Tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 45 - 55)

Ninh Bình có hai tơn giáo là Cơng giáo và Phật giáo. Đất tơn giáo, tín ngưỡng là 204,5 ha chiếm 0,1% tổng diện tích đất tồn tỉnh. “Đến tháng

7/2009, tổng số tín đồ của hai tôn giáo này trên địa bàn tỉnh là 198.390 người, chiếm 23,33% dân số của tỉnh. Số lượng tín đồ đư ợc phân bố ở 147

xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Cả hai

tôn giáo đều đư ợc truyền bá vào Ninh Bình rất sớm và hoạt động tư ơng đối

ổn định” [52, tr.1].

* Về đạo Phật

Đạo Phật được truyền vào Ninh Bình rất sớm, quá trình du nhập vào đây Phật giáo thích nghi được với các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ

Thần, thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu. Qua những đợt khảo sát di tích cổ, có thể thấy “đạo Phật xuất hiện trên đất Ninh Bình ít ra từ thế kỷ thứ VIII ở lưu vực sông Đáy, không gian của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống lại ách đô

Chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) đã đánh

dấu bước ngoặt to lớn, vĩ đại trong lịch sử dân tộc, chấm dứt thời kỳ hơn ngàn

năm phương Bắc đô hộ. Thời gian Ngô Quyền trị vì ngắn ngủi. Đất nước lại

rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Trong cảnh loạn lạc như vậy, Phật giáo là chỗ

dựa tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. “Cảnh loạn lạc do cuộc chiến mười

hai sứ quân có lẽ cũng đã góp phần thúc đẩy người dân tìm đến với Phật giáo.

Cịn tầng lớp thống trị, những kẻ đã gây chém giết cũng cầu nguyện Phật

giáo, hy vọng rũ sạch được tội lỗi của mình” [21, tr.195].

Ninh Bình là một tỉnh có vị trí đặc biệt trong cả nước. Sau khi dẹp loạn xong 12 xứ quân, năm 938, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế, lập nên nhà Đinh, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình. Đó là nhà

nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta. Sau nhà Đinh là

nhà Tiền Lê đóng đơ ở Hoa Lư. Vị trí đặc biệt của tỉnh Ninh Bình trong cả

nước cịn là thời Đinh- Tiền Lê (968-1009), Phật giáo trở thành hệ tư tưởng

chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Ngay sau khi lên ngơi, Đinh Tiên Hồng đã định giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo: “Nhà vua tôn sùng đạo Phật mới đặt phẩm cấp cho tăng nhân và đạo sĩ: ban hiệu

Thái sư cho Chân Lưu, lại cho Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ, Đặng

Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi” [21, tr.33]. Khuông Việt thái sư luôn

ủng hộ, hướng dẫn Đinh Bộ Lĩnh và cả gia đình cũng như triều đình theo Phật

giáo, lấy đức trị dân. Đến thời Tiền Lê, vua Lê Đại Hành rất tơn trọng và kính

nể Thiền sư Ngô Chân Lưu, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh.

Họ đã mang hết tài năng phục vụ đất nước, dân tộc, cùng nhau vạch định kế

sách phò tá vua Lê Đại Hành, xây dựng triều chính củng cố quốc gia. Điều đó

chứng tỏ các nhà sư trở thành các nhà hoạt động chính trị, tham gia giúp vua trị vì đất nước, đóng góp vai trị dựng nước và giữ nước. Họ chính là những quan văn đứng bên cạnh vua bày các kế sách giúp vua.

Trong buổi đầu thời kỳ độc lập, Phật giáo như là một quốc giáo chiếm

ưu thế tuyệt đối về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; đi sâu vào

đời sống tâm linh toàn thể dân tộc: “Trong khi Phật giáo tỏa rộng và thấm dần

vào đời sống nhân dân, thì giữa triều đình, Phật giáo được cơng nhận là một tơn giáo chính thức” [21, tr.194]. Có thể nói, thời Đinh – Tiền Lê, Hoa Lư là

thủ đô của nước Đại Cồ Việt cũng là thủ đô của Phật giáo. Ở thời kỳ này khu

vực kinh đô Hoa Lư nhiều chùa tháp đã được xây dựng. Đó là những di tích lịch sử quý báu làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.

