Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

4.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các giả thuyết đưa ra từ các cơng trình nghiên cứu ngồi nước mà tác giả đã tham khảo và các kết quả mà họ nhận được về mối tương quan giữa nợ xấu và các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố xuất phát từ phía hoạt động ngân hàng, trong giới hạn về nguồn dữ liệu thu thập được, người nghiên cứu lựa chọn các yếu tố tác động đến RRTD mà người nghiên cứu có khả năng xác định và tính tốn để xây dựng và đo lường biến độc lập và các biến phụ thuộc, để từ đó hình thành mơ hình nghiên cứu.

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nghiên cứu sử dụng là hồi quy với dữ liệu bảng (panel data). Phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng đã được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Clair (1992), Lis et al. (2001), Hu et al. (2004), Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013).

Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để phân tích sơ bộ thơng tin cơ bản từ mẫu.Để xác định mối tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc, nghiên cứuước lượng tham số hồi quy cho mơ hình các nhân tố tác động với hai bước: (i) Lựa chọn mơ hình hồi quy thích hợp bằng cách so sánh giữa hai mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) với kiểm định Hausman; (ii) Phân tích hồi quy mơ hình các nhân tố tác động đến NPL.

4.3. Dữ liệu nghiên cứu

Kích thước mẫu nghiên cứu là vấn đề quan tâm trong luận văn này. Trong phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định và số lượng biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2007). Có nhiều kỹ thuật để chọn kích thước mẫu đại diện cho mẫu tổng thể. Một trong những kỹ thuật xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm của Green (1991). Tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau:

n ≥ 50 + 8m

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Giả sử áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green (1991), với số biến độc lập là 6, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 98 số quan sát. Ngoài ra, Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng, kích thước mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy được thuyết phục hơn. Các tác giả cũng đề xuất một công thức xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm như sau:

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Áp dụng theo cơng thức trên của Tabachnick và Fidell (2007), với số biến độc lập là 6, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 110 số quan sát

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại trong khoản thời gian 6 năm, từ năm 2009 đến năm 2014. Từ đây, người nghiên cứu tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Dữ liệu phân tích lấy theo năm, số liệu được trích lọc, tận dụng các biến số vĩ mơ và các biến nội tại của các ngân hàng. Các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp được tổng hợp từ Website của Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn phân tích. Số liệu các biến nội tại về nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, dự phịng RRTD lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM.

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập vào file Excel và xử lý trên file này. Sau đó, luận văn sử dụng phần mềm Stata 12 để tính tốn và xử lý dữ liệu theo mơ hình.

Mẫu dữ liệu 17 ngân hàng này hầu hết là các NHTM có quy mơ lớn và nổi trội trong hệ thống các NHTM Việt Nam và đa phần đáp ứng số liệu cho việc thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn từ 2009 đến năm 2014, do đó mẫu được sử dụng đại diện để nghiên cứu kiểm định các giả thuyết về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)