CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Casey và cộng sự (2000) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NHTM Bắc Mỹ giai đoạn 1982-1992. Bằng cách sử dụng mơ hình của Rozeff

(1982), các tác giả đã tìm ra yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách cổ tức là tăng trưởng doanh thu và số lượng cổ đơng và khơng có sự tác động đáng kể của mức độ tăng

trưởng trong quá khứ, hệ số beta và quyền sở hữu của cổ đông lớn, tuy nhiên ba yếu tố trên lại có tác động đáng kể đối với các ngành khác.

Nadeem và các cộng sự (2018) xem xét các yếu tố quyết định chính sách cổ tức của các ngân hàng Pakistan từ 2005 đến 2015. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật dữ liệu bảng, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng khả năng sinh lời, cơ hội đầu tư và cổ tức năm trước có tác động tích cực đáng kể về chi trả cổ tức của các ngân hàng Pakistan trong khi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ cho vay/tiền gửi có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng chi trả cổ tức năm trước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể về các yếu tố ảnh hưởng đến cổ tức trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Gul và các cộng sự (2012) nghiên cứu 18 ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán

Pakistan giai đoạn 2006-2011. Bằng cách sử dụng hệ số tương quan tuyến tính để tìm thấy tác động của các biến độc lập với tỷ lệ chia cổ tức, nghiên cứu đã cho thấy có sự tác động cùng chiều của quy mơ cơng ty, tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh lời đến chính sách cổ tức. Trong khi đó các biến địn bẩy tài chính và rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách cổ tức.

Maladjian và các cộng sự (2014) điều tra các yếu tố quyết định chính sách cổ tức ở các ngân hàng Lebanon được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Beirut. Nghiên cứu này xem xét tác động của bảy biến: khả năng sinh lời, thanh khoản, địn bẩy, quy mơ cơng ty, tăng trưởng, rủi ro cơng ty và mức chi trả cổ tức của năm trước trên tỷ lệ chia cổ tức bằng cách sử dụng tập dữ liệu bảng không cân bằng về các ngân hàng niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011.Với việc phân tích mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy các chính sách cổ tức bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mơ cơng ty, rủi ro và cổ tức của năm trước. Tuy nhiên bị ảnh hưởng tiêu cực

bởi cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận.

Aziz và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố tác động của chính sách cổ tức của 13 ngân hàng thường và ngân hàng Hồi Giáo trên sàn giao dịch chứng khoán Pakistan từ năm 2001-2016. Nghiên cứu ước tính dữ liệu bảng được lấy từ Thomson Reuters trên EVIEWS bằng cách chạy mơ hình tác động cố định (FEM). Các tác giả nhận thấy rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu có mối tương quan thuận với tỷ lệ chia cổ tức,

trong khi tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cũng có mối liên hệ tuyến tính chặt chẽ với tỷ lệ chia cổ tức. Ngược lại, kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa lợi tức trên vốn chủ sở hữu với chi trả cổ tức.

Yiadom và cộng sự (2011) sử dụng mơ hình tác động cố định và ngẫu nhiên nhằm tìm ra các yếu tố quyết định chính sách cổ tức của các ngân hàng ở Ghana trong khoảng thời gian từ 1999-2003.Kết quả cho thấy lợi nhuận, nợ, thay đổi trong cổ tức và khả năng

của các ngân hàng ở Ghana. Mặt khác, tăng trưởng doanh thu và thời gian thành lập ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách cổ tức của ngân hàng. Ngồi ra, tiền mặt tác động ngược chiều đến chính sách cổ tức nhưng có tác động khơng đáng kể.

2.5.1. Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay, các nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, đa số chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các cơng ty cổ phần (nói chung) hoặc một nhóm các cơng ty thuộc các ngành nghề cụ thể (Dầu khí,dệt may v.v.) được niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam.

Để đóng góp thêm cho các nghiên cứu trong nước, đặc biệt là giai đoạn nhiều biến

động 2010-2020 của ngành NH, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NHTM giai đoạn 2010-2020.

2.5.2. Thảo luận các nghiên cứu trước

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của NHTM.Với sự đa dạng cả về số lượng mẫu, mơ hình nghiên cứu, thời gian

nghiên cứu, v.v., các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức như: Nhóm nhân tố vĩ mơ (Thuế, Lạm phát, GDP, v.v.), Nhóm nhân tố quản trị cơng ty (Quyền sở hữu của tổ chức, Quyền sở hữu của cổ đơng lớn, v.v.), Nhóm nhân tố đặc tính cơng ty (Khả năng sinh lời, Tỷ lệ chia cổ tức năm trước, v.v.).

