2.1 Phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.1.2 Về lạm phát
Với mức lạm phát vừa phải, tỷ giá hối đối bình ổn, dự trữ tăng và các rủi ro quốc gia được giảm thiểu, Việt Nam đã cố gắng kết thúc một chu kỳ bất ổn kinh tế bắt đầu từ năm 2008. Năm 2008, CPI cả nước tăng 19,9% so với tháng 12/2007, chỉ số giá trung bình tăng 22,97% so với năm 2007.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2009 so với cùng kỳ chỉ tăng 6,52%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,88%; thấp hơn nhiều so với mức tăng tương ứng của năm 2008 là 19,89% và 22,97%. Lạm phát giảm trong 3 tháng đầu năm 2009 do các nhân tố bên cầu (đầu tư và tiêu dùng tăng ở mức thấp), nhân tố chi phí giảm do tác động của suy thối kinh tế thế giới và lạm phát kỳ vọng giảm. Từ tháng 4/2009 lạm phát có xu hướng tăng do tác động tổng hợp của các yếu tố: đầu tư, tiêu dùng tăng do tác động của các giải pháp kích cầu của Chính phủ, điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ tháng 5/2009 đối với khu vực hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách; thị trường tài sản phục hồi và kỳ vọng lạm phát có xu hướng gia tăng; giá một số mặt hàng nhà nước quản lý (điện, than, giá nước sạch) tăng phù hợp với diễn biến giá thị trường, giá các mặt hàng cơ bản thế giới có xu hướng tăng đã tác động làm tăng giá thành và mặt bằng giá trong nước (giá xăng trong nước điều chỉnh tăng 9 lần với tổng mức tăng 45%).
Lạm phát cho cả năm 2010 vào khoảng 9,19% - cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 8% mà Quốc hội đề ra. So sánh cho thấy lạm phát trung bình ở Việt Nam trong gần thập kỷ qua là khoảng 8,8%, so với 2,7% của Thái Lan và 5,1% của Philippines. Năm 2011, lạm phát trên đà tăng cao, cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, VND chịu áp lưc phá giá. Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngaỳ 24/2/2011 với những giải pháp đồng bộ nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an sinh xã hội. Lạm phát bình quân đạt 18,58% so với mức tương ứng 9,19% năm 2010. Tuy nhiên, sức ép bên cầu lên lạm phát phần nào suy giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại trước giải pháp thắt chặt chính sách vĩ mơ, do vậy các nhân tố bên cung là nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát năm 2011 tăng cao. Lạm
phát tăng cao khiến lãi suất cao, các NH khơng tìm được đầu ra và không thể thúc đẩy cho vay, đưa nguồn vốn tới khu vực tư nhân, mà chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính điều này đã khiến lợi nhuận của NH sụt giảm do đó các tỷ suất sinh lời của NH cũng trở nên kém hơn thời gian trước.
Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào 2012 và 2013. Lạm phát giảm 2,5 lần chỉ còn 6,81% năm 2012 và giảm 3 lần xuống 5,92% trong 10 tháng năm 2013. Thành công của việc kiềm chế lạm phát 2013 có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó lớn nhất là yếu tố cầu kéo năm 2013. Vốn đầu tư phát triển/GDP giảm (từ 39,2%/năm trong thời kỳ 2006-2010 xuống còn khoảng 30,5% trong giai đoạn 2011-2013, thấp nhất trong mấy chục năm qua, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách vừa giảm về tỷ trọng, vừa giảm về quy mô tuyệt đối). Và năm 2013 là năm có chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6.04% so với năm 2012.
