Một số nét khái quát về tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 38 - 45)

* Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Bắc đồng bằng Bắc bộ, phía Đơng giáp tỉnh Nam Định, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây và Tây Bắc giáp với Hịa Bình, phía Đơng Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đơ Hà Nội 93 km về phía

Nam. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sơng Hồng, Ninh

Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi bán sơn địa ở phía Tây Bắc

ven biển ở phía Đơng Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa

2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ninh Bình có bờ biển dài 18km.

Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.

Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm; nhiệt độ trung bình

23,5 °C; số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%. Diện tích: 1.400 km², dân số (điều tra dân số 01/04/2009): 898.459 người với mật độ dân số 642 người/km.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Ninh Bình là: 138.907,3 ha. Trong

đó, đất nơng nghiệp: 96.705,0 ha; đất lâm nghiệp: 28.851,6 ha; đất nuôi trồng

thủy sản: 5.815,1 ha; đất phi nông nghiệp: 30.479,3 ha; đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng: 5.095,2 ha; đất chưa sử dụng: 11.723,0 ha [19, tr.16]. Diện tích đất rừng chiếm 20,8% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, trong

đó có có một phần Vườn Quốc gia Cúc Phương- vườn quốc gia đầu tiên tại

Việt Nam (khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới ba tỉnh: Ninh Bình, Hịa Bình, Thanh Hóa). Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa

dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Về giao thơng, Ninh Bình là một điểm nút giao thơng quan trọng, có cả đường bộ, đường sắt, đường thủy. Tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mơ, thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài

gần 40 km; quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn; Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường

Hồ Chí Minh, tỉnh Hồ Bình và Vĩnh Phúc; Quốc lộ 45 nối Nho Quan với

Về giao thơng đường sắt Ninh Bình có trục đơ thị Tam Điệp – Ninh

Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh

Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Theo quy hoạch xây dựng mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam đặt ga chính ở Ninh Bình.

Về giao thơng đường thủy Ninh Bình có hệ thống sơng hồ dày đặc với

các con sông chảy liên tỉnh như: sông Đáy, sơng Hồng Long, sơng Càn và hệ thống các sông nội tỉnh như: sông Vạc, sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông

Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng

Ninh Phúc là cảng sông cấp I quốc gia. Ngồi ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Non Nước, cảng Bình Minh và cảng Phát Diệm.

* Tình hình kinh tế

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng

Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành cơng nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, liên tục

đứng thứ 5 ở miền Bắc. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64. “Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010: công nghiệp - xây dựng: 40,9%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 15,8%; Dịch vụ: 35,3%.” [31, tr.2].

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển cơng nghiệp vật liệu xây

dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu

tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm),…Sản phẩm chủ

lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch,…

Hiện nay, Ninh Bình có 7 khu cơng nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh

Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm cơng

nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ cơng truyền thống địa phương có: thêu ren

ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh,... đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án cơng nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: nhà máy đạm Ninh Bình cơng suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin với vốn đầu tư

1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sô đa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phơi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.

Về nơng nghiệp, Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chun canh nơng nghiệp chính của tỉnh: vùng nơng trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu “Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2010 là 15,8%” [28, tr.2]. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt. Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương. Các tuyến

đê quan trọng như: Đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sơng Hồng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội,…được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá.

Về dịch vụ, Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thơng hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước.

Về dịch vụ hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại

hiểm, thể thao. Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%.

* Về văn hóa - lịch sử

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng

bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa

Ninh Bình tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn

minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con

người cư trú từ rất sớm. Vùng đất Ninh Bình là kinh đơ của Việt Nam thế kỷ X, nơi phát tích của ba vương triều Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích q trình định đơ Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng

kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử cịn để lại

trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sơng. Đây cịn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà

Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông,...

Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt cổ, Ninh Bình cịn có "văn hố

mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Yên Mô, cửa Càn, cửa

biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh,

đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoàng Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II,... Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng khơng gian văn hố Việt xuống biển Đơng, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam,

từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trị quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua,... Nếp sống của cư dân lấn biển mang

Những yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa đã hịa quyện đã làm nên một Ninh Bình giàu truyền thống và bản sắc với hàng trăm di tích lịch sử- văn hóa, trong đó “có 78 di tích đã được xếp hạng quốc gia” [21, tr.23] với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Tam Giao, Tràng An, động Mã Tiên, nhà thờ đá Phát

Diệm,… Một yếu tố khác vơ cùng quan trọng, góp phần khơng nhỏ làm nên

diện mạo đa dạng, phong phú của văn hố Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các

đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán

Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh,… nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các

danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hố địa phương, được nhân dân tiếp

thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hố Ninh Bình. Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh; Trương

Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn

Bặc, Đinh Điền,...

Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín

ngưỡng thờ Vua (đặc biệt là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần

Thái Tông, Quang Trung và Triệu Quang Phục với hàng chục đền thờ); thờ

Thánh (Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh). Ninh Bình là vùng đất

phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Cơng Trứ, lễ hội đền Thái Vi,... Các lễ hội khác:

lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn,

đền Dâu, hội vật Yên Vệ,... các cơng trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính,

đền Thánh Nguyễn, làng chèo Phúc Trì, Nam Dân, Thượng Kiệm, những

trung tâm hát chầu văn ở đền Dâu, phủ Đồi,...

* Về giáo dục – đào tạo

Tỉnh có trường Đại học Hoa Lư và 4 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đẳng nghề LILAMA-1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp, đã và đang đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong khu vực và trong cả nước.

Đến nay, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đều có trường trung

học phổ thông, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có truờng trung học cơ sở,

tiểu học và mầm non.

Ở cấp học giáo dục mầm non, tồn tỉnh có 50.205 cháu, ngành Giáo dục

đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, linh hoạt nhằm huy động tối đa trẻ đến trường mầm non. Tỷ lệ trẻ đến lớp được duy trì ở tất cả các độ tuổi, trong đó trẻ

đến lớp mẫu giáo tiếp tục tăng so với năm học trước. Tổng số truờng phổ thông

là 322 trường, 146.881 học sinh ở các cấp. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng

quan tâm tới giáo dục từ xa và giáo dục chuyên nghiệp. Toàn tỉnh huy động được 1.147 trẻ khuyết tật học hịa nhập (đạt 72,6%). Triển khai có hiệu quả

mơ hình giáo dục hồ nhập trẻ khuyết tật ở 3 huyện Kim Sơn, Yên Khánh và Yên Mô [69, tr.1-2].

* Về y tế

Những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng được tỉnh chú trọng và ngày càng đạt được những kết quả tiến bộ. Chất lượng

khám chữa bệnh ở các tuyến đều đư ợc nâng lên qua các năm. Các cơ sở y

tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh

viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7 bệnh viện tuyến tỉnh, nhiều thiết bị y tế mới, hiện đại được ứng dụng trong việc khám chữa bệnh, từng bước đáp ứng nhu cầu

chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và hạn chế tình trạng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa- xã hội cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là đối với

hộ nghèo, gia đình chính sách.

* Về đặc điểm dân cư, dân tộc

Ninh Bình có hai dân tộc chính (dân tộc Kinh chiếm gần 96% dân số, dân tộc Mường gần 2%). Các dân tộc sống hòa đồng, qua bao thế hệ đã xây

dựng được truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái cùng giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 38 - 45)