Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 85 - 91)

Ninh Bình là một tỉnh có số lượng tín đồ tôn giáo đông, thuộc hai tôn

giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, đều du nhập vào Ninh Binh khá sớm. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hạn chế trong công tác quản lý nhà

nước đối với hoạt động tơn giáo khơng ít, vấn đề đặt ra là phát huy những mặt

đã làm được, hạn chế những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động, cụ thể:

* Về công tác cán bộ

Mặc dù trong thời gian qua, công tác tổ chức, bộ máy cán bộ được chú trọng nhưng truớc những nhiệm vụ và tình hình tơn giáo trong cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng có nhiều chuyển biến, thì đội ngũ cán bộ ít

về số lượng, hạn chế về chất lượng ảnh hưởng phần nào đến công tác quản lý

nhà nước về tôn giáo. Sau khi thực hiện Nghị định số 13, 14/NĐ - CP của

Chính phủ, ở cấp tỉnh có Ban Tơn giáo thuộc Sở Nội vụ, ở cấp huyện có 01 đồng chí chun trách tơn giáo, ở cấp xã, thì khơng có cán bộ chun trách về

tơn giáo, mà phân công cán bộ thuộc các ngành khác kiêm phụ trách công tác tôn giáo. Phần lớn cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp huyện, cấp xã mới được kiện toàn sau Đại hội đảng bộ các cấp nên chưa am hiểu về tôn giáo, không

nắm chắc diễn biến tình hình tơn giáo, kinh nghiệm xử lý những tình huống

phát sinh trong cơng tác tơn giáo cịn hạn chế dẫn đến chất lượng tham mưu,

đề xuất giải quyết các nội dung liên quan đến công tác tôn giáo không cao.

Khi giải quyết các vụ việc cịn lúng túng, nóng vội, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, cho nên một số việc còn

để tồn đọng kéo dài.

Vì vậy, cần phải củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh cả về số luợng và chất lượng, có như

vậy mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

* Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo

Những năm gần đây, các hoạt động xây mới, tu bổ cỏ sở thờ tự của các

tôn giáo diễn ra ngày càng nhiều và có quy mơ rộng lớn hơn. Bên cạnh các

hoạt động cơ bản tuân thủ pháp luật, vẫn cịn có hoạt động chưa tn thủ trình tự luật pháp. Hiện nay, nhiều cơ sở thờ tự chưa được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất. Một số tổ chức, cá nhân luôn né tránh hoặc lấn lướt sự

quản lý của chính quyền cố ý tạo ra việc “đã rồi”, với mục đích lấn chiếm đất

để xây dựng, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự như: giáo xứ Yên Vân,

huyện Yên Khánh xây tường rào trên diện tích đất đường giao thơng do

UBND xã quản lý; Đan viện Châu Sơn tự ý đắp đường đi làm thay đổi hiện trạng, mục đích sử dụng 3.818m2 đất mà Đan viện đang nhận thầu khốn”

[54, tr.2]. “Cá biệt, có trường hợp lợi dụng danh nghĩa dự án từ thiện, nuôi trồng thủy sản để xây dựng cơ sở tôn giáo trái phép (Công ty Cổ phần An

Phước ở khu vực Đá Hàn, xã Gia Hòa, Gia Viễn; một số giáo dân ni

trồng thủy sản trên diện tích đất thuộc đơn vị 1080 - Quân đoàn I quản lý ở vùng ven biển Kim Sơn)” [53, tr.1].

Linh mục Nguyễn Văn Châu, giáo sứ Sơn Lũy chỉ đạo gây sức ép, kích động Ban Chấp hành giáo xứ, giáo dân làm đơn, tổ chức đông người đến

UBND huyện Nho Quan và Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh để khiếu kiện, đòi lại đất của các hộ giáo dân có đất liền kề với nhà thờ giáo xứ (diện tích đất

trên có thời gian giáo xứ đã sử dụng, từ 1988 đến nay các hộ dân đã được giao

đất làm nhà ở, sinh sống ổn định và được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất làm nhà ở đất từ năm 1997.

