thời gian 9 năm từ năm 2006 đến năm 2014 được xem là khá dài; tuy nhiên so với một số nghiên cứu trên thế giới thì đây cũng là một hạn chế của đề tài, nhiều nghiên cứu trên thế giới có dữ liệu nghiên cứu thu thập trong 14 - 20 năm. Thời gian 9 năm cũng chưa thể hiện rõ xu hướng tác động của một số yếu tố và làm thay đổi vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những kết quả đạt được trong bài nghiên cứu này kết hợp với những hạn chế của nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai như:

Những nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển theo hướng đưa thêm các yếu tố khác mà đề tài nghiên cứu này chưa đề cập đến, có thể là yếu tố tài chính hoặc phi tài chính như yếu tố hội đồng quản trị, cơng ty kiểm tốn hay vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Việc đa dạng hóa các yếu tố tác động sẽ góp phần hồn thiện và bổ sung cho kết quả nghiên cứu hiện tại.

Những người nghiên cứu sau này có thể mở rộng mẫu nghiên cứu về số lượng hoặc đa dạng trong mẫu nghiên cứu như đưa thêm vào mẫu khảo sát các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Hướng nghiên cứu này cho phép phân tích riêng cho từng loại hình ngân hàng nhằm làm nổi bật các yếu tố ảnh hưởng đến

Một hướng nghiên cứu khác là kết hợp nghiên cứu cho các ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc Châu Á. Qua đó, có sự so sánh giữa ngân hàng các nước về đặc điểm, môi trường, thể chế và các yếu tố tác động đến RRTD giữa các nước là khác nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho Việt Nam sẽ được thể hiện nổi bật hơn khi so sánh với các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)