Dựa vào những yếu tố trên, có thể thấy rằng chính sách cổ tức là vơ cùng riêng biệt

với từng đặc điểm thể chế, pháp lý, chính sách khác nhau ở từng quốc gia. Vậy nên việc nghiên cứu chính sách cổ tức của các NHTM ở Việt Nam là vô cùng quan trọng để xem xét các yếu tố tác động có giống với các nghiên cứu của thế giới hay không. Do các yếu tố đặc trưng của ngành NH khác với công ty cổ phần thường (Lấy tiền tệ là đối tượng kinh doanh trực tiếp, hoạt động ngân hàng chỉ do tổ chức tín dụng thực hiện, là hoạt động

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình qn

Nam nói chung, giai đoạn 2010-2020 nói riêng, có rất ít các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NHTM.

Trong khóa luận này, tác giả quyết định sẽ đi sâu vào nghiên cứu định lượng nhóm

yếu tố đặc tính của cơng ty (nhân tố bên trong) nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đa số trong các nghiên cứu trước đây trên thế giới, tỷ lệ chia cổ tức (DPR) được sử dụng khá phổ biến nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Do đó, trong phạm

vi khóa luận này, tỷ lệ chia cổ tức được lựa chọn làm biến phụ thuộc để nghiên cứu về chính sách cổ tức của các NHTM Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020.

2.5.3. Mơ hình nghiên cứu và các biến đại diện

Căn cứ vào cơng trình nghiên cứu của Nadeem(2018), Gul(2012), Maladjian(2014), Aziz(2019) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng chính sách cổ tức gồm: lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, chính sách cổ tức năm trước, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô công ty, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, địn bẩy tài chính. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu có phương trình sau:

DPR i,t = β 0 + β 1 DPR i,t-ι + β 2 SIZE i,t + β 3 ROE i,t + β 4 GROWTH i,t

+ β 5 LDR i,t + β 6 LEV i,t + ε i,t .

Trong đó:

DPRt : biến phụ thuộc trong lần quan sát thứ t

DPRt-1, ROE, GROWH, SIZE, LEV, LDR: các biến độc lập β0: hệ số chặn

β1,β2,.. .,βδ: các hệ số góc

εt: sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ t

2.5.4. Giải thích các biến

Thứ nhất, biến phụ thuộc là tỷ lệ chia cổ tức (DPR I,t), được tính bằng cơng thức cổ tức mỗi cổ phần chia cho thu nhập mỗi cổ phần. Cổ tức mỗi cổ phần được lấy từ lịch chia cổ tức của website thống kê Finance Vietstock và trong thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, thu nhập mỗi cổ phần được lấy dữ liệu từ website thống kê Finance Vietstock.

DPR i,t cổ tức mỗi cỗ phần năm t Thu nhập mỗi cổ phần năm t

Thứ hai, tỷ lệ chia cổ tức năm trước (DPR I,t-1) là biến độc lập được tính bằng cơng thức cổ tức mỗi cổ phần chia cho thu nhập mỗi cổ phần. Cũng giống như biến độc lập tỷ lệ chia cổ tức, tỷ lệ chia cổ tức năm trước cũng gồm cổ tức mỗi cổ phần được lấy từ lịch chia cổ tức của website thống kê Finance Vietstock và trong thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, thu nhập mỗi cổ phần được lấy dữ liệu từ website thống kê Finance Vietstock.

DPR i,t-1

Thứ ba, quy mô cơng ty (SIZE i,t) là biến độc lập được tính bằng logarit tổng tài

sản. Khoản mục tổng tài sản được tác giả thu thập từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại.

SIZE i,t=Log(Tổng tài sản)

Thứ tư, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến độc lập được tính bằng cơng thức lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Khoản mục lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại.

Thứ năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu là biến độc lập được tính bằng cơng thức lấy hiệu của doanh thu thuần năm nay và doanh thu thuần năm trước chia cho doanh thu thuần năm trước. Khoản mục doanh thu thuần được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

(Doanh thu năm t - Doanh thu năm t-1)

GROW IH i,t---------------Z-----m—3—'— -------------------------

Doanh thu nấm t-1

Thứ sáu, tỷ lệ cho vay/tiền gửi là biến độc lập được tính bằng bằng số tiền cho khách hàng vay chia cho tiền gửi khách hàng. Cả hai khoản mục trên đều được lấy từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại.

LDR i,t Tiền cho vay khách hàng Tiền gửi khách hằng

Thứ bẩy, địn bẩy tài chính là biến độc lập được tính bằng cơng thức tổng nợ chia

cho vốn chủ sở hữu. Cả hai khoản mục trên đều được lấy từ bảng cân đối kế tốn của ngân hàng thương mại.

cổ tức được cơng bố của năm kề trước trừ khi họ chắc chắn về sự tăng trưởng bền vững của DN. Ngược lại, một sự đi xuống của tỷ lệ cổ tức so với năm trước cũng là một điều tối kị trong việc hoạch định chính sách cổ tức DN. Như vậy, có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ chia cổ tức năm trước với tỷ lệ chia cổ tức. Maladjian và Khoury(2014) cũng có kết luận tương tự về sự ảnh hưởng về tỷ lệ chia cổ tức năm trước với chính sách cổ tức.

