Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 93 - 107)

2.3.2.1. Cụ thể hóa chính sách tơn giáo ở cơ sở

Hệ thống chính trị cơ sở giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống

chính trị nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Nền tảng của

mọi công tác là cấp xã” và “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm chủ trương,

chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, nhân dân,

nhất là trong chức sắc, chức việc nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo. Đội ngũ

cán bộ công chức Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng cần nhận

thức đúng đắn các chủ trương chính sách này nhằm động viên đồng bào các

tôn giáo phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia công cuộc đổi

quốc, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về tín

ngưỡng tơn giáo.

Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng tỏ rằng, khi tổ chức Đảng các

cấp phát huy được vai trò lãnh đạo chính quyền Nhà nước thực hiện tốt

chính sách tơn giáo thì việc giải quyết quan hệ giữa chính quyền với các tổ

chức và đồng bào các tôn giáo ln thuận lợi và ngược lại. Chính vì vậy,

việc tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật mới quan hệ này đòi hỏi phải định rõ chức năng, nhiệm vụ công tác tôn giáo và bảo đảm tư cách pháp nhân

của các tổ chức tơn giáo.

Hệ thống chính trị cơ sở muốn làm tốt cơng tác vận động quần chúng

thì cần phải xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào Cơng giáo, điều đó sẽ giúp nối dài cánh tay của hệ thống chính trị tới vùng giáo, tới giáo dân, bởi trong thực tế có những việc mà chi bộ Đảng, chính quyền, dân tộc khơng thể trực tiếp vận động thuyết phục quần chúng giáo dân, mà phải thông qua

lực lượng cốt cán mới làm được và làm một cách có hiệu quả. Bởi vì họ

thường xuyên gắn bó với quần chúng, có hiểu biết về tơn giáo, có uy tín và khả năng thuyết phục giáo dân. Đối với lực lượng này hệ thống chính trị cơ sở

phải thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần, động viên kịp

thời, bồi dưỡng cho họ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính hình thời sự trong nước và quốc tế, làm cho họ có quan điểm lập trường

vững vàng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi để học làm công tác tôn giáo

vận ở vùng đồng bào có đạo. Điều này góp phần mang lại thắng lợi trong việc

thực hiện đường lối, chủ trương chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta

tại cơ sở.

Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và

các đồn thể cần có kế hoạch mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian,

kế hoạch mà không đi vào thực tế cán bộ phải thường xun gần gũi dân, nhất là các tín đồ tơn giáo, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của họ, để kịp

thời giải quyết những vấn đề nảy sinh phù hợp với chính sách của Đảng về

tơn giáo. Mặt khác phải giải quyết kịp thời, triệt để những khiếu kiện, thắc

mắc, tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp. Đề xuất kịp thời với các cơ quan ban ngành chức năng cấp trên những biện pháp ổn định

tình hình khi phát hiện thấy những nguy cơ có thể gây mất ổn định. Có sự

phân cơng bàn bạc cụ thể vai trị chức năng của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; tiến hành họp tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao chất

lượng và hiệu quả công tác, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Cùng với việc bảo bệ quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo và tự do khơng tín ngưỡng tơn giáo của quần chúng nhân dân. Chính quyền cơ sở cần kiên quyết đấu tranh chống lại những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống đối lại

các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước gây mất ổn định.

2.3.2.2.Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm cơng tác tơn giáo

Chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là về tôn giáo sẽ khó đi vào

cuộc sống nếu khơng có đội ngũ cán bộ có trình độ, có lập trường tư tưởng vững vàng. Do vậy, một giải pháp quan trọng cần thực hiện nhanh và hiệu quả

là kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ.

Có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm

công tác tôn giáo.Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên trách và bán chuyên trách như: Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, các đồn

thể,… từ đó giải quyết các đề nghị của các tổ chức, chức sắc, tín đồ tơn giáo

đúng pháp luật, giải quyết dứt điểm các yêu cầu nguyện vọng chính đáng về hoạt động tơn giáo ngay tại cơ sở.

Tỉnh cũng cần có kế hoạch đào tạo cơ bản, chuyên sâu đối với cán bộ

làm công tác tôn giáo, học tại các trường có chun ngành về lĩnh vực tơn giáo như: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện

nghiên cứu tín ngưỡng, tơn giáo,… Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu thực

tiễn đặt ra trong bối cảnh tôn giáo hiện nay.