Một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo tự ý cơi nới, sửa chữa trái phép, tự

ý xây dựng, không tiến hành các thủ tục đã được hướng dẫn. Một số giáo họ của các tôn giáo xây dựng cơ sở thờ tự khi chưa có sự đồng ý của chính

quyền, tự ý xây tăng diện tích nhà thờ, họ bí mật xây dựng, đến khi có sự can thiệp của chính quyền thì đổ lỗi cho tín đồ, buộc các cấp chính quyền phải

thừa nhận và cho phép họ làm, như nhà thờ xứ Cồn Thoi xây dựng lớn gấp

đơi so với những gì ghi trong giấy phép, nhà thờ xứ Như Tân khi xây dựng đã

nới rộng thêm 120m2 so với thiết kế ban đầu,…

Trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở cơ sở

nhiều lúc giải quyết các vấn đề cịn lúng túng, nóng vội. Có nơi, chính quyền cơ sở bng lỏng quản lý hoặc nặng biện pháp hành chính, khi xảy ra vấn đề

vi phạm đất đai của các tổ chức tơn giáo thì giải quyết chưa kiên quyết, để vụ

việc tồn đọng, kéo dài.

Do đó, để làm tốt công tác quản lý hoạt động tôn giáo trong thời gian

tới, các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan cần có chủ trương, kế hoạch, rút kinh nghiệm từ những vụ việc trước, nắm sát tình hình trong lĩnh

vực đất đai liên quan đến tôn giáo để giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý,

tuân thủ pháp luật đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của tín đồ các tơn

giáo.

* Cơng tác quản lý một số hoạt động tôn giáo khác

Công tác quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh mặc dù trong thời gian qua có nhiều cố gắng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: cán bộ làm cơng tác tơn giáo chưa sát sao tình hình cụ thể nên vẫn để một số việc đáng

tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến tự do tín ngưỡng của người dân như: tại các lễ

hội trách nhiệm của người quản lý và ý thức của người tham gia lễ hội còn

nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi ứng xử chưa văn hóa gây,

tồn tại các hiện tượng tiêu cực như: mê tín dị đoan, bn thần bán thánh,

thương mại hố lễ hội có chiều hướng phát triển, an ninh trật tự không đảm

bảo, gây tình trạng ồn ào, lộn xộn ở trốn trang nghiêm. Bên cạnh đó, nạn xả

rác bừa bãi xâm phạm cảnh quan môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sự

linh thiêng, trang nghiêm trốn chùa chiền. Một số nơi vẫn xảy ra tình trạng tự ý xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự chưa tuân thủ quy định của pháp luật và tại

một số chùa còn diễn ra một số hoạt động không đúng nội dung của đạo Phật

như cúng sao, giải hạn, lễ cúng lớn kéo dài một hai ngày đêm vào dịp đầu

năm.

Tình trạng chia rẽ, mất đồn kết trong nội bộ Ban Trị sự Phật giáo tỉnh vẫn tiếp tục diễn ra. Một số vị cao tăng tuy đạo hạnh lớn, nhưng tuổi cao, sức

khỏe yếu, năng lực quản lý, điều hành hoạt động Phật sự hạn chế, trong khi đó số tăng ni trẻ lại chưa có tín nhiệm cao trong Giáo hội, nên vai trò tổ chức, quản lý hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ban Đại diện Phật giáo các huyện đối với các chùa, các tăng, ni, cịn mang tính thụ động giản đơn. Một số tăng, ni chỉ chú trọng đến việc xây dựng củng cố, phát triển sơn môn, hệ phái

của mình, ít chăm lo đến việc chung của Giáo hội; một số tăng ni chưa giữ

nghiêm giới luật, xu hướng chạy theo cơ chế thị trường, tranh giành trụ trì, hiểu biết của một số tín đồ về các quy định của pháp luật còn hạn chế, tùy tiện

trong việc mời sư về chùa,…

Đối với hoạt động đạo Công giáo, một số kẻ xấu đã tung tin “Đức mẹ

hiện hình” tại nhà thờ giáo họ Tân Hạ (xã Tân Thành), nhà thờ giáo họ Phát Thượng (xã Lưu Phương), huyện Kim Sơn; tin đồn “Tượng Đức Mẹ phát ra

ánh hào quang” xảy ra ở gia đình ơng Trần Xn Lý thơn 12 xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, làm cho một số lượng khá đông giáo dân hiếu kỳ kéo đến xem và cầu nguyện. Việc đăng ký chương trình hoạt động hàng năm của các tổ

chức tôn giáo chưa thực sự đi vào nề nếp, việc phối kết hợp giữa chức sắc với

các cấp chính quyền chưa chặt chẽ.

Vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục chỉ đạo các ban ngành,

đoàn thể kết hợp chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo và các phong trào cách

mạng để tập hợp và phát huy những giá trị tốt đẹp của các tơn giáo, kiên trì đấu tranh loại trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, lợi dụng bn thần bán thánh, trục lợi bất chính.

* Vấn đề đảm bảo an ninh tôn giáo, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và dân chủ hóa đời sống xã hội do Đảng ta lãnh đạo đã thu được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh

vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung của tín đồ tơn

giáo nói riêng ngày càng được cải thiện rõ rệt, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, lịng tin của nhân dân với chế độ không ngừng được củng cố.

Từ đó đồng bào tín đồ và các chức sắc tơn giáo có điều kiện thực hiện quyền

tự do tín ngưỡng của mình.

Mặc dù, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nhưng

cũng đang đứng trước những thách thức trên con đường phát triển. Một trong

những thách thức đó là: các thế lực thù địch coi Việt Nam là một mục tiêu

trọng điểm của việc thực hiện chiến lược diễn biến hịa bình, nhằm chuyển hóa, tiến tới xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam.

Để củng cố tổ chức và tăng cường vị thế của mình, Giáo hội đẩy mạnh

các hoạt động tôn giáo rầm rộ nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia,

tăng cường mở các lớp giáo lý, kinh bổn dưới nhiều hình thức hấp dẫn, phong

phú bồi dưỡng đức tin, phát triển thêm tín đồ. Tiếp tục chỉ đạo đòi lại đất đai, cơ sở cũ của Giáo hội mà trước đây đã bị trưng thu hoặc hiến cho nhà nước sử dụng. Dung túng các hoạt động khi chưa có sự đồng ý của chính quyền, thơng

qua tơn giáo gây cơ sở, tập hợp lực lượng, từng bước tách khỏi sự quản lý của

nhà nước, dần trở thành lực lượng đối trọng với nhà nước.

Tăng cường củng cố cơ sở vật chất cho tôn giáo như xây dựng chùa, nhà thờ, nhà nguyện. Giáo hội tiếp tục huy động sự qun góp tiền và cơng

sức của đồng bào theo đạo với phương châm: “Giáo hội và giáo dân cùng làm”, gây khó khăn cho các địa phương trong cuộc vận động xây dựng nơng

thơn mới theo mơ hình: “Điện - đường - trường - trạm”, với phương châm:

“Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Một số đối tượng đã tổ chức truyền bá, lôi kéo hiện tượng tôn giáo mới

như: một số cơ sở tôn giáo chưa thực sự hợp tác với chính quyền trong việc

xem xét giải quyết các vấn đề liên quan như: giáo họ Xn Hịa, Cộng đồn

Mến Thánh giá Hướng đạo, Thành Đức (huyện Kim sơn); giáo xứ Ngọc Cao,

giáo xứ họ Trại Rào (huyện Nho Quan). Gây dựng hoạt động của Bộ phái

Phật giáo Tiểu thừa nguyên thủy ở trung tâm An dưỡng từ thiện Chân Lạc,

huyện Gia Viễn.

Tóm lại, với xu thế hội nhập và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà

nước, lĩnh vực tôn giáo vốn là lĩnh vực nhạy cảm, các thế lực thù địch cố tình

lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để lơi kéo, kích động hịng chia rẽ khối đại

đồn kết tồn dân, gây mất ổn định chính trị, thực hiện diễn biến hịa bình,

bạo loạn lật đổ đối với nước ta. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban

ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp quản lý hoạt động của các tổ chức

tôn giáo đảm bảo an ninh tôn giáo, nhằm làm thất bại âm mưu diễn biến hịa bình đối với nước ta nói chung, đồng thời giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 85 - 91)