Năm 973, Nam Việt Vương Đinh Liễn “cho dựng hàng chục cột đá có

khắc kinh phật bằng chữ Hán” [21, tr33]. Chùa tháp có tháp Báo Thiên nằm gần sơng Hồng Long, chùa Bà Ngơ cũng nằm gần sơng Hồng Long được

xây dựng ở thời Đinh,…chùa Nhất Trụ, chùa Ngần được xây dựng thời tiền

Lê. Không những thế ở huyện Hoa Lư, huyện Nho Quan, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cũng có nhiều chùa được xây dựng từ thời Đinh, như chùa Kho (xã

Phú Lộc huyện Nho Quan), chùa Phong Phú (xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư), chùa Tháp, chùa Phượng Ban (xã Khánh Thịnh huyện Yên Mô),…Nhiều ngôi

chùa được xây dựng từ thời Đinh và tiền Lê đã được nhà nước cơng nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, thể hiện sự đóng góp đáng kể của phật giáo thời Đinh – Tiền Lê trong việc phục vụ lợi ích của đất nước.

Sang cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, đất nước rơi vào tình trạng

Trịnh - Nguyễn phân tranh. Vào thời kỳ này, Thiền Phái Lâm tế được truyền

từ Trung Quốc qua Đàng Trong do các Tổ sư hoằng truyền, sau đó Thiền sư

Chuyên Chuyết đem Thiền phái Lâm tế ra Đàng Ngoài và được truyền bá sâu rộng trong đó có các chùa ở Ninh Bình. Mỗi chùa đều nằm trên một địa thế

khác nhau song đều đem lại mục đích chung là làm thuận lợi cho sự phát triển

Phật giáo. Chùa Phượng Ban (huyện Yên Mô) nằm ở trung tâm giữ vai trò

chùa như: chùa Đồng Đắc (huyên Kim Sơn); chùa Vệ, chùa Bòng, chùa Đọ

(huyện Yên Khánh); chùa Cổ Loan (thành phố Ninh Bình),… Sau Thiền phái Lâm tế được hoằng truyền rộng rãi ở Ninh Bình do Tổ sư Phổ Tế chùa

Phượng Ban, các hàng đệ tử đã được tụ tập nơi Ngài đem giáo lý đó để khắp độ chúng sinh, tăng tục quy hướng rất đông.

Kế thừa và phát huy những giá trị Phật giáo trong lịch sử, trong thời kỳ

kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, những ngơi chùa đó đã trở

thành cơ sở cách mạng, nuôi giấu, che chở cho cán bộ, bộ đội, là địa điểm họp của nhiều hội nghị quan trọng của Đảng và chính quyền các cấp. Nối tiếp

truyền thống đó, cùng với cơng cuộc đổi mới đất nước, sinh hoạt tôn giáo

cũng diễn ra thường ngày. Các tín đồ Phật giáo trên địa bàn tỉnh tích cực tham

gia xây dựng quê hương, theo đường hướng: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ

nghĩa xã hội” [56, tr.91].

Tính đến tháng 12/2009, tỉnh Ninh Bình có 66.669 tín đồ, chiếm 7%

dân số. Có 350 chùa (trong đó có 184 chùa có sư trụ trì, 166 chùa chưa có sư trụ trì), 253 tăng, ni. Hàng giáo phẩm có một Hịa thượng, 03 Ni trưởng, 04 Thượng tọa, 05 Ni sư. Có Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, 08 Ban Đại diện Phật

giáo huyện ở 8 huyện, thị xã, thành phố [66, tr.1].

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở thờ tự đã được các tổ chức Phật giáo ở các địa phương trong tỉnh tiến hành tu bổ ngày càng khang trang, do vậy

khách thập phương đến thăm quan, vãn cảnh chùa, lễ Phật ngày càng nhiều.

Các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo định kỳ như lễ Phật đản, lễ Vu lan hàng năm

tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo, các nhà sư trụ trì tại các chùa tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo tăng ni Phật tử và quần chúng có cảm tình với đạo Phật tham gia, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Các buổi lễ được tổ chức đã đáp ứng nhu cầu tâm linh tín

ngưỡng, tơn giáo và tạo được niềm vui phấn khởi cho các chức sắc, tăng ni,

Phật tử và quần chúng nhân dân trong và ngồi tỉnh.

Nhìn chung chùa ở Ninh Bình ngồi thờ Phật cịn thờ các Anh hùng

dân tộc. Hoạt động của các chùa chủ yếu là gắn với tín ngưỡng dân gian, có

chung mục đích là cầu xin ban phúc lành, cầu an, cầu tài, cầu lộc, cầu may,

làm điều thiện, tránh điều ác.