Giả thuyết H1:Tỷ lệ chia cổ tức năm trước có tác động cùng chiều đến chính sách cổ tức

Quy mơ cơng ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Một cơng ty lớn có thể dễ dàng tiếp cận thị trường vốn và nhận được tiền tài trợ nhiều hơn. Do đó, quy mơ cơng ty lớn hơn được kỳ vọng sẽ có khả năng tạo ra thu nhập lớn hơn để có thể trả cổ tức cao hơn so với cơng ty nhỏ hơn (Fransiskus Randa và Ingrid

Biến phụ thuộcAbraham, 2009). Jaara và các cộng sự (2018) có kết quả nghiên cứu tương tự cho thấy

có sự tác động cùng chiều giữa quy mơ cơng ty và tỷ lệ chia cổ tức.

Giả thuyết H2:Quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều đến chính sách cổ tức.

Suất sinh lời vốn chủ sở hữu tác động đến chính sách cổ tức

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lợi nhuận có liên quan tích cực đến tỷ lệ chia cổ tức. Các cơng ty có thu nhập rịng ổn định có dịng tiền tự do nhiều hơn và do đó trả cổ tức lớn hơn. Aivazian (2003) và Li (2006) đều có kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều của khả năng sinh lời với chính sách cổ tức.Ở bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn suất sinh lời vốn chủ sở hữu đại diện cho khả năng sinh lời

Giả thuyết H3: Suất sinh lời vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến chính sách

cổ tức.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Để duy trì danh tiếng trên thị trường của cơng ty thì cần tăng và duy trì mức độ tăng trưởng doanh thu .Doanh thu bán sản phẩm của các cơng ty càng cao có xu hướng làm tăng lợi nhuận và do đó có nhiều tiền mặt hơn cho các nhu cầu và hoạt động của cơng ty. Vì vậy cơng ty mới có đủ số tiền để phân phối cho các cổ đông dưới dạng cổ tức (Bushra và Mirza, 2011). Imran (2011) cũng cho kết quả có mối quan hệ tích cực giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và chính sách cổ tức

Giả thuyết H4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều đến chính sách cổ tức.

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của ngân

hàng bằng cách so sánh tổng dư nợ của ngân hàng so với tổng tiền gửi của nó đối với cùng kỳ.Nếu tỷ lệ này là quá cao, có nghĩa là các ngân hàng có thể khơng có đủ thanh khoản để trang trải chi phí. Nó có thể được hiểu rằng tỷ lệ này càng lớn thì càng khó chi trả cổ tức cao. Nghiên cứu của Nadeem (2018), Olowe và Moyosore (2010) đã cho thấy có sự tác động ngược chiều giữa tỷ lệ cho vay/tiền gửi và chính sách cổ tức.

Giả thuyết H5: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi có tác động ngược chiều đến chính sách cổ tức.

Địn bẩy tài chính ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Rozeff (1982) nhận định rằng nếu một cơng ty có địn bẩy hoạt động và tài chính cao hơn, mọi thứ khác khơng đổi, cơng ty sẽ chọn chính sách cổ tức thấp để giảm chi phí

tài trợ bên ngoài. Cùng quan điểm trên, ảnh hưởng tiêu cực của địn bẩy tài chính đối với

chính sách cổ tức cũng được ghi lại bởi Higgins (1972) và McCabe (1979), họ nhận thấy

rằng các cơng ty có q khứ sử dụng địn bẩy cao hơn thường trả cổ tức thấp hơn để tránh chi phí cao hơn do huy động vốn bên ngồi cho cơng ty.

Giả thuyết H6: Địn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến chính sách cổ tức.

Các chỉ tiêu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết được tóm tắt trong Bảng 2.1 dưới đây:

Tỷ lệ cổ tức năm

trước DPRt-1

Cổ tức mỗi cổ phần năm liền trước/Thu

nhập mỗi cổ phần năm liền trước

+ Khả năng sinh lời ROE Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu +

Tốc độ tăng

trưởng doanh thu GROWTH

Thu nhập lãi thuần năm nay-Thu nhập lãi thuần năm trước / Thu nhập lãi thuần

+ Quy mô_______ SIZE Log (Tổng tài sản)__________________ + Tỷ lệ cho vay/tiền

gửi __________ LDR

Cho vay khách hàng/Tiền gửi khách

hàng_____________________________ - Địn bẩy tài chính LEV Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu -

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích cơ sở lý luận, các cơ sở lý thuyết liên quan đến chính sách cổ

tức cũng như các nghiên cứu trước đây đã giúp khóa luận khái qt cái nhìn rõ hơn về cổ tức cũng như các chính sách cổ tức dựa trên lý thuyết đã nêu. Căn cứ vào cơng trình nghiên cứu của Nadeem (2018), Gul(2012), Maladjian(2014), Aziz(2019) nghiên cứu đã

cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ chia cổ tức gồm: lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chia cổ tức năm trước, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô công ty, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, địn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc là tỷ lệ chia cổ tức, các biến

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w