2.3.2.3. Chăm lo phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào vùng giáo.

Bà con vùng giáo chủ yếu làm nông nghiệp. Do vậy, Đảng bộ cũng như

UBND cấp tỉnh, huyện xã giao đất cho nông dân hợp lý, đầu tư cải tạo hệ

thống thủy lợi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện thâm

canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh các ngành nghề truyền

thống đặc biệt là nghề đan cói ở các xã ven biển huyện Kim Sơn. Tiếp tục

thực hiện có hiệu quả những chương trình về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn

cho bà con vùng giáo để an tâm sản xuất. Khi đời sống bà con nâng lên trình

độ nhận thức cao xây dựng cuộc sống “Tốt đời đẹp đạo” góp phần vào sự

nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nhà cũng như đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khi đời sống người dân được đảm bảo, thì sự lơi kéo của các đối tượng theo đạo khơng gây được ảnh hưởng tới lịng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước. Ngược lại những địa bàn khó khăn về điều kiện sinh hoạt vật

chất, bên cạnh đó lại thiếu sự quan tâm của các cấp, các ngành thì đó là địa

bàn bị tác động bởi các luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, gây biến động đời

sống xã hội, làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự địa bàn.

Khi đời sống người dân cịn thấp thì niềm tin của người dân đối với

chính quyền bị giảm sút. Do vậy, một trong những biện pháp giải quyết ngay

sự bế tắc về tư tưởng là làm cho người dân thấy rõ cần phải có sự cộng đồng trong lao động mới thốt khỏi đói nghèo, khơng thế lực siêu nhiên nào có thể

giải thốt khỏi đói nghèo mà khơng có sự cố gắng nỗ lực của người lao động.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất của vùng giáo, Đảng bộ Ninh Bình cần phải chăm lo đến đời sống văn hóa, tinh thần cho

nhân dân.

Trước đây, cuộc sống tinh thần của đồng bào giáo là nhu cầu về tín

ngưỡng họ chỉ chăm lo học kinh bổn và đi lễ nhà thờ, vì vậy trình độ dân trí thấp, dễ bị mê hoặc. Khắc phục tình trạng đó, Đảng bộ và UBND tỉnh cần tổ

chức nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào giáo bằng việc thu hút họ vào các hoạt động xã hội bổ ích và hấp dẫn, thắt chặt mối quan hệ giữa chức sắc, tín đồ tơn giáo với chính quyền địa phương. Phải ra sức chăm lo cuộc sống

vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt của đồng bào có đạo, thực hiện tự do tín

ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật, tăng cường đoàn kết

lương giáo, đoàn kết tồn dân. Tích cực vận động đơng đảo các tơn giáo tham

gia các đoàn thể và tổ chức quần chúng, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của đồng bào theo đạo trong sự nghiệp chung của đất nước.

2.3.2.4. Tập trung chỉ đạo củng cố xây dựng cơ sở chính trị ở vùng

giáo đồng thời tăng cư ờng quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn

giáo.

Trong những năm qua cơ sở chính trị, đội ngũ cốt cán vùng giáo ở Ninh Bình thiếu về số lượng chất lượng không cao, số cũ không được phát huy số mới ít phát triển làm cho công tác tơn giáo cịn nhiều điều hạn chế. Do vậy

Ban tuyên huấn Tỉnh ủy cần phải thường xuyên chỉ đạo nâng cao chất lượng

hoạt động của cơ sở chính trị vùng giáo.

Tổ chức triển khai và thực hiện Nghị quyết trung ương III – Nghị quyết 8B của Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 04, 05 của Ban chấp hành

tỉnh ủy về tập trung sự lãnh đạo của Đảng. Đẩy mạnh phát triển Đảng viên dù bất cứ theo tôn giáo nào. Ban tôn giáo tỉnh thường xuyên phải tổ chức tập

huấn về công tác tơn giáo và chính sách tơn giáo cho các cán bộ ở các xã đồng bào theo Công giáo, đặc biệt coi trọng duy trì thơng tin thời sự, chính trị

cho Đảng viên. Tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống để

họ tin tưởng và gắn bó với Đảng hơn khơng dao động.

Trên cơ sở quan điểm, chính sách của Đảng ta, Đảng bộ và UBND

tỉnh Ninh Bình cần phải đề ra những chính sách cụ thể đối với các cơ quan,

các cấp, các ngành hoạt động liên quan đến tôn giáo. Tăng cường công tác

quản lý Nhà nước về tôn giáo. Một mặt, là để nắm rõ hoạt động tôn giáo đồng thời kịp thời đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp trong s inh hoạt

tôn giáo. Mặt khác, nhằm đảm bảo cho đồng bào có đạo hoạt động tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Phải xây dựng quy ư ớc sinh hoạt tôn giáo,

đưa ra quần chúng giáo dân thảo luận, góp ý, xã yêu cầu các trưởng ban ký vào văn bản cam kết thực hiện và vận động quần chúng giám sát theo dõi.

Trong quản lý sinh hoạt tơn giáo, với u cầu chính đáng của giáo hội, xét thấy khơng có mục đích chính trị và hoạt động xấu, chính quyền tạo điều kiện giải quyết để tranh thủ động viên quần chúng. Còn các ý đồ của kẻ xấu

thì kiên quyết khơng chấp nhận và giải thích cụ thể cho quần chúng hiểu rõ

tạo sự đồng tình ủng hộ.

