MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 47)

3.2.1. Mầu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính

đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2010 đến năm 2020 của 23 NHTM

tại Việt Nam, danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục

3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập thuộc nhóm yếu tố nội sinh thuộc về NHTM được thu thập từ báo cáo tài chính, Nghị quyết Hội đồng cổ đông, Tờ trình trích lập quỹ và phân chia lợi nhuận của các NHTM từ năm 2010 đến năm 2020 của 20 NHTM tại Việt Nam, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn dữ liệu đối với biến phụ thuộc và các biến độc lập là các website

về tài chính như http://www.cophieu68.vn, http://www.cafef.vn,.... Đặc biệt là trang Mirae Asset Securities- công ty chứng khoán Mirae Asset, cung cấp rất đầy đủ về các loại tài liệu nêu trên.

3.2.3. Công cụ nghiên cứu

Ket quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NHTM tại

Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Stata 14.0.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.3.1. Phương pháp định tính 3.3.1. Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích những

lý luận cơ bản về chính sách cổ tức, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam và các quốc gia khác về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc và (iv) thảo luận

kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

3.3.2. Phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu

xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tại các NHTM Việt Nam, bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), trong đó:

3.3.2. ĩ. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập

được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu (Sternstein, Martin, 1996). Trong khóa luận này, tác giả tập trung phân tích dữ liệu từ bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê sau nhằm cung cấp thông

tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ

nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations).

3.3.2.2. Phân tích tương quan

Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo.

Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu bằng cách kiểm tra hệ số tương quan đã nêu trên. Nếu có mối tương quan mạnh giữa hai biến thì phải lưu ý có thể mô hình đã bị đa cộng tuyến. Tuy nhiên để kiểm tra chính xác xem mô hình có bị khuyết tật đa cộng tuyến không thì sẽ sử dụng hệ số VIF trong phân tích hồi quy (sẽ nêu trong phần (iii)

3.3.2.3. Phân tích hồi quy

Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong 11 năm (từ 2010 đến 2020) của 23 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng ước lượng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu dạng bảng. Có ba dạng mô hình chính dùng để ước lượng dữ liệu dạng bảng là: Mô hình Bình phương nhỏ nhất thông thường (Pooled

OLS); Mô hình tác động cố định (FEM); Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

Tuy nhiên, mô hình Pooled OLS giả định rằng tất cả các hệ số hồi quy đều không

đổi theo thời gian và theo các đơn vị chéo. Trong khi đó, dữ liệu dạng bảng kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và theo các đơn vị kinh tế khác nhau nên tồn tại sự khác biệt đặc thù giữa các đơn vị kinh tế đó. Vậy không thể sử dụng phương pháp hồi quy

OLS để ước lượng dữ liệu bảng vì không đáng tin cậy. Vì vậy trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động biến đổi (REM), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 02 mô hình FEM và REM với giả thuyết H0: Lựa chọn mô hình REM.

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát, và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc. Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflating Factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và ngược lại. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận

bằng kiểm định Largrange với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Hiện tượng tự tương quan sẽ được kiểm định và kết luận thông qua kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan.

Cuối cùng, để khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có), tác giả sử dụng mô

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Khóa luận sử dụng bộ dữ liệu từ báo cáo tài chính

và các tài liệu khác của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0, lần lượt so sánh các phương pháp ước lượng FEM, REM để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất, sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình. Cuối cùng sử dụng mô hình FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có) để chọn ra mô hình phù hợp nhất

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 sẽ khái quát thực trạng chi trả cổ tức của hệ thống NHTM Việt Nam và thực hiện các kiểm định cần thiết của mô hình, cũng như trình bày kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các NHTM Việt Nam.