Tóm lại, Phật giáo ở Ninh Bình có lịch sử lâu đời. Trong quá khứ, Phật

giáo thời Đinh và Tiền Lê là dòng tư tưởng chủ đạo trong công cuộc dựng

nước và giữ nước. Ngày nay, Phật giáo đã phát huy được truyền thống, đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của quê hương, đất nước. Các chức

sắc, tín đồ Phật giáo gắn bó với dân tộc, tin tư ởng vào chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chấp hành các quy định của pháp luật.

* Đạo Công giáo

Từ thế kỷ XVI, người châu Âu đến Việt Nam, nhưng mối quan hệ trực tiếp của Việt Nam với người châu Âu bắt đầu từ thế kỷ XVII. Những nhà

truyền giáo thuộc đạo Công giáo đi theo tàu buôn Bồ Đào Nha, là những người đầu tiên lưu lại tại Việt Nam, tiếp đến là các nhà buôn người Hà Lan, Tây Ban

Nha, Anh và cuối cùng là người Pháp. Giáo phận Phát Diệm được bắt đầu

truyền giáo bởi linh mục P.Marques và Alexandre De Rhodes (người Pháp), trong những thời gian khởi đầu truyền giáo của Giáo hội Việt Nam, hai linh

mục đã truyền đạo cho người dân ở Thần Phù, nay là giáo xứ Hảo Nho, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô vào năm 1627. Từ năm 1631, các linh mục dòng Tên thay nhau coi sóc, năm 1670 có thêm các linh mục thuộc Hội Thừa sai Pari.

Năm 1659, Toà Thánh thành lập hai giáo phận đầu tiên: Đàng Ngoài và

Đàng Trong. Năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài phân chia làm hai giáo phận:

Tây Đàng Ngồi và Đơng Đàng Ngồi. Từ đó hai giáo phận mẹ đã sinh ra

phận Tây Đàng Ngoài do Giám mục Jacques de Bourges coi sóc. Năm 1707- 1712 tại vùng Phát Diệm có 34 nhà thờ và nhà nguyện với 4.540 giáo dân do các linh mục dòng Tên phục vụ.

Ngày 27/3/1846, Đức Gregorius XVI ký sắc lệnh phân chia giáo phận

Tây Đàng Ngoài thành hai giáo phận: giáo phận Tây và giáo phận Nam. Vùng

đất Phát Diệm thuộc giáo phận Tây, có 04 giáo xứ: giáo xứ Phúc Nhạc với

10.000 giáo dân, giáo xứ Yên Vân với 1.598 giáo dân, giáo xứ Bạch Bát với

3.482 giáo dân và giáo xứ Đồng Chưa với 4.000 giáo dân.

Ngày 02/4/1901, Đức Giáo hồng Lêơ XIII ký sắc lệnh tách ra từ giáo phận Tây thành hai giáo phận: giáo phận Tây (nay là giáo phận Hà Nội) và giáo phận Thanh (gồm hai tỉnh Ninh Bình, Thanh Hố và vùng Châu Lào) do

Giám mục Alexandre J.P.Marcou Thành coi sóc. Khi mới thành lập giáo phận Thanh gồm: 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 chủng sinh

Đại Chủng viện, 112 thầy giảng, 145 chủng sinh Tiểu Chủng viện và 27 giáo

xứ với 85.000 giáo dân.

Ngày 3/12/1924 các giáo phận được đổi tên theo địa bàn hành chính,

giáo phận Thanh được đổi tên thành giáo phận Phát Diệm (Phát Diệm là tên

của một giáo xứ lớn nơi có nhà thờ bề thế, cổ kính do Thầy sáu Trần Lục xây

dựng và hoàn thành năm 1891, được chọn làm trụ sở của giáo phận mới ngay từ lúc thành lập).

Năm 1932 Toà Thánh lấy một phần đất thuộc giáo phận Phát Diệm để

thành lập giáo phận mới lấy tên là giáo phận Thanh Hoá. Từ đó giáo phận

Phát Diệm có địa giới hành chính như hiện nay (bao gồm tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hồ Bình): có 9 linh mục Châu Âu, 93 linh mục Việt Nam, 120 thầy giảng, 38 giáo xứ với 97.000 giáo dân.

Ngày 11/6/1933, Giám mục G.B Nguyễn Bá Tòng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên, khởi điểm cho hàng giáo phẩm Việt Nam, coi sóc giáo phận

Phát Diệm.

