Định hướng phát triển cùa các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 67)

đoạn tới:

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa.

Thời gian qua hệ thống NH đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngành NH đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua khơng ít những cam go trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua. Hệ thống NH đã có những bước phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống NH hai cấp đã được hình thành rõ nét.

Tầm nhìn của khu vực ngân hàng

Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mục tiêu

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mơ ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi CSTT hiệu quả, chủ động với các công cụ CSTT (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới;

- Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mơ hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đồn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mơ, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.

Trước mắt, năm 2014 nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn. Ngành NH phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng. Nhiệm vụ trong năm nay đặt ra đối với ngành NH còn rất nặng nề, trong đó trọng tâm là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các NH đảm bảo đến năm 2015 phát triển hệ thống tín dụng theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả và hội nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu vẫn là mục tiêu hàng đầu của các NH trong năm 2014. Tiếp tục điều hành CSTT theo thông lệ quốc tế. Phối hợp chặt chẽ cơng cụ lãi suất và tỷ giá; kiểm sốt và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát. Trong đó: mặt bằng lãi suất cơ bản sẽ được duy trì ổn định như năm 2013. Riêng lãi suất cho vay sẽ có chiều hướng giảm xuống tùy theo cân đối của các NHTM, với mức

giảm khoảng 1-2%. Điều hành tỷ giá cơ bản ổn định phù hợp với cân đối vĩ mô và cán cân thanh tốn với mức điều chỉnh khơng q 2%.

NHNN Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Thời gian qua, với vai trò là cơ quan quản lý, NHNN đã phê duyệt phương án tái cơ cấu của các TCTD. Đây là kết quả bước đầu rất tốt, nhưng với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu như hiện nay thì hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có quy mơ nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng lớn. Vì vậy, hơn lúc nào hết, vì lợi ích của bản thân mỗi ngân hàng và lợi ích của tồn hệ thống, các ngân hàng nhỏ phải tiến hành hợp nhất, sáp nhập để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hệ thống ngân hàng thời gian tới phải có quy mơ đủ mạnh, đủ lớn để hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. NHNN sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các TCTD trong quá trình hợp nhất, sáp nhập.

Một vấn đề khác, thời điểm này, việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang sụt giảm là điều mà NH nào cũng nhận thấy và muốn làm. Từng NH cũng đang cố gắng gia tăng tính ưu việt cho sản phẩm, thị phần cho mình. Các NH có thể cân nhắc đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khách hàng, bao gồm cả doanh nghiệp và dân chúng, chẳng hạn như hoạt động chuyển tiền, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tư vấn…tất cả những dịch vụ đó nếu phát triển tốt sẽ giúp bù lại được cho lợi nhuận sụt giảm của lĩnh vực tín dụng. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ NH trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội. Với dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, với nhiều tiện ích đảm bảo an tồn, bảo mật. Dự kiến, trong thời gian sắp tới, xu hướng dịch vụ NH trực tuyến sẽ phát triển mạnh về Internet Banking, Home Banking và Mobile Banking. Xu hướng ngân hàng liên kết với các công ty viễn thông, trung tâm mua sắm, siêu thị, các nhà phân ph ối hàng tiêu dùng cũng ngày càng nở rộ. Ngoài ra, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam cũng đang tăng tốc nhanh chóng.

Thực hiện tốt các giải pháp xử lý nợ xấu theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD đã được phê duyệt. Trong đó, các TCTD cần tiếp tục rà sốt nợ xấu để bán cho VAMC và phối hợp chặt chẽ với VAMC hình thành thị trường mua bán nợ xấu tập trung. Khuyến khích các TCTD tiếp tục trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu. Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 80% đến năm 2015.

Dựa trên những định hướng chung của ngành NH trong thời gian sắp tới, mỗi NH cần xây dựng chiến lược kinh doanh riêng là cần thiết và tuỳ thuộc vào từng NH; chiến lược đó phải tạo nên một cơng cụ cạnh tranh trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược luôn hướng đến khả năng sinh lời cao của NH. Khi xây dựng chiến lược các NH chú ý nhằm tạo ra vị thế cạnh tranh khác biệt và hiệu quả sinh lời cao mang tính dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)