3.2 Giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
Chất lượng tín dụng của các NHTMNN trong thời gian qua giảm sút là do danh mục tín dụng của các NH chưa tốt. Cịn bị các thế lực cổ đơng thao túng, không độc lập giữa ban quản trị và ban điều hành, do đó cần tách biệt hai bộ phận này. Cần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, đảm bảo đủ phân tích đúng quy trình tín dụng theo yêu cầu, cơ cấu lại danh mục cho vay cũng là những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Khuyến khích các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên hiện nay, như cho vay nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và xuất khẩu. Bổ sung thêm lĩnh vực ưu tiên đối với những DN sử dụng nhiều lao động và cho vay có tác dụng kích cầu thị trường để giảm tồn kho, các DN ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo vệ mơi trường... Tạo chu trình khép kín cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản xuất - thu mua - tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu của hệ thống các ngân hàng (thông qua việc đưa ra các sản phẩm tín dụng như cho vay theo chuỗi, cho vay liên kết,...). Tăng cường
kiểm sốt mục đích vay vốn và cơng tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
3.2.2.3 Hồn thiện cơng nghệ Ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh sự thành bại phục thuộc rất lớn vào công nghệ NH. Sức mạnh nằm trong tay những ngân hàng đặc quyền về thơng tin, có hệ thống thanh tốn hiện đại. Hiện nay, ngành ngân hàng đã sử dụng công nghệ tin học khá rộng rãi với nhiều loại máy hiện đại, có một đội ngũ cán bộ chuyên gia về máy tính đơng đảo, tạo cơ hội sử dụng tối ưu nguồn vốn và huy động ngày càng nhiều nguồn. Để bắt kịp với nhịp độ đó, NHTMNN cần coi trọng và củng cố, kiện toàn phương tiện giải quyết mọi nhu cầu thanh tốn, chuyển từ hình thức bán tự động sang tự động hồn tồn một số khâu thanh tốn chủ yếu. Nâng cao hiệu suất giao dịch, phục vụ nhanh và đúng khách hàng trong các khâu thanh toán bù trừ, vận hành thị trường liên ngân hàng bằng điện tử, tăng cường cung cấp dịch vụ thẻ điện tử, thanh toán quốc tế qua mạng. Quy trình, nghiệp vụ, thủ tục, giấy tờ cần cải tiến cho ngày càng đơn giản dễ hiểu, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng giúp cho thanh tốn nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn, đầy đủ, tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
3.3 Giải pháp từ ngân hàng nhà nước và chính phủ.
3.3.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái
Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát; phục hồi nhịp độ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phịng chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc phịng và an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Năm 2014 tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2014-2015 Chính phủ đề ra là 6,0%/năm. Trên cơ sở đó, tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, bảo đảm phục hồi và nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng ở mức hợp lý. Thực hiện chính sách tiền tệ đảm bảo cung ứng vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Triển khai có hiệu quả hoạt động của Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bổ sung giải pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm tập trung đầu tư cho các cơng trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Sử dụng một phần thích đáng chi đầu tư cơng để tham gia các dự án PPP, vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng…Chính phủ cũng xác định tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, kiểm sốt nhập siêu ở mức hợp lý. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích xuất khẩu...
Phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ trong mọi tình huống ổn định để phát triển và phát triển trong ổn định. Đây là biện pháp tiên quyết; trong đó ln chủ động để bảo đảm ở mức tốt nhất các cam đối kinh tế vĩ mơ, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc làm giảm các biểu hiện như thâm hụt quá mức cán cân thanh tốn, nhập siêu, tình trạng căng thẳng và mất cân đối về vốn đầu tư, nợ tồn đọng vốn đầu tư… Tiếp tục rà soát để hoàn chỉnh hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn các quy định pháp luật, chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực, trước hết là nội lực về vốn, đất đai, tài nguyên, khống sản, cơng nghệ, lao động … tập trung cho lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao và mang lại hiệu quả kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh khuyến khích các thành phần kinh tế, sớm cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế cả
Việt Nam cần đưa ra chiến lược phát triển mới bền vững hơn, ngoài những giải pháp nêu trên còn cần tập trung vào việc tăng cường giám sát thị trường, cơ cấu lại hệ thống tài chính, tăng tính cơng khai minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó cần quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nhiều nơi, xen kẽ trong nhiều hoạt động của con người, gây ra sự thiếu bền vững ngay trong quá trình phát triển như sự kiện chôn rác thải độc hại của nhà máy Huyndai – VinaShin, việc thải trực tiếp chất thải công nghiệp xuống sông của Công ty Vedan…. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Vì vậy chiến lược phát triển bền vững phải đặt việc cải thiện môi trường sinh thái là giải pháp không thể thiếu được.
Cần giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận cịn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.
Thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà cịn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá… kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, nhất là những hàng hiệu.
Thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ. Hạn chế chi ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước ngồi của cơng chức nhà nước. u cầu các NHTM, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cung USD ra thị trường. Ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế, mà cịn là vấn đề chính trị, thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được.
3.3.2 Xử lý nợ xấu
Vai trò của Nhà nước và nguồn vốn thực hiện việc xử lý nợ xấu. Quan sát quá trình xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, thì dù ở hình thức nào và dù thành cơng hay thất bại đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu hay tiền mặt. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ xấu, Chính phủ và Nhà nước cịn đóng vai trị tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết tồn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thơng suốt. Chính phủ cần có các biện pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển; khuyến khích việc phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp và mua bán nợ.
Việc sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nước cũng cần phải gắn với việc xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch. Quy trình xử lý nợ xấu qua các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ xấu thì cơng việc khó khăn nhất chính là phân loại và định giá các khoản nợ xấu.
NHNN cũng cho phép các NHTM trao đổi các khoản nợ xấu với trái phiếu chính phủ. Hoặc góp vốn mua lại cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành các NHTM, sau đó sẽ bán lại cho khối tư nhân khi tình hình đã được cải thiện. Và để tránh làm gia tăng nợ công và lạm phát thì nguồn trái phiếu đặc biệt này nên được đảm bảo bằng cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Cuối cùng có thể sử dụng đến nguồn vốn nước ngồi, đi kèm với đó là những quyền lợi ưu đãi của nhà đầu tư nước ngồi mà Chính phủ đưa ra. Với những nhà đầu tư này, sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ xấu, có thể cho họ quyền ưu đãi mua cổ phần của các NH, của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung giải quyết nợ xấu. Nhưng xử lý nợ xấu trước hết là
việc làm của các ngân hàng thương mại, Nhà nước khơng có ngân sách để giải quyết thay cho các ngân hàng thương mại mà chỉ tạo cơ chế và hỗ trợ chính sách. Qua ý kiến của người đứng đầu Chính phủ, chúng ta có thể hình dung về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới với tinh thần chủ đạo là các ngân hàng thương mại cần cố gắng bằng nội lực.
3.3.3 Giải pháp đối với hiệu quả quản lý
Khắt khe hơn trong tiêu chuẩn về việc mở thêm chi nhánh: Như đã thảo luận,
việc mở các kênh phân phối không phù hợp đã làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của các NH nên NHNN cần thiết sửa đổi quy định khắt khe hơn trong tiêu chuẩn về việc mở thêm chi nhánh, phịng giao dịch của các NH để tránh tình trạng mở tràn lan, nơi thừa, nơi thiếu, dẫn đến tăng chi phí hoạt động lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP khơng chỉ cần có sự nỗ lực của bản thân các NHTM mà còn cần sự giúp đỡ từ phía NHNN, Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Qua đó, nhiều giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô. Đầu tiên, cần cải cách môi trường luật pháp, hệ thống pháp luật quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các NHTM, bản thân các NHTMCP cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thơng qua xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, tiếp tục tăng trưởng cho vay theo mục tiêu mà NHNN đã đặt ra, tăng trưởng huy động vốn qua kênh tiền gửi khách hàng, xử lý triệt để nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng mà trọng tâm là tái cấu trúc vốn và tái cơ cấu mơ hình quản lý hiện tại, nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành các NHTM sao cho phù hợp với quy mô hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng nhân sự, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của NHTM và góp phần vào cơng cuộc phát triển và lành mạnh hóa thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” với số ngân hàng được chọn đại diện cho nghiên cứu là 20 ngân hàng chia ra làm hai nhóm theo loại hình sở hữu là NHHTM cổ phần nhà nước và NHTM cổ phần bằng các phương pháp phân tích chỉ số tài chính, phương pháp bao dữ liệu DEA và thống kê bằng SPSS tác giả đã đưa ra các đánh giá tổng quan về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung. Trên cơ sở những phân tích này, tác giả đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành lang pháp lý có hiệu quả, áp dụng đầy đủ các chuẩn mức quốc tế như về chế độ hạch tốn, tỷ lệ an tồn vốn...và đây thực sự là nhóm giải pháp mang tính chất tiền đề giúp cho các ngân hàng thương mại cổ phần triển khai các giải pháp của mình như nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao chất lượng lao động, hạn chế nợ xấu…
Với sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn này. Giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả ln ghi nhận và chân thành cảm ơn những đóng góp của Quý Thầy – Cơ và người đọc góp ý để luận văn này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 20 NTHMCP từ 2008 đến năm 2013.
2. Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (2012). Báo cáo đánh giá một số tổ chức tín dụng.
3. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941).
4. KPMG. (2013) Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam 2013.
5. Lê Thị Lợi (2013), Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn. Tạp chí ngân hàng.
6. Luật tổ chức tín dụng Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội.
7. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2010), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng