Chủ thể và khách thể trong quản lý nhàn ước đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 32 - 36)

động tôn giáo

* Ch th qun lý

Chủ thể quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa rng: Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đó là các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống lập pháp (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ và

Ủy ban nhân dân các cấp), các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống tư pháp (Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân).

Nghĩa hp: Chủ thể quản lý nhà nước trực tiếp đối với hoạt động tôn giáo chỉ gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ và

Ủy ban nhân dân các cấp).

Trước đây, trong quản lý cũng như trong hoạt động thực tiễn, khi xác

định chủ thể quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo người ta thường hiểu nghĩa hẹp, coi nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo chỉ là quá trình

chấp hành và điều hành theo Hiến pháp và pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi trong hoạt

động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Với quan niệm như vậy sẽ không thấy và phát huy được vai trò của hệ thống cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần phải phát huy, đề cao vị trí, vai trò của các cơ quan này trong quản lý hoạt động tôn giáo.

* Khách th qun lý:

Khách thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chính là hoạt

động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành.

+ Tổ chức tôn giáo: là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, nhưng có tôn giáo trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân bị tách ra thành nhiều hệ phái khác nhau, mỗi hệ

phái tạo thành một tổ chức giáo hội hoạt động độc lập như Cao Đài, đạo Tin Lành,…

Trong mỗi tổ chức tôn giáo, tổ chức bộ máy được sắp xếp, tổ chức khác nhau. Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ của tổ chức và được nhà nước công nhận.

Tổ chức tôn giáo có chức năng điều hành hoạt động của tôn giáo. Trong mối quan hệ nội bộ của tổ chức, có tổ chức tôn giáo có quan hệ hành chính đạo rất chặt chẽ, cấp dưới phục tùng cấp trên. Trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, tổ chức tôn giáo (giáo hội) là đại diện cho tôn giáo để

giải quyết các công việc có quan hệ đến tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đều thể hiện đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật.

Đa số các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo nước ngoài (đạo Công giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành, đạo Phật).

+ Tín đồ: là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với số lượng tín đồ chiếm khoảng 20% dân số cả nước. Đặc điểm này cho thấy tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quản lý nhà nước phải thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân thực hiện nhu cầu đó.

Đồng bào tín đồ các tôn giáo vừa là công dân của đất nước, vừa là tín

đồ của một tôn giáo nhất định. Là công dân, họ có mọi quyền và nghĩa vụ như

mọi công dân khác. Là tín đồ, họ có niềm tin tôn giáo sâu sắc, có tình cảm, có

đời sống tâm linh ở nhiều mức độ khác nhau và họ có quyền và nghĩa vụ nhất

định do giáo hội quy định, họ phải hành đạo theo giáo luật. Đây chính là đặc

điểm quan trọng mà chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần nắm vững, phải tạo điều kiện cho đồng bào tín đồ thực hiện được cả hai nghĩa vụ này.

Đại đa số đồng bào tín đồ các tôn giáo ở nước ta là nông dân và nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ

Tổ quốc. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào tín đồ luôn gắn bó với cách mạng, đã có những đóng góp quan trọng, hy sinh sức người, sức của, cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đồng bào tín đồ đang cùng toàn dân đoàn kết xây dựng đất nước với mục tiêu Dân giàu, nước mnh, xã hi công bng, dân ch, văn minh. Đây là đặc điểm rất tích cực của đồng bào tín đồ. Trong quản

lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo phải phát huy được những điểm tích cực, khơi dậy những truyền thống quý báu trong đồng bào, coi đó là một yếu tố quan trọng góp phần phát huy nội lực để xây dựng đất nước.

Bên cạnh đại đa số đồng bào tín đồ có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc, thì vẫn còn một số tín đồ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong hoạt động tôn giáo còn chưa tuân thủ pháp luật, bị các thế lực thù địch lợi dụng, nghe theo kẻ xấu tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng. Đây là đặc

điểm cần hết sức lưu ý trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Vì vậy, trong quản lý cần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; thường xuyên chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào có đạo, phải lấy việc nắm dân làm then chốt, không được kỳ thị, không tạo cơ hội cho kẻ thù lợi dụng. Đồng thời không quên và thường xuyên đề cao cảnh giác trước các âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch trong đồng bào có đạo.

+ Chức sắc, nhà tu hành:

- Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

- Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

- Chức sắc, nhà tu hành, trước hết là tín đồ thuộc một tổ chức tôn giáo nhất định, vì vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một tín đồ. Song khác với tín đồ, đặc biệt là đội ngũ chức sắc, họ là những người được tổ chức tôn giáo lựa chọn, đào tạo cơ bản nên trình độ, năng lực của họ khá cao, được tổ chức tôn giáo phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử.

Trong quan hệ với tín đồ, họ là những người rất gần gũi với tín đồ, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của tín đồ, chia sẻ buồn vui cùng tín đồ, rất có uy tín và là người nắm “phần hồn” của tín đồ. Vị trí, vai trò của họ có ảnh hưởng rất sâu sắc trong quần chúng tín đồ.

Trong quan hệ với Nhà nước, chức sắc, nhà tu hành, là những người đại diện cho tổ chức tôn giáo để giải quyết các công việc liên quan đến tôn giáo.

1.1.4. Nhng ni dung và phương pháp qun lý ca nhà nước đối vi hot động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)