2.1 Phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.2.1. Kết quả kinh doanh
Cấu trúc thu nhập của ngân hàng thường đến từ thu nhập lãi thuần, phí và hoa hồng, lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán và các thu nhập khác. Đối với phần lớn ngân hàng Việt Nam, nguồn thu nhập chính vẫn là thu nhập lãi
thuần, chiếm khoảng 86% thu nhập. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là một thước đo quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của một ngân hàng. Từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới và Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong giai đoạn này với trung bình tăng trưởng của 8 NHTM hàng đầu là 46% trong 2008, 59% trong 2009 và 31% trong 2010. Trong đó các NH nổi bật với mức tăng trưởng tốt như EIB, MB, TCB và MSB đều là đại diện của khối NHTMCP. CTG là đại diện duy nhất của khối NHTMQD có được mức tăng trưởng nổi bật trong giai đoạn này. Đáng chú ý là ACB có ROE vượt bậc so với các NH còn lại, giữ vị trí dẫn đầu trong khối và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. STB trong năm 2008 hoạt động với tiêu chí “an tồn” là trên hết, tăng trưởng thu nhập không theo kịp tăng trưởng tài sản nên đã phải nhường lại vị trí số 2 cho MBB.Tuy nhiên khoảng cách giữa ACB và MBB vẫn còn khá xa. Tuy nhiên, trong năm 2010, do những khó khăn từ nền kinh tế, đã ảnh hưởng đến khách hàng có quan hệ tiền gửi và tiền vay tại các NH, ảnh hưởng đến tăng trưởng tài sản, 6 tháng đầu năm 2010, nhiều NH chưa đạt được tốc độ như năm 2009. Mức lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của các năm trước, trong đó có gần 50% các tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010. Trong khi phần lớn các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh ổn định, an tồn, có hiệu quả nhưng vẫn cịn hơn 10% số lượng các tổ chức tín dụng vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ. Trong năm này, hệ thống NHTM vẫn đạt được mức sinh lời tạm ổn. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng giảm 23% xuống cịn 31 nghìn tỷ đồng so với 2011. Lợi nhuận giảm đáng kể do chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng.
Lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng lũy kế đến hết tháng 11/2013 theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, thì đạt 29.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm 2010-2011, thì lợi nhuận trước thuế lũy kế năm 2013 chỉ bằng 53%-64%. Đặc biệt, có tới 17% ngân hàng lỗ trong năm 2013; bên cạnh đó có hơn 100 ngân hàng lãi. Nhìn chung, trong năm 2013 trên 50% số ngân hàng giảm lợi nhuận so với năm 2012.
Nhìn chung, số liệu hầu hết các NHTM cơng bố lợi nhuận trước thuế hết năm 2013 giảm mạnh khơng gây nhiều bất ngờ, vì ngun nhân đã được nhìn thấy trước, khi chi phí vẫn cao, nhưng thu nhập từ lãi cho vay lại giảm. Chi phí cao do các NHTM phải tăng trích lập dự phịng rủi ro, bởi nợ xấu tăng, cộng với chi phí lãi suất đầu vào của nguồn vốn huy động vẫn cao của nhiều khoản tiền gửi trước đây; chi phí quản lý và chi phí hoạt động lớn trong khi đó phải giảm lãi suất tiền vay cho khách hàng. Các chi phí khác, đó là nguồn nhân lực và việc mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng. Bởi vì, những năm trước đây các NHTM tuyển dụng nhân viên ồ ạt, đua nhau mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Các chi phí này phải phân bổ cho đến ngày nay, mặc dù khơng ít NHTM đã giảm biên chế, thu hẹp một số phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả, sáp nhập một số chi nhánh thua lỗ, nhưng bộ máy lớn, cồng kềnh ắt chi phí phải lớn.