Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 71 - 98)

ROE (+) (+) 1% 0,0068469

LDR (-) (-) 5% 0,0824081

LEv (-) (-) 10% -0,0128771

điểm và mục tiêu phát triển của ngân hàng?

Để trả lời câu hỏi này, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị được trình bày tại phần 5.2.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Những kết quả của nghiên cứu này kỳ vọng giúp cho các nhà quản trị của NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam xây dựng một tỷ lệ chia cổ tức phù hợp với đặc điểm và mục tiêu phát triển của công ty.

5.2.1. Hàm ý về suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Theo trên kết quả nghiên cứu, cho thấy chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó, để có thể tăng mức cổ tức chi trả một cách bền vững, khơng gì hơn là các ngân hàng phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn của

cổ đông để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.Để đạt được điều này các NHTM cần phải:

Một là, Các NHTM cần có giải pháp tự kiện tồn hoạt động, gia tăng năng lực

cạnh

tranh và mức độ an toàn hoạt động. Các NHTM yếu kém xây dựng phương án cơ cẩu lại

thì sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện hoặc thậm chí là giải thể, phá sản ngân hàng.

Điều này trên thực tế được thể hiện rất rõ trong giai đoạn 2010-2015, một số NHTM

hoạt động không hiệu quả,thua lỗ quá nhiều bắt buộc NHNN phải yêu cầu tự tái cấu trúc

như TPB, STB, sáp nhập như SHB (với Habubank), HDB (với Đại Á), có ROE lúc này đang rất thấp hoặc thậm chí âm vốn chủ sở hữu. Từ năm 2017, hiệu quả sử dụng vốn tăng trở lại, tuy mức tăng chưa nhiều nhưng cũng cho thấy, hiệu quả của tái cấu trúc NHTM giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trong 4 năm cuối của giai đoạn nghiên cứu.

Hai là, các NHTM có thể tăng vốn điều lệ thơng qua phát hành cổ phiếu để đảm

bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) do NHNN quy định. Khi các ngân hàng đạt được tỷ lệ yêu cầu, ngoài việc nâng cao khả năng tự chủ tài chính để đối mặt với rủi ro tín dụng, vận hành, v.v. các NHTM cịn được nhà nước ưu tiên nới room tín dụng từ đó làm tăng dư địa cho vay giúp cho ngân hàng đạt được nhiều lợi nhuận hơn.

5.2.2. Hàm ý về tỷ lệ chia cổ tức năm trước

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chia cổ tức năm trước ảnh hưởng cùng chiều đến

chính sách cổ tức năm nay.Tùy thuộc vào định hướng và khả năng hoạt động của NHTM,

có thể tham khảo tỷ lệ chia cổ tức năm trước để xây dựng chính sách cổ tức năm nay, cụ thể:

• Nếu các NHTM đang hoạt động kém hiệu quả, nên duy trì tỷ lệ chia cổ tức thấp hoặc không chia cổ tức nhằm dùng phần lợi nhuận giữ lại để trả nợ, cơ cấu lại hoạt động

kinh doanh, tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng để đảm bảo an tồn cho hoạt động kinh doanh.Tuy có thể làm giảm lợi nhuận nhưng đó khơng phải mục tiêu ở các NHTM lúc này mà mục đích chính là giúp phục hồi kinh doanh, loại bỏ những hoạt động

kém hiệu quả, có nguồn tiền cần thiết để trả bớt nợ nần và từng bước phát triển trở lại.

• Nếu các NHTM đang làm ăn hiệu quả, có thể trả cổ tức tương đương năm trước hoặc cao hơn để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do chính sách của NHNN (yêu cầu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, hạn chế chi trả cổ tức bằng tiền mặt giai đoạn đại dịch COVID-

19 v.v.) cũng như định hướng hoạt động của các NHTM là tăng tốc phát triển mạnh hơn nữa về cơng nghệ, tăng trưởng tín dụng, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, v.v. mà các NHTM vẫn có thể lựa chọn giảm tỷ lệ chia cổ tức.Tuy điều này làm ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư trong ngắn hạn nhưng nó khơng hồn tồn báo tín hiệu xấu.Trong dài hạn, các NHTM có thể đảm bảo khơng bị ảnh hưởng rủi ro tín dụng, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn do đại dịch hiện nay, do trích lập dự phịng đầy đủ cũng như giúp ngân hàng có tốc độ phát triển tốt hơn, từ đó phản ánh tích cực vào giá cổ phiếu có lợi cho nhà đầu tư.

