Khắc phục khuyết tật mô hình bằng mô hình bình phương tổng quát

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 65)

(FGLS)

Sau khi hồi quy mô hình bằng phương pháp ước lượng bình phương tổng quát (FGLS), kết quả thu được như sau:

SIZE (+) Đúng dấu, không có ý nghĩa thống kê ROE (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 1% LDR (-) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 5% LEV (-) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 10% GROWTH (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê mức 1%

Nguồn: Xử lý dữ liệu thông qua Stata 14.0

Kết quả hồi quy ở Bảng 4.9 cho thấy giá trị P-value = 0,000 nhỏ hơn 0,01 nên mô hình có ý nghĩa thống kê mức 1%.Ngoài ra, có 5 trong số 6 biến giải thích được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%, bao gồm: Tỷ lệ chia cổ tức năm trước (DPRt-1 ), Khả năng sinh lời (ROE), Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR), Đòn bẩy tài chính, Tốc độc tăng trưởng doanh thu (GROWTH), với ý nghĩa thống kê (P > |z|) lần lượt là 0,000, 0,002, 0,080, 0,017, và 0,010. Trong đó, 3 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% là DPRt-1, ROE, GROWTH, biến LEV có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và biến LDR

có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Biến SIZE không có ý nghĩa thống kê với mức P_value

là 10%

Dựa vào kết quả hồi quy ở Bảng 4.9, phương trình hồi quy cuối cùng được xây dựng cho mô hình có dạng như sau:

DPR i,t = -0,2085403+ 0,5316836 DPR i,t-1 + 0,0068469 ROE i,t

+0,0824081 GROWTH i,t -0,0824081 LDR i,t - 0,0128771 LEV i,t + ε i,t .

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định thực nghiệm bằng ước lượng bình phương tổng quát FGLS

TTCK Việt Nam được diễn giải như sau:

Khả năng sinh lời (ROE): Khả năng sinh lời có mối tương quan dương với tỷ lệ

chia cổ tức, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số tương quan của biến ROE là 0,0068469. Nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, nếu ROE của các NHTM tăng lên 1% thì NHTM sẽ tăng mức chi trả cổ tức lên 0,0068469%. Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có khả năng sinh lợi càng cao hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn thì thường có khuynh hướng chia nhiều cổ tức hơn cho các cổ đông, điển hình như

nhóm NHTM thuộc Big4 (BID,VCB,CTG) có ROE cao chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn hẳn nhóm NHTM cổ phần khác. Ket quả đạt được phù hợp với lí thuyết của Lintner (1956) và ngược lại với kết quả của Amidu và Abor (2006).

Tỷ lệ chia cổ tức năm trước (DPRt-1): Tỷ lệ chia cổ tức năm trước có mối

tương

quan dương với tỷ lệ chia cổ tức năm nay. Hệ số tương quan của biến DPRt-1 là 0,5316836, nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, nếu tỷ lệ chia cổ tức năm trước của các NHTM tăng lên 1% thì NHTM sẽ tăng mức chi trả cổ tức lên 0,5316836%. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đã được đề cập. Kết quả nghiên cứu ủng hộ kết luận của Lintner (1956) rằng tỷ lệ chia cổ tức năm trước là chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng trả cổ tức của công ty, các nhà quản lý luôn phấn đấu để

giữ ổn định chính sách cổ tức vì họ muốn đảm bảo rằng chỉ công bố tăng tỷ lệ chia cổ tức khi công ty thực sự hoạt động hiệu quả và ngược lại.Thực trạng tại các NHTM tại Việt Nam cũng ủng hộ kết luận này, một số NHTM thường chi trả cổ tức ổn định qua các năm vì hoạt động kinh doanh hiệu quả, ngược lại một số NHTM khác thì chi trả cổ tức ổn định hoặc không chi trả cổ tức vì hoạt động không hiệu quả, phải dùng lợi nhuận giữ lại để tái cơ cấu,trả nợ (như TPB hoặc STB) nên duy trì không trả cổ tức trong thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ như Techcombank dù không chi trả cổ tức trong một giai đoạn dài nhưng đây là để tăng vốn điều lệ, bổ sung nguồn vốn cho vay để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR): Tỷ lệ cho vay/tiền gửi có mối tương quan âm với

tỷ lệ chia cổ tức, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số tương quan của biến LDR là

-0,0824081, nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, nếu tỷ lệ cho vay/tiền

gửi của các NHTM tăng lên 1% thì NHTM sẽ giảm mức chi trả cổ tức đi 0,0824081%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Olowe và Moyosore (2014), Nadeem (2018) cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ cho vay/tiền gửi càng cao sẽ làm giảm khả năng thanh khoản, do đó chi trả cổ tức cũng ít đi do thiếu hụt lượng tiền cần thiết. Một trong những ngân hàng điển hình là ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), trong

các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán mà tác giả thu thập được cho thấy cho vay khách hàng liên tục tăng nóng qua từng năm, phần lớn đến từ công ty tài chính Việt Nam

Thịnh Vượng (FE credit), dẫn đến tỷ lệ cho vay/tiền gửi tăng cao. Điều này dẫn đến VPB

phải giảm tỷ lệ chia cổ tức để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng từ lợi nhuận giữ lại nhằm tránh mất thanh khoản.

