Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.4.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

2.4. ỉ. ỉ. Lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác (Mankiw, 2011).

Basse và Reddemann (2011) đã tìm ra sự tác động đáng kể của lạm phát đối với chính sách cổ tức. Họ cho rằng các công ty dường như tăng chi trả cổ tức hơn trong mơi trường lạm phát. Có ít nhất hai giải thích cho hành vi này:

Một là, ban quản lý có thể tin rằng có một số loại chính sách cổ tức tối ưu trong điều kiện thực tế. Do đó, có thể có động cơ để ổn định giá trị thực của thu nhập từ cổ tức

(giả định các yếu tố khác không thay đổi)

Hai là, lạm phát chỉ đơn giản làm tăng giá trị danh nghĩa thu nhập của doanh nghiệp và do đó làm tăng tỷ lệ chia cổ tức.

2.4. ĩ.2. Tốc độ tăng trưởng GDP

Cũng giống với lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP là một trong những chỉ tiêu quan

trọng để đánh giá nền kinh tế cũng như có mối quan hệ mật thiết với chính sách cổ tức. GDP ảnh hưởng tích cực đến sức mua của người tiêu dùng để làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm của công ty. Nhu cầu về sản phẩm tăng lên sẽ làm tăng doanh số bán hàng của

công ty. Doanh thu cao sẽ làm tăng lợi nhuận của cơng ty, khi đó khả năng sinh lời cao sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả một mức cổ tức cao (Romus và các cộng sự, 2020).

2.4. ỉ.3. Chính sách thuế thu nhập

Theo Alzahrani (2009), trong mơi trường có thuế, việc chi trả cổ tức cao hơn sẽ làm giảm giá trị của DN. Lập luận này dựa trên sự tác động có thể có của chính sách thuế tại một quốc gia đối với các thu nhập cổ tức và lãi vốn, mà chủ yếu tập trung vào chính sách thuế của Mỹ, ở đó thuế suất đánh trên thu nhập từ cổ tức cao hơn thu nhập từ lãi vốn trong nhiều thập niên.

2.4.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng

2.4.2. ỉ. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Nghiên cứu của Lintner (1956) cho rằng ROE biểu thị chính xác hiệu quả khi sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, điều này có nghĩa cơng ty cân đối một cách hài hịa giữa đồng

vốn cổ đơng với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Khi thu nhập và khả năng sinh lợi DN đạt được càng cao, lợi nhuận giữ lại càng lớn và công ty có thể phân phối cổ tức càng nhiều. Điều đó cho thấy ROE càng cao thì cơng ty chi trả cổ tức càng nhiều và ngược lại. Một nghiên cứu khác lại cho kết quả ủng hộ với lý thuyết trật tự phân hạng: các cơng ty có khả năng sinh lợi càng lớn thì sẽ dùng càng nhiều lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thay vì chi trả cổ đơng(Amidu và Abor, 2006). Kết quả là ROE càng cao thì cơng ty chi trả càng thấp và ngược lại

2.4.2.2. Tỷ lệ chia cổ tức năm trước

Lintner (1956) cho rằng các nhà quản lý cố gắng giữ cổ tức ổn định và chỉ tăng khi

họ chắc chắn duy trì nó và những người quản lý cũng tránh bị cắt cổ tức. Bởi vì bất kỳ thay đổi nào trong cổ tức đều được coi là tín hiệu cho kết quả hoạt động trong tương lai của cơng ty. Vì vậy, nếu tỷ lệ chia cổ tức năm trước càng cao thì tỷ lệ chia cổ tức năm nay càng cao và ngược lại.

2.4.2.3. Đòn bẩy tài chính

Theo khái niệm chính xác trong kinh tế học, “địn bẩy tài chính” thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần). Khoản vốn này thuộc vào nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế tốn. Các cơng ty có vốn vay cao cần duy trì nguồn vốn nội bộ của mình để đáp ứng các nghĩa vụ của mình,thay vì phân phối tiền mặt sẵn có cho cổ đơng dưới dạng cổ tức (Al-Kuwari, 2009). Do đó, cơng ty sử dụng

địn bẩy tài chính càng lớn thì chi trả cổ tức càng ít và ngược lại

2.4.2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Amidu và Abor (2006) cho rằng việc tăng trưởng doanh thu sẽ cần được tài trợ nhiều hơn để duy trì đà tăng đó, vì vậy lợi nhuận giữ lại cho công ty sẽ chiếm tỷ trọng phần trăm cao hơn lợi nhuận sau thuế bằng cách chi trả cổ tức thấp. Cơng ty có tỷ lệ tăng

trưởng càng cao thì càng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các cơ hội đầu tư hấp dẫn, do đó khả năng chi trả cổ tức càng thấp và ngược lại.Tuy nhiên, Afza và Mirza (2011) tìm thấy

mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng doanh số và cổ tức. Họ nhận thấy rằng các công ty tạo ra doanh số bán hàng cao có nhiều khả năng thưởng cho các cổ đơng của họ. Do đó tốc độ tăng trưởng doanh thu càng cao thì chi trả cổ tức càng nhiều và ngược lại.

2.4.2.5. Quy mô công ty

Jaara và các cộng sự (2018) cho rằng quy mơ của một cơng ty đóng một vai trị lớn

trong việc quyết định loại chính sách cổ tức sẽ được sử dụng. Nhìn chung, cơng ty càng lớn thì tiền càng nhiều, dẫn đến lợi tức đầu tư tốt hơn và cơng ty ít gặp rủi ro hơn. Nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng cơng ty lớn có phạm vi tiếp cận thị trường lớn hơn và khả năng mở rộng sản xuất tốt hơn, vậy nên công ty thường chi trả cổ tức cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên, Ahmed & Javid (2009) cho rằng các DN có quy mơ lớn thường là những DN có cổ phiếu được niêm yết và mua bán rộng rãi trên TTCK. Điều này cho phép các DN quy

mới là điều mà các nhà đầu tư quan tâm hơn cả. Trong trường hợp này, quy mô công ty càng lớn thì chi trả cổ tức thấp và ngược lại.

2.4.2.6. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi

Hệ số cho vay trên tiền gửi thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc hoàn trả các khoản rút tiền của người gửi tiền bằng cách dựa vào các khoản vay được cung cấp như một nguồn thanh khoản. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cao làm giảm vị thế thanh khoản

của các ngân hàng, đặc biệt là dưới dạng tiền mặt, vậy nên sẽ khơng có lợi để trả cổ tức cao (Olowe và Moyosore, 2014). Thế nên tỷ lệ cho vay/tiền gửi càng cao thì chi trả cổ tức càng ít và ngược lại.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w