Những nội dung và phương pháp quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 36 - 38)

hoạt động tôn giáo

* Nội dung cơ bản

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm nhiều công việc: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo;

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác

quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về hoạt động tôn giáo;

Tất cả những cơng việc trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, để làm

tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần chú trọng thực hiện tốt tất cả các công việc này.

* Nội dung cụ thể

Nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm

nhiều lĩnh vực như sau:

- Công nhận tổ chức tôn giáo;

- Quản lý hoạt động tổ chức tôn giáo;

- Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

trong tôn giáo;

- Quản lý các chương trình mục vụ thường xuyên, đột xuất của tôn

giáo;

- Quản lý về đại hội, hội nghị và một số việc thuộc hành chính đạo của

tổ chức tôn giáo;

- Quản lý việc sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất của tôn giáo, kinh

doanh, xuất nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo;

- Quản lý hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức, cá nhân tôn giáo; - Quản lý các hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo.

* Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện các mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã đề

cập trên đây, có thể kể tới một số phương pháp cơ bản sau đây: - Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Nếu như trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh – phục tùng) là phương pháp chủ yếu, thường được sử

dụng, thì phương pháp giáo dục, thuyết phục có thể coi là phương pháp hàng

đầu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Phương pháp này được khẳng định tại Nghị quyết số 25-NQ/TƯ ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về công tác tôn giáo: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”.

- Phương pháp hành chính

Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể

tùng. Trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo phương pháp

này cũng hết sức cần thiết. - Phương pháp kinh tế

Thực chất của phương pháp này là dùng những lợi ích vật chất để tác động vào đối tượng quản lý, qua đó hướng hoạt động của đối tượng quản lý

phù hợp với ý chí của nhà quản lý. - Phương pháp cưỡng chế

Các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải được tổ chức tơn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc thực hiện

nghiêm chỉnh. Trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

theo những quyết định quản lý phải bị xử lý theo pháp luật. Cưỡng chế là

phương pháp quan trọng để đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước đối với

hoạt động tơn giáo.

Ngồi các phương pháp quản lý cơ bản trên đây, trong quản lý nhà

nước đối với hoạt động tôn giáo các cơ quan Nhà nước còn sử dụng một số

phương pháp khoa học khác như phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp kế hoạch hóa,… để phục vụ cơng tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)