Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2. Tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt

3.2.4. Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng

Hình 3.4. Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao trong những năm 2004- 2007, sau đó giảm mạnh từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân chính là giai đoạn từ năm 2004-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 2.15%.

3 2 3,5 2,2 2,6 3,4 4,08 3,61 3,25 8,2 8,48 5,66 5,4 6,7 5,86 4,98 5,42 5,9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu GDP

kinh tế - tài chính thế giới cũng là một tác động mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thối của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 4,98% năm 2012, mức tăng trưởng thấp nhất so với 12 năm trước đó . Điều này làm xuất hiện tâm lý lo lắng trong dân chúng và cả các nhà hoạch định về sự bấp bênh và dường như có một “cơn lũ bất ổn” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Bởi tình trạng hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, tồn kho lớn, đặc biệt tồn kho bất động sản, nợ xấu ngân hàng thương mại lớn, đầu tư công dàn trải và kém hiệu quả đang chậm được khắc phục, thu ngân sách có nguy cơ bị thu hẹp.

Giai đoạn 2011 - 2015 là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Một nửa chặng đường đã đi qua, dù cịn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi GDP (giai đoạn 2011- 2014) đạt trên 5%. Từ năm 2012, kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 5.4% trong năm 2013, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5.6%. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.9%, cao hơn hẳn mức 5.42% của năm 2013, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). . Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngồi dự đốn của các chun gia, tổ chức trong và ngồi nước.

Qua hình 3.4 phân tích mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tình hình nợ xấu của NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014, ta có thể thấy rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm, đó là quan hệ nghịch biến, tuy nhiên có thể thấy GDP tăng cao trong giai đoạn 2006-2007 đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, hoạt động tín dụng vì vậy tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, có thể thấy tác động của tốc độ tăng trưởng GDP có một độ trễ nhất định đối với tỷ lệ nợ xấu, thường là 1 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)