Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.2. Giải pháp kiểm soát các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng

5.2.3. Giải pháp hỗ trợ

Khi nợ xấu tăng, RRTD sẽ tăng và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản tín dụng. Để kiểm sốt và giảm thiểu nợ xấu, các NHTM cần thực hiện các giải pháp dưới đây:

 Về lãi suất cho vay

Các NHTM cần có những chính sách lãi suất cho vay phù hợp với đối tượng khách hàng, hiệu quả của phương án vay và lĩnh vực kinh doanh:

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về vấn đề lãi suất cho vay cao thông qua ảnh hưởng của mặt bằng lãi suất huy động cao góp phần tác động làm gia tăng khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái và sau cùng là sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM.

Do đó, bên cạnh chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát, NHNN cần có chính sách riêng về giảm lãi suất vay, tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất đối với các lĩnh vực ít chịu tác động của khủng hoảng, các đối tượng khách hàng có phương án kinh doanh khả thi. Bên cạnh đó, có thể sử dụng cơng cụ lãi suất để hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực không ưu tiên như kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

Trong thời kỳ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, trong khi kinh tế đất nước đang rơi vào tình trạng suy thối, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; NHNN phải kiên định với chính sách tiền tệ, việc điều chỉnh giới hạn lãi suất cho vay chỉ được áp dụng khi đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể và chặt chẽ, đồng thời thường xuyên kiểm tra các NHTM để bảo đảm cho vay đúng đối tượng, lĩnh vực được ưu tiên.

Ngồi ra, NHNN có thể thực hiện chỉ đạo các NHTM tiết kiệm chi phí nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thơng qua giảm lãi suất cho vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Các ngân hàng phải xác định số lượng khách hàng và dư nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng nhân viên tín dụng để thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:

Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao cho dù tín dụng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống sẽ giúp cho các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, bảo đảm an tồn trong hoạt động và hiệu quả cao.

 Nâng cao trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý

Sự yếu kém về năng lực chun mơn, sự suy thối đạo đức nghề nghiệp và tâm lý ỷ lại của phần lớn cán bộ tín dụng là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng khoản vay. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý có năng lực cơng tác, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc. Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngồi ra, vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng phải có chế độ quản lý, đãi ngộ cán bộ hợp lý.

 Tăng cường, duy trì cơng tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động tín dụng

Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các lỗ hổng trong hoạt động tín dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh kịp thời, phù hợp.

 Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi vay

Khi khoản vay đã được giải ngân, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc thực hiện trả nợ, đôn đốc việc trả nợ khi khoản nợ đó đã quá hạn theo kế hoạch trả nợ mà khơng có sự điều chỉnh.

 Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thơng qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ

Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Các ngân hàng thường xuyên kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan; nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.

 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phương án trả nợ cơ cấu khả thi

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và ngân hàng có đủ thơng tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành.

 Thực hiện tái cấu trúc:

Tập trung quyết liệt vào việc thực hiện tái cấu trúc, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp kiểm soát, quản lý rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro hệ thống và “rủi ro về mặt đạo đức” trong hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa hiện tượng chấp nhận rủi ro bất hợp lý của các ngân hàng tái diễn trong tương lai. Bởi vì, trong thực tế cho thấy, hệ quả của nợ xấu tăng cao như hiện nay có một phần nguyên nhân các NHTM đã buông lỏng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt đạo đức. Tình trạng sở hữu chéo theo “mơ hình mạng nhện” đang tồn tại, một số NHTM là “sân sau” của các tổng công ty lớn. Tình trạng các nhân viên ngân hàng phạm pháp ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ đạo đức của một số nhân viên ngân hàng xuống cấp trầm trọng. Đó cũng là một trong những hệ quả dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Việc tái cấu trúc hệ thống NHTM nhằm từng bước giảm nợ xấu và ngăn chặn tỷ lệ nợ xấu tăng trong tương lai cần phải được giải quyết một cách quyết liệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)