5.2.3. Hàm ý về tỷ lệ cho vay/tiền gửi

Có sự tác động ngược chiều giữa chính sách cổ tức và tỷ lệ cho vay/tiền gửi, do đó

các ngân hàng cần phải có sự điều chỉnh hoặc duy trì tỷ lệ cho vay/tiền gửi hợp lý để có chính sách cổ tức phù hợp.

Hiện nay, đa số các NHTM thuộc khối tư nhân thường có tỷ lệ cho vay/tiền gửi cao

hơn hẳn so với khối NHTM thuộc khối nhà nước, có trường hợp tỷ lệ này trên cả 100% chứng tỏ số tiền mà ngân hàng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay nhiều, cao hơn cả mức huy động vốn dẫn đến nhiều rủi ro (đánh đổi rủi ro thanh khoản với tỷ suất sinh lời. Đây không phải là dấu hiệu tốt đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cũng có một số NHTM đang có tỷ lệ cho vay/tiền gửi thấp, tuy có thanh khoản tốt nhưng lại chưa phát huy được hiệu quả đầu tư khiến NHTM gánh chịu chi phí huy động cao nhưng

lại khơng sinh lời tốt.Vậy các NHTM cần phải có những sự điều chỉnh như sau:

• Với các NHTM đang có tỷ lệ cho vay/tiền gửi cao cần cân nhắc giảm cho vay đại

trà, phê duyệt hồ sơ thiếu kỹ lưỡng dẫn đến tăng trưởng tín dụng q nóng, đồng thời thúc đẩy thu hồi, cơ cấu lại nợ xấu để giảm tỷ lệ xuống đến mức được NHNN quy định (từ ngày 1/1/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% cho

tất cả NH theo thông tư 22/2019/NHNN.). Khi đã thực hiện được quy định nêu trên sẽ làm tăng tính thanh khoản của NH, hạn chế nguy cơ rút tiền gửi đột ngột của khách hàng

cũng như có dịng tiền để tập trung đầu tư hoặc cấp tín dụng hợp lý hơn để thu lại lợi nhuận cao hơn đồng thời có thể chi trả cổ tức nhiều hơn.

• Neu tỷ lệ cho vay/tiền gửi thấp thì thanh khoản ngân hàng tốt, có thể thoải mái

tăng trưởng, dễ dàng quyết định đầu tư và cho vay và tăng tỷ lệ trả cổ tức giúp NH thu hút được nguồn vốn bên ngồi.Do đó, các NHTM sẽ phải điều chỉnh chính sách tăng cường cho vay(tổ chức các chương trình ưu đãi, nới lỏng các yêu cầu cho vay đối với khách hàng v.v) để tận dụng hết tài nguyên sẵn có, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để phát triển mạnh mẽ hơn.

5.2.4. Hàm ý về địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính trong bài nghiên cứu có tác động ngược chiều đến chính sách cổ

tức.Dựa vào thống kê mơ tả có thể thấy tỷ lệ địn bẩy tài chính trung bình của các NHTM

tại Việt Nam lên đến 11 lần, điều đó chứng tỏ các NHTM huy động tiền gửi rất lớn, khiến cho nợ gấp 11 lần vốn chủ sở hữu để tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Việc sử dụng địn bẩy tài chính cao giúp NHTM có tỷ suất sinh lời khá cao nhưng bù lại phải gánh chịu nhiều rủi ro tài chính hơn nếu kinh doanh khơng hiệu quả (vì phải trả lãi cho phần huy động). Do đó, đối với các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng kinh doanh tốt hiện đang sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao cần sự cẩn thận, tăng trích lập dự phịng, hạn chế chi trả cổ tức để sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu nhằm kéo giảm tỷ lệ địn bẩy về mức an tồn hơn.Cịn với các NHTM đang có tỷ

lệ địn bẩy thấp, tuy có thể ít phải đối mặt với rủi ro tài chính hơn nhưng cũng đồng nghĩa

NHTM còn hoạt động cầm chừng, chưa thực sự bật lên, chưa tự tin về kế hoạch phát triển nên huy động vốn ít thì cần tăng tỷ lệ chia cổ tức để tăng huy động vốn từ đó có nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển nhanh và mạnh hơn.