4.1. THỰC TRẠNG CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2010-2020

Hình 4.1: Tỷ lệ chia cổ tức trung bình năm của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn

2010-2020

Số lượng và

Hình thức chi trả cổ tức của các NHTM giai đoạn 2010-2020

□Chi trả cổ tức bằng tiền mặt

□Không chi trả cổ tức (hoặc chi bằng cổ phiếu)

Hình 4.2: Chính sách cô tức của các NHTM giai đoạn 2010-2020

Nguồn:Trích xuất từ dữ liệu Excel của tác giả

Nhìn vào hình 4.1, có thể nhận thấy được tỷ lệ chia cổ tức khá thấp và có xu hướng

giảm dần qua các năm. Đến với hình 4.2, xu hướng các NHTM trả tiền mặt ngày càng ít và chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không chi trả cổ tức ngày càng nhiều. Ở đây tác giả nhận thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức, có những nguyên nhân như sau:

Một là, từ ngày 1/1/2020, Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với NH, chi nhánh NH nước ngoài đã có hiệu lực thi hành, theo đó, các NH phải

đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Yêu cầu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% cũng là thực hiện trụ cột 1 của Basel II. Theo đó, các ngân hàng chịu áp lực phải đáp

ứng tỷ lệ an toàn vốn do NHNN đề ra. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt lúc này không hiệu quả vì làm giảm nguồn vốn của ngân hàng, theo đó các NHTM buộc phải giữ lại toàn bộ lợi nhuận giữ lại (tỷ lệ chia cổ tức là 0%) hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để

tăng vốn điều lệ. Do đó, trong những năm gần đây, hầu như các NHTM đều rất hiếm chi cổ tức bằng tiền mặt, điều đó làm cho tỷ lệ chia cổ tức giảm.

Hai là, chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường, phòng chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-

19, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay. Đây là một cái cớ chính đáng để các ngân hàng thuyết phục cổ đông đồng thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Ba là, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu còn nhiều lý do khác được Ngân Hàng đưa ra

như: Ngân hàng nâng cấp hệ thống mạng lưới, tăng lợi thế cạnh tranh trong mảng bán lẻ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển ngân hàng số theo xu hướng 4.0,

đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở các năm tiếp theo, v.v.

Bốn là, công ty Chứng khoán SSI dự báo, ước tính lợi nhuận trước thuế của nhóm 10 ngân hàng đang theo dõi trong năm 2021 sẽ tăng trưởng đến 24% so với cùng kỳ, nhờ

tăng trưởng tín dụng 15% và chi phí tín dụng giảm (22 điểm cơ bản).

Với các diễn biến trên, giá cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo sóng. Đăc biệt, các nhà đầu tư còn cho rằng, chi cổ tức bằng cổ phiếu sẽ khiến thị giá giảm, tạo tâm lý tích cực trong ngắn hạn cho người có nhu cầu giải ngân. Cung tăng sẽ giúp cho thị giá tăng, tổng tài sản theo đó cũng tăng.

Tóm lại, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các cổ đông vẫn thích nhận cổ tức bằng tiền mặt hơn vì đảm bảo cho khoản đầu tư của mình không bị mất đi. Nhưng giá cổ phiếu ngân hàng tăng tích cực, khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng thời gian qua sinh lời khá tốt, nên dường như họ cũng không phàn nàn gì về việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Chính sách cổ tức trong thời gian này có nhiều biến động, nhưng nhìn chung các NHTM có xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn 2010-2015, sau đó đa số các ngân hàng đều lựa chọn chi cổ tức bằng cổ phiếu hoặc giữ lại toàn bộ lợi nhuận

Yếu tố Số quan

sát________ Giá trị trungbình________ Độ lệchchuẩn______ Giá trị nhỏnhất________ Giá trị lớnnhất________

DPR 245 0,2479929 0,3306571 0 0,9499442 DPRt-1 | ~245 0,2685547 0,3429525 ~0 0,9861696 SIZE ~245 14,06241 0, 5145914 12,91516 15,1809 ROE ~245 10,7678 8,365953 -56,33 29,57 LDR ~245 0,8657752 0,1698312 0,3632857 1,387319 LEV ~245 11,20248 4,146886 2,915598 23,61981 GROWTH ~245 0,2300116 0,481756 -2,720955 4,265951

trong giai đoạn 2015-2020 dẫn đến tỷ lệ chia cổ tức giảm. Điều này có thể gây ảnh hưởng

tiêu cực trong ngắn hạn (pha loãng giá cổ phiếu, các cổ đông không thể nhận được tiền như kỳ vọng, v.v.), nhưng trong dài hạn chính sách này rất hiệu quả, có tác động tích cực