Đòn bẩy tài chính (LEV): Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với tỷ lệ

chia

cổ tức, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số tương quan của biến LEV là -0,0128771, nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, nếu đòn bẩy tài chính của các NHTM tăng lên 1% thì NHTM sẽ giảm mức chi trả cổ tức đi 0,0128771%. Điều này phù

hợp với giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Do đặc thù của ngành NH, phải huy động vốn rất nhiều nhằm phục vụ mục đích kinh doanh dẫn đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao (tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình của ngành ngân hàng giai đoạn 2010-2020 là 11,2), các ngân hàng buộc phải giảm tỷ lệ chia cổ tức để dùng phần lợi nhuận giữ lại tiếp tục tái đầu tư thay vì huy động vốn từ bên ngoài để giảm áp lực chi phí vốn. Điều này phù hợp với Lý thuyết trật tự phân hạng cũng như thực trang chi trả cổ tức của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (tỷ lệ chia cổ tức có xu hướng giảm dần qua các năm). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Rozeff (1982), Higgin (1972) và McCabe (1979).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH): Tốc độ tăng trưởng doanh thu có

mối tương quan dương với tỷ lệ chia cổ tức, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số tương

quan của biến GROWTH là 0,0824081, nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, nếu tỷ tốc độ tăng trưởng doanh thu của các NHTM tăng lên 1% thì NHTM sẽ tăng mức chi trả cổ tức lên 0,0824081%. Nghiên cứu của Bushra và Mirza (2015) đã cho

thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu cao chứng tỏ công ty làm ăn tốt, có lợi nhuận cao và do đó có đủ tiền để chi trả cổ tức, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Imran(2011).Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam giai đoạn gần đây (2017-2020), các ngân hàng dù liên tục có tốc độ tăng trưởng cao nhưng rất hạn chế chi cổ tức bằng tiền mặt

hoặc không chia, dẫn đến tỷ lệ chia cổ tức giảm. Lý do được đưa ra là NHTM phải áp dụng hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế Basel 2. Vì vậy, ngân hàng phải chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng thêm vốn, tăng hệ số an toàn vốn. Bên cạnh đó, một số NHTM

đang tái cơ cấu phải được NHNN thông qua phương án chia cổ tức nên không thể trả cổ tức theo ý muốn của cổ đông. Điều này cho thấy có sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu định lượng và thực tế, nguyên nhân là do chính sách của NHNN khác nhau qua từng

thời kỳ - yếu tố chưa được tác giả đưa vào bài nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến còn lại trong mô hình (Quy mô ngân hàng) mặc dù có mối tương quan dương với chính sách cổ tức nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể lý giải rằng dù lớn hay nhỏ, các NHTM tại Việt Nam không thể tự ý quyết định tỷ lệ chia cổ tức mà phải xem tình hình kinh doanh cũng như các quy định do NHNN ban hành qua từng thời kỳ mới quyết định được. Nếu hoạt động hiệu quả, các NHTM được phép tự quyết định về tỷ lệ chia cổ tức và ngược lại, các ngân

hàng hoạt động kém hiệu quả, buộc phải tái cơ cấu thì phải theo quy định do NHNN đưa

ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nghiên cứu đã xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ chia cổ tức thông qua các số liệu từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2020. Thông qua mô hình ước lượng bình phương tổng quát, nghiên cứu đã kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng với tỷ lệ chia cổ tức. Đa phần các biến có ý nghĩa thống kê và tác động

cùng chiều với kỳ vọng. Cụ thể, các biến tỷ lệ chia cổ tức năm trước, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng

chiều với chính sách cổ tức. Các biến tỷ lệ cho vay/tiền gửi và đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến chính sách cổ tức. Đối với biến quy mô ngân hàng dù đúng dấu với kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

DPR (+) (+) 1% 0,5316836

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả sẽ nêu ra các kết luận chính và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các NHTM

tại Việt Nam. Bên cạnh đó chương này cũng sẽ trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm, mô hình ở chương 2 và phương

pháp nghiên cứu được xây dựng ở chương 3, tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích thông kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xác định các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. Cụ thể, đề tài đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào tác động đến tỷ lệ chia cổ tức của các NHTM Việt Nam?

Đề tài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra giả thuyết ban đầu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ chia cổ tức của các NHTM Việt Nam bao gồm 06 yếu tố: tỷ lệ chia cổ tức năm trước, quy mô ngân hàng, suất sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay/tiền gửi, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đòn bầy tài chính. Qua kết quả xác định được các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức gồm 05 yếu tố: tỷ lệ chia cổ tức năm trước, suất sinh lời vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay/tiền gửi, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đòn bầy tài chính.

