Đặc điểm về ngành dược phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng công ty dược phẩm gedeon richter tại thành phố hồ chí minh và đồng nai (Trang 29 - 30)

Ngành dược Việt Nam được coi là một ngành còn non trẻ tuy nhiên hiện nay đã có những bước tiến nhất định. Mặc dù cơng nghiệp dược trên Thế Giới tăng trưởng chậm lại trong hai năm gần đây, công nghiệp Dược ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng 12% - 15% trong giai đoạn 2009 - 2012.

Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013 đạt 33

USD/người. Giai đoạn 2014 – 2018, theo ước tính của EvaluatePharma, mức tiêu

thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018 ( Hoàng Hiếu Tri- Pharma Sector Report, 04/2014). Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dược trong nước và các cơng ty dược nước ngồi.

Mặc dù nền công nghiệp dược Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua nhưng cái quá khứ về công nghệ lạc hậu, sản phẩm nghèo nàn, chất lượng thấp

cùng với những điều không hay xảy ra cho khách hàng khi dùng thuốc nội đã và đang gây ra một trở ngại lớn khắc sâu vào tâm trí của người tiêu dùng. Cũng vì mất lịng tin với thuốc nội nên khuynh hướng thích thuốc ngoại nhập càng cao. Đây lại là lợi thế cho các cơng ty dược nước ngồi nói chung và lợi thế cho thuốc ngoại nói riêng.

Tuy nhiên tập quán dùng thuốc của nhân dân ta từ xưa đến nay là xu hướng tự mua thuốc, tự kê đơn, không cần đơn thầy thuốc hoặc yêu cầu thầy thuốc kê đơn theo ý muốn của mình. Người bệnh nhân thường phó thác mọi thứ cho người bác sĩ hay dược sĩ mỗi khi họ bị bệnh và có nhu cầu dùng thuốc. Chính vì thế người quyết định mua thuốc là người bác sĩ hay dược sĩ chứ không phải bệnh nhân. Người bệnh là người trực tiếp sử dụng sản phẩm ( thuốc) nhưng không phải là người quyết định chọn thuốc để mua và cũng khơng thể biết được thuốc đó có tốt thật sự hay khơng? Có đạt chất lượng hay khơng? Nếu họ có tự ý mua đó là do truyền miệng từ một người nào đó đã được bác sĩ kê đơn thuốc A,B,C…

Bên cạnh những yếu tố trên, có thể thấy việc kinh doanh Dược tại Việt Nam vô cùng phức tạp và khác xa với các nước trên thế giới. Trong khi thị trường dược phẩm ở các nước khác người ta tập trung hóa chun mơn, khơng ngừng nghiên cứu và cho ra những sản phẩm thuốc mới, hệ thống phân phối thuốc rất đơn giản và có kiểm sốt chặt chẽ từ chính phủ trong việc bán bn cũng như kê đơn thuốc thì tại Việt Nam một thuốc được đến tay người bệnh phải đi theo con đường như ( Hình 2.3 ) - Hồng Hiếu Tri- “Pharma Sector Report”, (04/2014). Hầu hết các thuốc nội hay thuốc ngoại nhập đều phải được Cục Quản lý Dược chấp nhận, cấp phép (số đăng ký). Sau đó thuốc sẽ được bán sỉ cho các cơng ty nhỏ, các công ty phân phối. Nếu là cơng ty dược nước ngồi thì khơng được bán trực tiếp mà phải thơng qua các nhà phân phối , đó là các công ty của nhà nước hay tư nhân được nhà nước và chính phủ Việt Nam cho phép bán buôn lẻ trực tiếp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng công ty dược phẩm gedeon richter tại thành phố hồ chí minh và đồng nai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)