THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO NĂM 2010 Mẫu biếu số 01: Phong chức bổ nhiệ m, thuyên chuyển chức sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 61 - 79)

Bảng 2.1

STT Tên tôn giáo Số chức sắc được phong chức Số chức sắc được bổ nhiệm Số chức sắc thuyên chuyển 1 Phật giáo 22 07 2 Công giáo 0 8 15 Tổng 22 15 15

Mẫu biểu số 02: Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc

Bảng 2.2

STT Tên tôn giáo Số đang đi học Tốt nghiệp năm 2009, 2010 Phật giáo Học viện phật giáo 23 05 Cao đẳng Trung cấp Phật giáo 53 25 1 Các lớp khác Công giáo Đại Chủng viện 2 Các lớp bồi dưỡng Tổng 127 37

Thành tựu của công tác vận động và quản lý đối với chức sắc, nhà tu hành và các tổ chức tôn giáo của hệ thống chính trị đã tạo điều kiện cho tôn

giáo đồng hành cùng dân tộc, cùng khối đại đồn kết tồn dân. Vì vậy, các tổ

chức tơn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và quần chúng nhân dân đều tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

* Công tác quản lý nhà nước v các hoạt động từ thiện nhân đạo

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích các tổ chức tơn

giáo, chức sắc, tín đồ các tơn giáo tham gia hoạt động từ thiện xã hội có lợi

cho sự phát triển đất nước, phù hợp với pháp luật và đạo lý. Đồng thời cũng

cần ngăn chặn những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện nhân đạo để tiến

hành hoạt động tơn giáo trái pháp luật. Vì hoạt động từ thiện nhân đạo là hoạt

động nhạy cảm, nên cũng là mối quan tâm của các tổ chức tôn giáo, qua đó

khơng chỉ thể hiện được tính nhân đạo mà còn gây thanh thế, tranh thủ phát

triển thêm tín đồ.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tín đồ theo tơn giáo khá đơng, chủ yếu là những người lao động cần cù, sống tốt đời đẹp đạo. Họ cũng thường xuyên

tham gia các tổ chức hoạt động từ thiện nhân đạo như giúp đỡ người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, các gia đình thương binh liệt sĩ, ủng hộ đồng

bào bị lũ lụt, một số cơ sở của tổ chức tôn giáo ni trẻ mồ cơi, cơ nhỡ, chăm

sóc người tàn tật, người già cô đơn,… Các chức sắc, chức việc, tín đồ tơn giáo

trong tỉnh tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo, cụ thể:

Trong dịp Phật đản PL 2553-DL 2009, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã bố trí kinh phí và chỉ đạo Ban Đại diện Phật giáo các huyện, thành phố, thị xã tổ chức trao quà từ thiện nhân đạo với số quà trị giá 80 triệu đồng. Trong các

ngày đầu năm 2010, Ban từ thiện xã hội (Giáo hội Phật giáo tỉnh) đã phối hợp với Ban Đại diện Phật giáo thành phố Ninh Bình, huyện Nho Quan tặng 50

xuất quà cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Ninh Bình; 100

xuất quà cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan,

Phật giáo tỉnh) đã phối hợp với Ban Đại diện Phật giáo thành phố Ninh Bình Tặng 43 xuất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó và trẻ em mồ cơi trên

địa bàn thành phố Ninh Bình, mỗi xuất quà trị giá 300.000đ. Một số tăng ni

của các chùa trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức trao quà cho các hộ nghèo, hộ chính sách mỗi xuất quà trị giá từ 200.000đ đến 300.000đ.

Tòa Giám Mục Phát Diệm cũng rất chú trọng công tác từ thiện, kêu gọi chức sắc tín đồ, hưởng ứng các hoạt động từ thiện. Giáo hội đã vận động ủng hộ giúp nhân dân Cu Ba, phong trào giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam. Ngồi ra cịn nhiều phong trào thăm hỏi những gia đình

hoạn nạn, tặng quà, sách vở giúp các cháu học sinh nghèo học giỏi. Hội dòng Mến Thánh giá Phát Diệm mở phịng bán thuốc Đơng y, khám chữa bệnh

miễn phí, hỗ trợ thuốc cho các gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Chức sắc tơn giáo tích cực tuyên truyền vận động tín đồ tham gia phong trào hiến giác mạc (cho đến nay trên địa bàn tỉnh có 515 người đăng ký và đã có 49 ca ghép giác mạc thành cơng, trong đó xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn là xã khởi đầu cho phong trào hiến giác mạc). Tại các giáo xứ, giáo hạt, công tác từ thiện

cũng được giáo dân tích cực hưởng ứng tham gia như: giáo xứ Mưỡu Giáp, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, Ban Chấp hành giáo xứ cấp kinh phí cho ba gia

đình khó khăn mỗi gia đình 10 triệu đồng để xây dựng nhà ở, cấp kinh phí

cho trên 30 gia đình, mỗi gia đình 1,5 triệu đồng để xây bể nước. Vào mỗi dịp tổng kết năm học, Ban khuyến học lại chi từ 6 đến 7 triệu đồng để trao phần thưởng cho những em có thành tích xuất sắc trong học tập, từ bậc mẫu giáo

đến Đại học.

