Kết quả mơ hình ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 64)

2.3 Mơ hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân

2.3.2.2. Kết quả mơ hình ROE

Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2= 50,6% ở mơ hình ROE chứng minh cho sự phù hợp của mơ hình.

a. Kiểm định F: Sự tồn tại của mơ hình

Giả thiết:

H0: Mơ hình khơng tồn tại H1: Mơ hình có tồn tại

Mơ hình hồi quy đều có P_value < 0.05, cụ thể tại mơ hình P_value = 0,000. Do đó, bác bỏ H0 tức là mơ hình này có ý nghĩa thống kê.

b. Kiểm định t: Kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

H0: βi=0 hay biến độc lập i không ảnh hưởng đến ROE H1: βi≠0 hay biến độc lập có ảnh hưởng đến ROE

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì trong giai đoạn từ năm 2008- 2013 có 5 nhân tố chính tác động đến ROE hay nói cách khác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Các biến này đều có tác động cùng chiều đối với ROE, chỉ riêng biến ERS- tỷ giá hối đối có tác động ngược chiều đối với ROE. Như vậy, các hệ số hồi quy này sẽ giải thích được mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

c. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng trong mơ hình và thảo luận:

Hệ số hồi quy của biến dư nợ cho vay trên tổng tài sản ở mơ hình hồi quy có ý

nghĩa thống kê ở mức 10% và có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng bằng cách đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ hiện đại, đảm bảo an tồn, trích lập dự phòng .

Hệ số hồi quy của biến tăng trưởng GDP ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đúng với kỳ vọng là có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng.Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng

cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ lạm phát, ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê

ở mức 10%. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lạm phát với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Hệ số hồi quy của biến tỷ giá hối đoái ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đúng với kỳ vọng là có sự tương quan âm với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 giảm khi tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD) tăng. Ta thấy có mối quan hệ âm giữa tỷ giá hối đoái với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi có những quyết định kinh doanh về vấn đề ngoại tệ.

Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tăng trưởng tín dụng với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Để kích thích tăng trưởng tín dụng khơng dựa quá nhiều vào lãi suất, NHNN cũng có thể chủ động điều chỉnh kỹ thuật để giảm tải cho hệ số CAR của các ngân hàng thương mại.

2.3.3 Những hạn chế của mơ hình

Mơ hình chưa làm rõ được tác động của nhóm yếu tố chính sách lên hiệu quả ạt động của các ngân hàng thương mại. Lý do là các chính sách tiền tệ của

NHNN thay đổi linh hoạt trong năm, nên rất khó để tác giả lựa chọn được biến phù hợp để đưa vào mơ hình. Muốn đánh giá được yếu tố chính sách như vậy, cần phải quan sát trong thời gian ngắn hơn để có thể phản ánh chính xác những thay đổi chính sách ở từng thời kỳ.

Nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam bị hạn chế: rất nhiều ngân hàng nhỏ không công bố đầy đủ các thơng tin chi tiết nên mơ hình của bài luận văn chỉ dừng lại khảo sát được 1 ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm 4 NHTM nhà nước và 16 ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này có tính đại diện tốt do tập hợp được khá nhiều ngân hàng với quy mô lớn nhỏ khác nhau, chiếm hơn 50% tổng tài sản trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu cũng gặp nhiều khó khăn, nên bài luận văn chỉ dừng lại ở kỳ quan sát năm 2008 – 2013.

Như vậy, các bài nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ hơn tác động của nhóm yếu tố chính sách lên hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoặc định chính sách và xây dựng chương trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Từ mơ hình lý thuyết ở chương 1 kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu SPSS đã xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Đây cũng là căn cư để tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)