Biểu đồ 2.2: Chỉ số CPI từ 2004 – 2013
2.1.1.3 Tỷ giá hối đoái
Năm 2008 là một năm đầy biến động với TGHĐ với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mơ, cung cầu ngoại tệ, thậm chí cả tin đồn thất thiệt. Quy luật thị trường bị phá vỡ, nếu như những năm trước tỷ giá luôn được ổn định tăng nhẹ vào khoảng 1% thì vào năm 2008 tỷ giá công bố liên ngân hàng đã tăng 5%. Bắt đầu từ nửa cuối 2008 cùng với suy thoái kinh tế, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam giảm, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, có lúc tỷ giá này thấp hơn cả tỷ giá chính thức trong khi năm 2009 tỷ giá NHTM luôn luôn ở mức trần biên độ mà NHNN công bố. Tỷ giá thị trường tự do năm 2009 tăng 10,8%. Trước áp lực cung cầu ngoại hối trên thị trường mà tỷ giá trên thị trường tự do tăng rất nhanh, mặc dù NHNN đã mở rộng biên độ dao động từ +/-3% lên +/-5% nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần đến 11/2009 NHNN chính thức giảm biên độ xuống cịn +/- 3% tuy nhiên các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần. Quý I/2009 tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do tăng chậm, mức độ không cao lắm, dao động từ 17450 đến 17000VND/USD, do hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá và lượng kiều hối giảm. Đến 2010 thị trường ngoại hối của Việt Nam đã có những bước chuyển biến khá tích cực, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu ngoại tệ cũng được đáp ứng đủ, chính vì vậy giá USD trên thị trường tự do giảm từ mức 19.300 – 19330 xuống cịn 18950 – 19010. Đến tháng 11/2010 do tình trạng nhập siêu, tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá khiến cho thị trường ngoại tệ nóng hơn bao giờ hết, tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21000. Bước sang năm 2011, thực hiện thu hẹp biên độ giao dịch xuống gần như mức tối thiểu +/-1%, tỷ giá ở thị trường tự do sau khi lập đỉnh 22500VND/USD vào 22/12 đã liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ +/-5%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ln được duy trì mức 20608VND/USD, tuy nhiên đến 28/10 tỷ giá này tăng 1USD=20803VND nguyên nhân là do giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới, bên cạnh đó một số DN mua ngoại tệ trả trước các khoản vay vì lo ngại tỷ giá có thể biến động vào cuối năm. Tỷ giá mua trung bình của các NHTM năm 2012 ở mức 20.836 VND/USD, giảm 1,02% so với năm 2011; tỷ giá thị trường
tự do luôn dưới mức 21.000 VND/USD, giảm hơn 1,62% so với năm 2011. Trong cả năm 2012, tỷ giá thị trường tự do thường xuyên ngang bằng thậm chí thấp hơn tỷ giá bán của các NHTM và lần đầu tiên trong nhiều năm qua có mức giảm mạnh hơn tỷ giá chính thức. Xu hướng ổn định của tỷ giá trong năm 2012 và 2013 tương phản hoàn toàn so với diễn biến các năm trước. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường tương đối cân bằng. Doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng của các TCTD diễn biến tương đối tích cực, trung bình tổng lượng mua bán với khách hàng khoảng 700 triệu USD/ngày. Nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân được các TCTD đáp ứng đầy đủ do các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Tình trạng đơ la hóa được khắc phục căn bản, quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ được chuyển hóa dần sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đang lấy lại sự ổn định. Nhưng đổi lại, kinh tế Việt Nam phải trả một giá khá đắt với tăng trưởng thấp, tổng cầu suy giảm, hàng tồn kho cao và nhiều DN phải giải thể hay ngưng hoạt động. Một trong số những thị trường chịu tác động mạnh nhất là thị trường bất động sản, kéo theo sự suy thoái của nhiều ngành nghề liên quan như xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Đây có thể xem là sự điều chỉnh cần thiết của toàn bộ nền kinh tế từ giai đoạn phát triển nóng của những thập niên trước sang sự phát triển ổn định của thập niên này. Nhưng có lẽ, tác động mạnh nhất và rõ nét nhất của tiến trình điều chỉnh này là những biến động trong hệ thống ngân hàng, đã và đang tiếp tục trong những tháng đầu năm 2014.