Nhìn chung hoạt động từ thiện của các chức sắc tín đồ tơn giáo trong

tỉnh thời gian qua đã có những đóng góp thiết thực cho đời sống xã hội, thực hiện theo lời răn của Chúa, lời khuyên của Đức Phật, đồng thời cũng thể hiện

được đạo lý nhân nghĩa của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “ Lá lành đùm lá rách”.

* Quản lý hoạt động đối ngoại của tôn giáo

Trong đường lối đối ngoại, Đảng ta đã khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng

làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì mục tiêu

hịa bình, độc lập phát triển”. Vì vậy trong cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng phải đáp ứng yêu cầu giao lưu quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng

các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thơng lệ quốc tế.

Theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện sự chỉ

đạo của các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Bình đã phối hợp tương đối chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động đối ngoại của tôn giáo.

Các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân nước ngồi đã có nhiều điều kiện đến thăm, gặp gỡ tiếp xúc với các tổ chức Giáo hội tơn

giáo. Hình thức các hoạt động du lịch, thăm người thân, hoạt động Từ năm

2005 đến nay, đã có nhiều chức sắc, cá nhân tôn giáo trên địa bàn được xuất cảnh tham gia các khóa đào tạo, hội thảo hoạt động tơn giáo, tham quan du

lịch ở nước ngồi (hiện có 11 chức sắc tơn giáo đang được đào tạo tại các nước Mỹ, Pháp, Đài Loan). Một số đoàn khách quốc tế, đồn chức sắc tơn

giáo từ nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của các tổ chức, cá nhân tơn

giáo đến tìm hiểu về tình hình tơn giáo, việc thực hiện chính sách tơn giáo

trên địa bàn tỉnh đều được tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động theo

chương trình đã đăng ký như: 02 Đoàn của Viện can dự Toàn cầu (IGE, Mỹ) ;

đồn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai; đoàn của Đại sứ

quán Hoa Kỳ; đồn của Bộ Tơn giáo Inđơnêxia, đồn của các hãng tin nước ngoài AFP, BFI; đoàn Đại sứ quán Thụy Sỹ; đoàn Phật giáo Nhật Bản gồm 04

thành viên, do thượng tọa Hiroshi Fujikura, Tổng Thư ký Hội nghị Thượng

đỉnh Phật giáo thế giới làm trưởng đồn về thăm chùa Bái Đính; Quốc vương

Campuchia; đồn khách nước ngồi về dự Hội thảo về tơn giáo tại Việt Nam do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức,…

Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài đến thăm quan, du lịch trên địa bàn được các

ngành liên quan, các địa phương quan tâm, tạo điều kiện phù hợp với luật

pháp và tập quán mỗi nước, mỗi tôn giáo, tạo được sự ủng hộ, đánh giá cao

của dư luận trong và ngoài nước. Những kết quả đạt được trong công tác đối ngoại tôn giáo và liên quan đến tơn giáo trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo được sự hiểu biết ngày một đúng đắn hơn, đầy đủ hơn của các nước, các tổ

chức quốc tế về chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

* Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Tôn giáo tỉnh, chủ động trong

công tác tổ chức kiểm tra các hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà

nước về các hoạt động tôn giáo đối với các đơn vị cơ sở; phối hợp với các

cấp, các ngành kịp thời phát hiện, hướng dẫn cơ sở giải quyết các vụ việc có

liên quan đến tôn giáo; kịp thời tham mưu, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh,

đáp ứng nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của cá nhân tổ chức tơn giáo.

Trong những năm vừa qua hiện tượng khiếu kiện liên quan đến tôn giáo

trên địa bàn tỉnh rất nhiều phức tạp và đa dạng nhưng mục đích chính vẫn là

vấn đề đòi lại quyền sử dụng đất đai có thời gian tơn giáo sử dụng, như: Đơn của Ban chấp hành giáo họ Lưu Mỹ, xã Khánh Vân (huyện Yên Khánh); đơn

của Ban chấp hành giáo họ Giang Sơn xã Gia Trung; đơn của đại diện tín đồ

Phật tử và nhân dân làng Vũ Nhì, xã Gia Trấn (huyện Gia Viễn); đơn của Ban

chấp hành giáo họ Ngọc Lâm, xã Yên Lâm; đơn của Ban chấp hành giáo xứ Yên Thổ, xã Yên Phú; đơn của Ban chấp hành giáo xứ Yên Liêu, xã Khánh

Thịnh (huyện Yên Mô); Ban chấp hành giáo xứ Quảng Nạp (huyện Yên Mô)

xin giao quyền sử dụng diện tích 315m2 đất ao ngồi khn viên nhà thờ giáo xứ… các đơn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã. Sở Nội

vụ đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xem xét,

xác minh cụ thể từng nội dung nêu trong đơn; tham mưu với cấp thẩm quyền

có chủ trương chỉ đạo giải quyết, có văn bản trả lời tổ chức tôn giáo cơ sở và

các cá nhân có liên quan, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật

khơng có đơn thư tồn đọng. Kết quả đó đã làm cho các hoạt động tơn giáo

trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, ổn định và cơ bản tuân thủ pháp luật;

tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo.

