Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 91 - 93)

đối với hoạt động tôn giáo

2.3.1. Dự báo xu hướng hoạt động tôn giáo ở Ninh Bình trong thời

gian tới

Cùng với sự gia tăng của q trình tồn cầu hóa kinh tế, tồn cầu hóa

văn hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các luồng di cư… thì các tơn

giáo trên thế giới hiện nay cũng bị cuốn vào xu hướng quốc tế hóa, từ đó diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt để mở rộng ảnh hưởng.

Ninh Bình là tỉnh có sự du nhập tôn giáo rất sớm. Cả hai tổ chức tơn giáo là Phật giáo và Cơng giáo đều có mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm tôn giáo trong và ngồi nước. Tỉnh Ninh Bình là một trong những địa bàn nhạy

cảm, mọi biến động của các tỉnh trong cả nước cũng như biến động của tỉnh

Ninh Bình đều ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của tỉnh cũng như cả

nước.

Trong những năm tới, tình hình tơn giáo ở Ninh Bình sẽ có xu hướng

phát triển tăng lên, phức tạp hơn trên tất cả các mặt như: chú trọng củng cố tổ chức giáo hội, các hội đồn tơn giáo, tăng cường cơ sở thờ tự, đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo, củng cố đức tin, nhằm tạo vị thế trong xã hội. Số lượng

tín đồ, nhà tu hành, chức sắc các tôn giáo sẽ tăng lên.

Đạo Phật: Ninh Bình vốn có gốc Phật giáo lâu đời, thời Đinh và Tiền

Lê, kinh đô Hoa Lư là cái nôi của Phật giáo. Trên các làng q của Ninh

Bình, có nhiều ngơi chùa cổ và đẹp, thu hút đơng đảo tín đồ và du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm bái. Đặc biệt, là chùa Bái Đính, ngơi

chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ X và đã được nhà nước xếp hạng di

tích cấp quốc gia, nay đang được đầu tư tôn tạo, mở rộng với nhiều hạng mục

cơng trình đã đạt kỷ lục quốc gia, thể hiện một sự tiếp nối bổ sung hồn chỉnh cho Cố đơ Hoa Lư ngày nay, làm cho Ninh Bình trở thành nơi lưu giữ những

giá trị văn hóa tâm linh phong phú, đa dạng và là điều kiện thuận lợi cho việc

phát triển văn hóa tâm linh. Cùng với đó là hoạt động của các tăng ni, phật tử

tăng lên, tăng cường xây dựng củng cố giáo hội. Mở rộng các lễ hội, tích cực

làm từ thiện, đây cũng là một trong những điều kiện, để Phật giáo thu hút

quần chúng phát triển tín đồ, khuếch trương thanh thế.

Đạo Cơng giáo: Tổ chức giáo hội cơ sở có chiều hướng tiếp tục được

củng cố, phát triển, mở rộng ra vùng đất mới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc

xứ họ đạo mới bằng cách xin tách xứ, họ đạo ở những nơi có đơng tín đồ,

hoặc những xứ họ đạo có địa bàn rộng lớn, chú ý đến các xã mới lập ở ven

biển huyện Kim Sơn. Tăng cường cơ sở vật chất xây dựng, tu bổ nhà thờ, nhà nguyện, làm cho cơ sở thờ tự của Giáo hội ngày càng khang trang và hấp dẫn

để thu hút đông đảo giáo dân tham gia sinh hoạt tơn giáo. Tịa Giám mục

cũng chú ý thiết lập các họ đạo mới, đặc biệt là các xứ Vô Hốt, An Ngải, Xích

Thổ thành những xứ đạo lớn để từng bước phát triển đạo lên vùng đồng bào Mường ở Ninh Bình và Hịa Bình. Nhờ đó, tín đồ đạo Cơng giáo có thể sẽ

tăng lên.

Một số tôn giáo mới vẫn sẽ tiếp tục thâm nhập, gây ảnh hưởng, trong đó có đạo Tin lành, các nhóm tơn giáo địa phương như: Hội Tu gia, Pháp mơn Diệu âm,... đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức trong công tác quản

lý các hoạt động tơn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)