5.2.5. Hàm ý về tốc độ tăng trưởng doanh thu

Đây cũng là điểm khác biệt mà tác giả tìm được khi so sánh các nhân tố ảnh hưởng

trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với tỷ lệ chia cổ tức.Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như từ năm 2017 trở đi các NHTM Việt Nam rất hạn chế trả cổ tức dẫn đến tỷ lệ chia cổ tức giảm dù có tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng cao.

Lý giải điều này, tác giả cho rằng đó là do nhân tố bên ngồi ảnh hưởng (yêu cầu nâng tỷ lệ an tồn vốn, khơng trả cổ tức để tập trung nguồn lực để giảm lãi, cơ cấu nợ để

hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 v.v. của NHNN).Các NHTM lúc này cần tuân thủ các chính sách do NHNN đưa ra nhằm chia sẻ khó khăn với người dân, từ đó nâng cao uy tín, hình ảnh của mình, tạo ra những thơng tin tích cực để thu hút

nhà đầu tư hơn để tiếp tục thúc đẩy doanh thu.Một số ít khối NHTM Nhà nước như VCB,CTG vẫn có thể duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt để đảm bảo các nhà đầu tư khơng q hoang mang, lo lắng vì đã lâu khơng trả cổ tức tiền mặt.

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia

cổ tức của các NHTM cũng như mức độ tác động của từng yếu tố đó với tỷ lệ chia cổ tức. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế mà tác giả chưa giải quyết được, cụ thể:

Một là, đề tài thực hiện với bộ dữ liệu của 23 NHTM tại Việt Nam có số liệu xuyên

suốt trong giai đoạn 2010 - 2020, chưa bao quát được tất cả các NHTM tại Việt Nam để có một kết quả bao qt và chính xác hơn đối với tồn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.

Hai là, số liệu của các NHTM vẫn cịn thiếu sót (BVB,VBB), lý do là các NHTM này không công bố số liệu báo cáo tài chính vì lý do chủ quan và khách quan, dẫn đến mẫu ước lượng không phản ánh đầy đủ số liệu.

Ba là, bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các yếu tố bên trong của các NHTM mà

chưa xét tới các yếu tố vĩ mô như thuế,lạm phát v.v và các yếu tố chưa thể đo lường như

chính sách của chính phủ v.v. Điều này làm kết quả định lượng tuy đồng kết quả với nghiên cứu trên thế giới nhưng thực tế ở Việt Nam lại trái ngược (yếu tố tốc độ tăng trưởng doanh thu)

5.4. ĐỀ CỬ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Với những hạn chế đã nêu trên, tác giả đề cử những hướng nghiên cứu trong tương

lai, cụ thể:

Thứ nhất, điều chỉnh cỡ mẫu nghiên cứu

Về thời gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể tăng số lượng năm được chọn nghiên cứu trong những năm tiếp theo.

Về khơng gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu

khơng chỉ các NHTM Việt Nam mà có thể so sánh với các NHTM các nước trong khu vực châu Á hoặc trên thế giới.

Thứ hai, mở rộng nội dung nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu tương lai có thể thực hiện theo hướng phân tích mở rộng thêm các yếu tố vi mơ và vĩ mơ khác ảnh hưởng chính sách cổ tức của các NHTM để nâng cao mức độ phù hợp và tính bao qt của mơ hình.

TĨM TẮT CHƯƠNG 5

Căn cứ kết luận ở chương 4, chương 5 đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản trị NHTM nhằm đưa ra chính sách cổ tức hợp lý cho các NHTM tại Việt Nam.