Câu hỏi thứ 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tỷ lệ chia cổ tức của các NHTM Việt Nam như thế nào?

Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức của các NHTM

Việt Nam như sau:

ROE (+) (+) 1% 0,0068469

LDR (-) (-) 5% 0,0824081

LEv (-) (-) 10% -0,0128771

điểm và mục tiêu phát triển của ngân hàng?

Để trả lời câu hỏi này, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị được trình bày tại phần 5.2.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Những kết quả của nghiên cứu này kỳ vọng giúp cho các nhà quản trị của NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam xây dựng một tỷ lệ chia cổ tức phù hợp với đặc điểm và mục tiêu phát triển của công ty.

5.2.1. Hàm ý về suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Theo trên kết quả nghiên cứu, cho thấy chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó, để có thể tăng mức cổ tức chi trả một cách bền vững, không gì hơn là các ngân hàng phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn của

cổ đông để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.Để đạt được điều này các NHTM cần phải:

Một là, Các NHTM cần có giải pháp tự kiện toàn hoạt động, gia tăng năng lực

cạnh

tranh và mức độ an toàn hoạt động. Các NHTM yếu kém xây dựng phương án cơ cẩu lại

thì sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện hoặc thậm chí là giải thể, phá sản ngân hàng.

Điều này trên thực tế được thể hiện rất rõ trong giai đoạn 2010-2015, một số NHTM

hoạt động không hiệu quả,thua lỗ quá nhiều bắt buộc NHNN phải yêu cầu tự tái cấu trúc

như TPB, STB, sáp nhập như SHB (với Habubank), HDB (với Đại Á), có ROE lúc này đang rất thấp hoặc thậm chí âm vốn chủ sở hữu. Từ năm 2017, hiệu quả sử dụng vốn tăng trở lại, tuy mức tăng chưa nhiều nhưng cũng cho thấy, hiệu quả của tái cấu trúc NHTM giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trong 4 năm cuối của giai đoạn nghiên cứu.

Hai là, các NHTM có thể tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để đảm

bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) do NHNN quy định. Khi các ngân hàng đạt được tỷ lệ yêu cầu, ngoài việc nâng cao khả năng tự chủ tài chính để đối mặt với rủi ro tín dụng, vận hành, v.v. các NHTM còn được nhà nước ưu tiên nới room tín dụng từ đó làm tăng dư địa cho vay giúp cho ngân hàng đạt được nhiều lợi nhuận hơn.

5.2.2. Hàm ý về tỷ lệ chia cổ tức năm trước

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chia cổ tức năm trước ảnh hưởng cùng chiều đến

chính sách cổ tức năm nay.Tùy thuộc vào định hướng và khả năng hoạt động của NHTM,

có thể tham khảo tỷ lệ chia cổ tức năm trước để xây dựng chính sách cổ tức năm nay, cụ thể:

• Nếu các NHTM đang hoạt động kém hiệu quả, nên duy trì tỷ lệ chia cổ tức thấp hoặc không chia cổ tức nhằm dùng phần lợi nhuận giữ lại để trả nợ, cơ cấu lại hoạt động

kinh doanh, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.Tuy có thể làm giảm lợi nhuận nhưng đó không phải mục tiêu ở các NHTM lúc này mà mục đích chính là giúp phục hồi kinh doanh, loại bỏ những hoạt động

kém hiệu quả, có nguồn tiền cần thiết để trả bớt nợ nần và từng bước phát triển trở lại.

• Nếu các NHTM đang làm ăn hiệu quả, có thể trả cổ tức tương đương năm trước hoặc cao hơn để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do chính sách của NHNN (yêu cầu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, hạn chế chi trả cổ tức bằng tiền mặt giai đoạn đại dịch COVID-

19 v.v.) cũng như định hướng hoạt động của các NHTM là tăng tốc phát triển mạnh hơn nữa về công nghệ, tăng trưởng tín dụng, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, v.v. mà các NHTM vẫn có thể lựa chọn giảm tỷ lệ chia cổ tức.Tuy điều này làm ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư trong ngắn hạn nhưng nó không hoàn toàn báo tín hiệu xấu.Trong dài hạn, các NHTM có thể đảm bảo không bị ảnh hưởng rủi ro tín dụng, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn do đại dịch hiện nay, do trích lập dự phòng đầy đủ cũng như giúp ngân hàng có tốc độ phát triển tốt hơn, từ đó phản ánh tích cực vào giá cổ phiếu có lợi cho nhà đầu tư.

5.2.3. Hàm ý về tỷ lệ cho vay/tiền gửi

Có sự tác động ngược chiều giữa chính sách cổ tức và tỷ lệ cho vay/tiền gửi, do

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w