Ở Ninh Bình trong những năm qua cịn có hàng loạt vấn đề về tôn giáo đặt ra cần phải giải quyết như: gần 200 nhà thờ hư hỏng lâu ngày, nay giáo dân xin sửa chữa, vấn đề thiếu linh mục cùng với hoạt động trái phép của 13 người giáo hội phong chui, việc một số nơi xin lại đất đai, tài sản của tôn

giáo, việc khôi phục các dòng tu đào tạo chủng sinh,… Những vấn đề trên là nguyện vọng của giáo dân, nhưng cũng là cái cớ để bọn xấu kích động nếu

việc giải quyết của ta không đúng. Thực tế trong những năm qua cơ sở cũng

còn nhiều vướng mắc, nơi quản lý chặt nơi quản lý không chặt, trong quản lý còn bộc lộ sơ hở cần phải được uốn nắn rút kinh nghiệm.

Ban tơn giáo có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh làm tốt chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo. UBND tỉnh cần cụ thể hóa các văn bản của

Trung ương bằng quy định về hoạt động tôn giáo cơ sở, tạo điều điện cho hoạt động tôn giáo được thuận lợi hơn. Từ hoạt động thực tiễn, chức năng nhiệm

vụ giữa các cấp chính quyền và các ngành liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo đã được phân định. Lực lượng Công an các cấp đi sâu

nghiên cứu, tìm hiểu để cùng mặt trận Tổ quốc và ban tơn giáo đề xuất các

cấp chính quyền từng bước xem xét giải quyết nhu cầu tín ngưỡng theo đúng

tinh thần Pháp lệnh, tín ngưỡng tơn giáo của Chính phủ và quy định 422 của

UBND tỉnh.

Tóm lại, chính sách tơn giáo phải ln đảm bảo tự do tín ngưỡng, giải quyết những vấn đề tôn giáo không đư ợc mặc cảm, đồng thời phải xem xét đáp ứng kịp thời nguyện vọng tín ngưỡng chính sách của quần chúng.

Những vấn đề phức tạp xảy ra ở vùng giáo phải nghiên cứu thận trọng, giải quyết đúng luật pháp, không để kẻ địch, phần tử xấu lợi dụng sơ hở kích động giáo dân. Tổ chức tốt ngay truyền thống quản lý Nhà nước về tôn giáo.

Tổ chức thăm hỏi các chức sắc và bà con giáo dân, các tín đồ phật tử trong tỉnh nhân dịp ngày lễ Noel, lễ Phật Đản, tết Nguyên Đán. Động viên những tổ chức, cá nhân tơn giáo trong phong trào tồn dân đoàn kết, xây dựng đời

sống mới.

2.3.2.5. Các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể chủ động phối

hợp trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo

Đảng ta đã xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống

chính trị. Cơng tác tơn giáo ở tỉnh ta ln có sự tham gia tích cực của các ngành như: Tơn giáo, Dân vận, Mặt trận, Công an, Cựu chiến binh, Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ,...

Tuy đã được phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ, song trên thực tế

vẫn cịn có sự chồng chéo, đơi khi xảy ra tình trạng "lắm sãi khơng ai đóng

cửa chùa", do vậy thời gian qua ở một số nơi, một số vụ việc các cơ quan giải

quyết vẫn chưa thống nhất, để kéo dài, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Với chức năng, nhiệm vụ, vai trị, vị trí riêng của từng cơ quan, nội dung nắm tình hình và giải quyết nhiệm vụ, điều chỉnh hoạt động tôn giáo

mỗi cơ quan có khác nhau, song để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, các tổ chức quần chúng, chính

trị, xã hội vận động nhân dân tham gia tổ chức thực hiện, với mục tiêu giữ

vững khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an tồn xã

hội, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế, văn hoá của địa phương. Trước hết cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ phải gương mẫu, bản lĩnh chính trị vững vàng,

quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng về tôn giáo, xác định rõ mối

quan hệ giữa vai trị lãnh đạo của Đảng với cơng tác quản lý Nhà nước; chỉ đạo đúng, trúng, kịp thời, hành động mềm dẻo, linh hoạt, điều phối nhịp nhàng các bộ phận trong hệ thống chính trị. Cơ quan lãnh đạo, cá nhân làm

công tác Đảng không bao biện làm thay, hoặc áp đặt, hoặc buông lỏng trách nhiệm, vai trò lãnh đạo với việc tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước

về hoạt động tôn giáo. Ngược lại, cơ quan quản lý Nhà nước không vì thế xa rời lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, sự phối hợp nắm tình hình giải quyết các đề nghị của các tổ chức, cá nhân tôn giáo với các ban, ngành, đoàn thể. Các

cơ quan chính quyền, đồn thể, quần chúng phải chủ động vào cuộc, vận động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo.

Bên cạnh đó, cần chú ý sự phối hợp giữa các địa phương. Bởi vì đặc điểm của tổ chức tơn giáo nhìn chung phân bố theo địa giới hành chính,

nhưng cũng có nơi khơng theo địa dư, chính vì vậy rất cần sự phối hợp giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)