Chương này đã nêu ra các hạn chế của đề tài, từ đó đã đưa ra các gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan thời gian và không gian nghiên cứu cũng như nội dung nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Chính sách cổ tức đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với ngân hàng, do đặc thù hoạt động cần tăng trưởng mạnh cũng như đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn mà NHNN đưa ra nên việc cân bằng giữa tỷ lệ lợi nhuận giữa lợi nhuận giữ lại để tăng vốn điều lệ, tái đầu tư, nâng cấp hệ thống v.v. và phần cịn lại để chi trả cổ tức cho cổ đơng là quyết định vơ cùng khó khăn của nhà quản trị tài chính ngân hàng vì phải cân bằng lợi ích của 2 bên. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 để tìm ra những yếu tố nào có tác động đến chính sách cổ tức để từ đó các nhà quản trị đưa ra một chính sách cổ tức hợp lý.

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố suất sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chia cổ tức năm trước, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với chính sách cổ tức. Ngồi ra, tỷ lệ cho vay/tiền gửi và địn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với chính sách cổ tức. Nghiên cứu cũng cho thấy có tác động cùng chiều giữa quy mơ ngân hàng và chính sách cổ tức, tuy nhiên lại khơng có ý nghĩa thống kê.

Cuối cùng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả đã đạt được nhằm mục đích giúp các nhà quản trị xây dựng một chính sách cổ tức hiệu quả và phù hợp nhất với định hướng phát triển kinh doanh của từng ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Thị Hà Thương, Nguyễn Đức Trung & ctg. (2021). Giáo trình Quản trị Tài chính

doanh nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

2. Chỉ thị Số: 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân Hàng nhằm tăng cường phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. 3. Thông tư Số: 22/2019/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong

hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài TÀI LIỆU TIẾNG ANH

4. Aivazian, V., Booth, L., & Cleary, S. (2003). Do Emerging Market Firms follow different Dividend Policies from U.S Firms. Journal of Financial Research, 26, 371- 387.

5. Afza, T., & Mirza, H.H. (2011). Do Mature Companies Pay More Dividends? Evidence from Pakistani Stock Market. ERN: Governance & Ownership (Topic). 6. Aziz, R.,Jameel, A.,Rehman, N. (2019). Empirical Analysis of Determinants of

Dividend Policy: An Evidence from Pakistani Banking Industry Introduction. Electronic Research Journal of Social Sciences and Humanities, 1(3).

7. Alzahrani, M., & Lasfer, M. (2009). The Impact of Taxation on Dividends: A Cross- Country Analysis. Corporate Finance: Capital Structure & Payout Policies.

8. Al-Kuwari, D. (2009). Determinants of the Dividend Policy in Emerging Stock Exchanges: The Case of GCC Countries. Global Economy & Finance Journal, 2(2) , 38-63.

9. Amidu, M., & Abor, J. (2006). Determinants of dividend payout ratios in Ghana. The Journal of Risk Finance, 7(2), 136-145.

10. Al-Najjar, B., & Hussainey, K. (2009). The association between dividend payout and outside directorships. Journal of Applied Accounting Research, 10, 4-19.

11. Ahmed, H., A.Y. Javid (2009), “The determinants of dividend policy in Pakistan”, International Research Journal of Finance and Economics, 29, pp. 110 - 125.

12. Bistrova, J. & Lace, N. (2012), “Dividendpolicy determinants in CEE countries”, Contemporary Issues in Business, Management and Education: Conference Proceedings, pp. 69 - 78.

13. Brigham, E. F., & Gapenski, L. C. (1998). Financial Management Theory and Practice. New Dheli: Atlantic Publishers and Distributers.

14. Basse, Tobias and Reddemann, Sebastian, (2011), Inflation and the dividend policy of US firms, Managerial Finance, 37, issue 1, p. 34-46.

15. Bushra, A., & Mirza, N. (2015). The Determinants of Corporate Dividend Policy in Pakistan. Lahore Journal of Economics, 20, 77-98.

16. Casey, K.M., & Dickens, R.N. (2000). The effects of tax and regulatory changes on commercial bank dividend policy. The Quarterly Review of Economics and Finance, 40, 279-293.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 71 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w