Ngày 24/11/1960 thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam và nâng các

giáo phận Hiệu toà ở Việt Nam lên hàng Chính tồ. Giáo phận Đại diện Tơng

tịa Phát Diệm trở thành giáo phận Chính tịa (gọi tắt là giáo phận Phát Diệm) thuộc giáo tỉnh Hà Nội, Giám mục Bùi Chu Tạo được bổ nhiệm làm Giám

mục Chính tồ đầu tiên tại Phát Diệm.

Năm 1995 giáo phận Phát Diệm có 22 linh mục, 02 tu sĩ dòng Châu Sơn, 24 nữ tu dòng Mến Thánh giá, 16 chủng sinh Đại Chủng viện, 845 giáo lý viên, 65 giáo xứ, 342 giáo họ, 229 nhà thờ với 133.500 giáo dân.

Tháng 4/2007, UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận cho Tồ giám mục

Phát Diệm chia tách, thành lập các giáo xứ mới như: giáo xứ Kim Trung, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn; giáo xứ Ngọc Cao, xã Đức Long, huyện Nho

Quan; giáo xứ Phúc Châu, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan; giáo xứ Lạc Bình, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan,…

Như vậy, cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì tổ chức giáo hội cơ sở Cơng giáo Ninh Bình có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Tính đến tháng 7/2009, giáo phận Phát Diệm hiện có 75 giáo

xứ, 352 giáo họ (trừ 01 giáo xứ Khoan Dụ với 13 giáo họ thuộc huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hồ Bình và 04 giáo họ thuộc tỉnh Hịa Bình nhưng sinh hoạt tôn giáo tại giáo xứ thuộc huyện Nho Quan). Ở địa bàn tỉnh Ninh Bình có 74 giáo xứ với 335 giáo họ, có 01 Giám quản, 63 linh mục, hơn 1.300 chức việc ở các giáo xứ, giáo họ; 35 chủng sinh đang theo học tại Đại Chủng viện Hà Nội và 07 tu sỹ đang theo học lớp Bồi dưỡng Thần học ngắn hạn tại Đại Chủng viện

Sao Biển-Nha Trang, 605 chức việc, 658 giáo lý viên, 427 hội đồn với 35

(có 03 cơ sở: Lưu Phương, Hướng Đạo, Cách Tâm thuộc huyện Kim Sơn với

55 nữ tu khấn trọn, 106 dự tu) và Dịng Xi tơ Châu Sơn, huyện Nho Quan (có 03 linh mục, 23 tu sĩ khấn trọn, 58 dụ tu); có 285 nhà thờ, trong đó có 73 nhà thờ giáo xứ, 207 nhà thờ giáo họ. Có tịa Giám mục Phát Diệm, là một trong những trung tâm Cơng giáo lớn, có mối quan hệ chặt chẽ và phạm vi ảnh

Số giáo dân của giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 150.704 giáo dân chiếm 16,3% dân số toàn tỉnh. Riêng huyện Kim Sơn có 77.561 giáo dân chiếm 44,5% dân số tồn huyện.

Nhìn chung, trong cơng cuộc Đổi mới và dân chủ hóa trong đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tuyệt đại đa số đồng bào Công giáo

phấn khởi, tin tuởng vào chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động Cơng giáo có xu hướng gia tăng số người vào đạo và đi lễ. Nhiều nhà

thờ được tôn tạo và tu sửa khang trang. Các giá trị tích cực của Cơng giáo

ngày càng được phát huy hịa quyện vào các giá trị văn hóa cộng đồng tạo nên một bản sắc văn hóa vừa có tính đặc thù vừa có tính đại chúng. Vì vậy, khối

đại đoàn kết toàn dân tộc ở các cụm dân cư có đồng bào theo đạo và đồng bào

không theo đạo ngày càng được củng cố.

Như vậy, q trình tồn tại và phát triển đạo Cơng giáo ở Ninh Bình có nhiều bước thăng trầm gắn liền với lịch sử của dân tộc, các tín đồ Cơng giáo

là nơng dân cần cù lao động, có lịng u nước góp phần cùng tồn dân giành

độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, đã có hàng ngàn thanh niên Cơng giáo ra chiến truờng, nhiều người đã hi

sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay,

nhiều giáo sĩ, tín đồ, đã tham gia các hoạt động xã hội, tuân thủ chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tiểu kết chương 1: Tôn giáo là một thực thể xã hội, quá trình ra đời và

tồn tại của tơn giáo có ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là tất yếu, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, mặt

khác hướng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của các tổ chức, chức sắc, nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)