đáng kể đến NHTM và nhà đầu tư, cụ thể:

• Với các NHTM, đây là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, năng lực

tài chính cũng như đảm bảo các hệ số an toàn theo quy định của NHNN và nhiều lợi ích khác

• Với nhà đầu tư, không chia tiền mặt không phải là sự mất mát quá lớn. Họ có thể

sinh lời dựa trên sự gia tăng thị giá trên thị trường chứng khoán nhờ những tin tức tích cực của NHTM như lợi nhuận cao, kiểm soát được nợ xấu, tăng trưởng tín dụng cao, v.v.

Trên đây là những nhận định sơ bộ của tác giả về thực trạng chi trả cổ tức của các NHTM giai đoạn 2020. Để có cái nhìn chi tiết hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành nghiên cứu tiếp theo.

4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Kết quả của thống kê mô tả các biến đo lường trong mô hình hồi quy được trình bày trong Bảng 4.1 dưới đây:

Đối với tỷ lệ chia cổ tức (DPR): Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ chia cổ tức trung bình

của

23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 24,79% có nghĩa là trong 100 đồng lợi nhuận, các NHTM chỉ dùng 24,79 đồng để chi trả cổ tức và giữ lại phần còn lại để phục vụ mục đích kinh doanh. Trong đó, tỷ lệ chia cổ tức thấp nhất là 0%, có thể hiểu là NHTM không trả cổ tức, trong khi tỷ lệ chia cổ tức cao nhất thuộc về NHTM Sài Gòn Công Thương (SGB) vào năm 2013 với tỷ lệ 94,99%. Bên cạnh đó, giá trị độ lệch chuẩn

là 0,3306 thể hiện tỷ lệ chia cổ tức của các NHTM Việt Nam có mức độ phân tán khá lớn.

Đối với tỷ lệ chia cổ tức năm trước (DPR): tỷ lệ chia cổ tức năm trước trung

bình

của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 26,85% có nghĩa là trong 100 đồng lợi nhuận, các NHTM chỉ dùng 26,85 đồng để chi trả cổ tức và giữ lại phần còn lại

để phục vụ mục đích kinh doanh.Với giá trị độ lệch chuẩn là 0,3429 không có sự khác biệt nhiều với tỷ lệ chia cổ tức năm nay.Trong đó, tỷ lệ chia cổ tức thấp nhất là 0%, có

DPRt-1 | 0,5082 1

SIZE -0,0695 -0,1005 1

thể hiểu là NHTM không trả cổ tức, trong khi tỷ lệ chia cổ tức cao nhất thuộc về NHTM

Á Châu (ACB) với tỷ lệ 98,61% vào năm 2010

. Đối với Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô ngân hàng có độ biến động trong khoảng từ giá trị 12,17 tới giá trị 15,18, với giá trị trung bình của cỡ mẫu 14,05; ứng với

độ lệch chuẩn của mẫu là 0,5254. Nhìn chung quy mô của các ngân hàng tăng qua các năm, với giá trị lớn nhất là hơn 1,5 triệu tỷ đồng của ngân hàng BIDV vào năm 2020, thấp nhất thuộc về ngân hàng BVB với 8 nghìn tỷ đồng vào năm 2010.

Đối với Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Biến ROE có giá trị

trung

bình là 10,76, trong đó ngân hàng VIB vào năm 2020 có ROE cao nhất là 29,57 và ngân hàng TPB vào năm 2011 có tỷ lệ ROE thấp nhất là -56,33. Mặt khác, chỉ số ROE trong giai đoạn này có độ lệch chuẩn tương đối cao 8,3659 biểu hiện cho mức độ biến thiên đáng lưu ý, do khả năng sinh lời không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam khi mà rủi

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔ TỨCCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598576-2492-013010.htm (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w