Đối với với các đơn thư khiếu nại về cá nhân các chức sắc tôn giáo,

Ban tôn giáo tỉnh đã phối hợp với chính quyền các cấp, các ban, ngành đồn

thể có liên quan nắm thông tin, chủ động giải quyết, không để phát sinh phức

tạp.

Nhìn chung, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các

ban, ngành, đồn thể đã quan tâm hơn đến tơn giáo. Chú trọng tuyên truyền, kiểm tra, chủ động phối hợp nắm tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề về tơn

giáo.

* Cơng tác vận động quần chúng tín đồ

Tín đồ tơn giáo là người có đức tin tôn giáo, họ coi niềm tin tôn giáo rất thiêng liêng và gắn bó với niềm tin ấy một cách tự nguyện, niềm tin tôn giáo ấy mặc dù là hư ảo nhưng là một định hướng giá trị có tính bền vững. Họ

cũng là lực lượng quan trọng trong khối đại đồn kết tồn dân. Do đó cơng tác vận động quần chúng nói chung, vận động quần chúng có tín ngưỡng, tơn

giáo nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì theo quan điểm của Chủ

nghĩa Mác - Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại là do quần chúng ủng hộ hay không ủng hộ. Vì

vậy, làm tốt cơng tác vận động quần chúng nói chung và quần chúng tín đồ

nói riêng là điều kiện có tính quyết định để đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng

thành công chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xác định “nội dung cốt lõi của công tác

tôn giáo là công tác vận động quần chúng” [27, tr.49].

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở đồng bào và chiến

sĩ cả nước phải quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo, lúc nào trong tâm tưởng của Người cũng trăn trở làm

thế nào để “sản xuất ngày càng phát triển, phần xác no ấm thì phần hồn mới

được yên vui” [37, tr.48]. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác vận động quần

chúng, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, các ngành đã tập trung chỉ đạo đề ra mục đích của cơng tác này là: phát triển kinh tế - xã hội

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân như, phát huy dân chủ cơ

sở, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc tín đồ các

tơn giáo để cụ thể hóa những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình

thực tế địa phương như: nâng cấp các hệ thống giao thông nông thôn, xây

dựng và nâng cấp trường học, bệnh xá, có chính sách ưu đãi đối với số dân ra

vùng kinh tế mới ven biển, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng

nghiệp góp phần tạo sự ổn định chính trị xã hội, phát huy tinh thần đồn kết

trong nhân dân. Do đó, cơng tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tơn

giáo ở Ninh Bình đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

- Đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí của đồng bào các tơn

giáo, đặc biệt của đồng bào ven biển, ở vùng sâu vùng xa từng bước được

nâng lên. Lòng tin của đồng bào các tôn giáo vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo ngày càng được củng cố. Vì vậy, đồng bào các tơn giáo tích cực tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mọi quy định của địa phương.

Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới nói chung, và những

thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói riêng đã góp

phần làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh, trong

đó có đồng bào các tơn giáo được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Nhờ làm tốt

công tác vận động quần chúng, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng lên. Bên cạnh đó cịn có những phong trào Quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng đồng bào có đạo kết hợp với phong trào Xây dựng thơn xóm bình n, gia đình hịa thuận,… điều đó làm cho quần chúng nhân dân

nói chung, tín đồ, chức sắc tơn giáo nói riêng phấn khởi, tích cực tham gia

xây dựng quê hương giàu mạnh.

Từ năm 2005- 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm

16,5%. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm theo giá CĐ 1994: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,3%; công nghiệp 28,4%; dịch vụ 19,12%. Cơ

cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp - xây dựng 48,9%; dịch vụ 35,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 15,8%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm 49,2

vạn tấn; kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt trên 70 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 là 3.100 tỷ đồng; GDP bình quân đầu

người năm 2010 là 20,9 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 là 6,15%. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 17.500 lao động; xuất khẩu lao động bình quân hàng năm 1.700 lao động [31, tr.2].

Tỷ lệ cứng hóa đường giao thơng huyện, xã, phường, thị trấn đến năm

cuối nhiệm kỳ 95%; kiên cố hóa kênh mương 92%; tỷ lệ hộ được dùng nước sạch 85%; tỷ lệ thơn, xóm, phố có nhà văn hóa 67%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn

có nhà văn hóa 70%; tỷ lệ huyện, thị xã có nhà văn hóa thiếu nhi 50%; tỷ lệ

phường, thị trấn có bác sỹ 68,5%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 86%”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)